Trong 11 tháng gần đây, Trung Quốc từ quốc gia không có trái phiếu doanh nghiệp bằng đồng đôla, đã trở thành nơi sở hữu nhiều nợ công hơn bất kỳ thị trường mới nổi nào khác.
Dựa trên chỉ số Bloomberg Barclays, tính đến ngày 6/11, nền kinh tế đứng thứ hai thế giới đã sở hữu 15 loại trái phiếu có sự điều chỉnh tùy chọn trên Kho bạc Mỹ vượt quá 1.000 điểm cơ bản, nhiều hơn các quốc gia khác cộng lại.
Cuộc chiến tranh thương mại gay gắt giữa Washington và Bắc Kinh, cùng với sự suy thoái của nền kinh tế đứng thứ hai thế giới sau nhiều năm mở cửa thị trường đã đặt áp lực lớn lên các doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính cao tại quốc gia này.
Giới bất động sản Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với chi phí vay vốn tăng cao khi áp lực tái cấp vốn gia tăng, trong bối cảnh chính phủ Bắc Kinh nỗ lực thắt chặt kiểm soát lĩnh vực bất động sản.
Nợ công Trung Quốc tăng nhanh trong gần 1 năm trở lại đây. Ảnh: Asia News. |
Khối lượng nợ của Trung Quốc, bao gồm nợ xấu và không, chiếm một phần tư tổng tất cả chứng khoán hiện có, trong đó có khoảng 660 dollar notes cùng với mệnh giá nhỏ nhất là 500 triệu đô.
Sự thay đổi mạnh mẽ của khối lượng trái phiếu Trung Quốc buộc các công ty mới gia nhập thị trường phải đối mặt với chi phí vốn vay cao nhất trong vòng hai năm. Tác động của cuộc thương chiến lên quốc gia châu Á này trở nên rõ rệt hơn với sự tăng lên của lãi suất tại Mỹ và lợi suất Kho bạc, đặt nền kinh tế Bắc Kinh vào tình trạng báo động.
Dấu hiệu hụt hơi của Trung Quốc trong chiến tranh thương mại với Trump
Xếp sau Trung Quốc, Brazil là quốc gia có khối lượng trái phiếu “nợ xấu” cao thứ hai, trong khi Jamaica và Nga cùng đứng thứ ba trên thị trường thế giới. Một khoản nợ công được cho là sẽ gây áp lực to lớn đến nền kinh tế quốc gia nếu mức chênh lệch vượt quá mức rủi ro từ 1.000 điểm cơ bản.
Theo Zing