(www.Alouc.com) – Người dân Venezuela khốn khổ nhất. Người Thái “vô lo” nhất. Trong khi Việt Nam, thành viên mới của Chỉ số khốn khổ, chễm chệ ở top 15 từ dưới lên, xếp trên các các nền kinh tế lớn.
Một điểm khá thú vị xếp hạng chỉ số khốn khổ do Bloomberg mới công bố, trong 65 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng thì Việt Nam (với điểm số chỉ 6,2) xếp thứ 12 từ dưới lên, chỉ kém Thái Lan, Singapore, và Malaysia trong khu vực Đông Nam Á, thậm chí còn tốt hơn các nền kinh tế lớn khác như Trung Quốc (thứ 14 từ dưới lên), Mỹ (thứ 17), hay Đức (thứ 24).
Chỉ số khốn khổ là gì?
Chỉ số khốn khổ là một chỉ số kinh tế, được nghĩ ra bởi nhà kinh tế học Arthur Okun. Chỉ số này cho phép xác định một người dân bình thường đang như thế nào về khía cạnh kinh tế. Nó được tính bằng cách cộng tỷ lệ thất nghiệp theo thời vụ và tỷ lệ lạm phát hằng năm. Cả tỷ lệ thất nghiệp cao và tỷ lệ lạm phát tồi tệ được cho là gây ra những chi phí kinh tế và xã hội cho một đất nước hay vùng lãnh thổ. Chính điều này khiến người dân quốc gia đó trở nên “khốn khổ”.
Theo Bảng xếp hạng chỉ số khốn khổ của Bloomberg dự đoán cho năm 2017, với tỷ lệ lạm phát 491,9% và tỷ lệ thất nghiệp 7,8% do những bất ổn kinh tế chính trị, Venezuela lại một lần nữa đứng đầu danh sách trong 3 năm liên tiếp.
Khủng hoảng kinh tế đã ám ảnh đất nước Nam Mỹ này trong nhiều năm trở lại đây. Giá dầu chậm chạp, mặt hàng xuất khẩu chính của quốc gia này, đã châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng khiên cho các hàng tạp hóa trống rỗng, các bệnh viện không còn các loại thuốc cơ bản và sự tràn lan của các tội phạm bạo lực khi mà sự tuyệt vọng đã dấn đến những cơn nóng giận.
Theo Chỉ số Cafe Con Leche của Bloomberg, nhằm mục đích theo dõi lạm phát thông qua giá của một cốc cà phê, thì con số này ở Venezuela đã tăng 1419% kể từ giữa tháng 8. Các nhà kinh tế dự đoán rằng giá cả sẽ còn tăng gấp 6 lần trong năm nay, theo cuộc khảo sát về ước lượng trung bình của Bloomberg.
Theo chiều ngược lại, đất nước chịu ít sự khốn khổ nhất là Thái Lan – phần lớn là do cách độc đáo trong việc tính toán tỷ lệ có việc làm khiến tỷ lệ thất nghiệp của đất nước này rất thấp.
Những người không có việc làm có 2 sự lựa chọn chính: hoặc tham gia vào làm nông nghiệp (hơn 40% dân số Thái Lan làm trong ngành nông nghiệp) ít nhất 1h/tuần hoặc lao động trong các ngành nghề không chính thức như bán hàng rong, lái taxi, xe ôm hay lao động tự do. Phần lớn họ sẽ được tính là bán thất nghiệp hay có việc làm.
Ngoài ra, hàng triệu người lao động nước ngoài tới Thái Lan, nhưng hầu như tất cả họ đều không có giấy phép. Vì vậy, việc theo dõi việc làm cho những đối tượng này còn gặp nhiều khó khăn.