Home Tin Nước Úc Úc bị tấn công mạng, thuyết âm mưu trả đũa vụ Huawei?
Tin Nước Úc

Úc bị tấn công mạng, thuyết âm mưu trả đũa vụ Huawei?

Theo Thủ tướng Úc, đứng sau các hoạt động tấn công mạng này là một tổ chức ở cấp độ quốc gia.

Thủ tướng Úc Scott Morrison hôm 19/6 đã tuyên bố về các tin tặc nước ngoài thực hiện cuộc tấn công kỹ thuật số quy mô lớn vào các doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ của hệ thống chính phủ Úc.

Dù ông Morrison không đề cập đến quốc gia nào nhưng 2 cựu quan chức Chính phủ Úc tiết lộ với truyền thông trong nước rằng đây là cuộc tấn công mạng của các đối tượng Trung Quốc, nhằm trả đũa Úc vụ từ chối hợp tác với gã khổng lồ Trung Quốc Huawei theo sức ép mà Mỹ gây ra với các thành viên nhóm tình bão Ngũ Nhãn.

Năm 2018, Úc đã cấm Huawei và các công ty Trung Quốc khác tham gia vào hạ tầng mạng 5G di động của nước này. Lệnh cấm được đưa ra sau các nỗ lực vận động hành lang của Mỹ, cảnh báo các mối lo ngại về an ninh mà công ty Huawei có thể mang tới.

Vụ tấn công mạng vừa qua có thể là cú trả đòn của Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ hai nước chưa khi nào có dấu hiệu ngừng lại.

Một quan chức cho ABC News biết, có bằng chứng cho thấy những kẻ tấn công mạng vừa qua có liên quan đến cơ quan tình báo của Trung Quốc, Bộ An ninh Nhà nước (MSS).

Dẫu vậy, nhà phân tích an ninh mạng Robert Potter cho biết các thủ thuật cuộc tấn công là đơn giản nên khó có thể quy kết hoàn toàn lỗi này là của MSS.

Vị này cho rằng, các cuộc tấn công diễn ra trùng với thời điểm quan hệ hai nước xấu đi khiến ngày càng nhiều người tin rằng, cuộc tấn công được thực hiện bởi tổ chức đứng sau là Chính phủ Trung Quốc.

Trong khi đó, ông Peter Jennings, Giám đốc điều hành của Viện chính sách chiến lược Úc (ASPI), cho rằng, dường như chỉ có Trung Quốc mới nhắm vào Úc ở thời điểm này. Bắc Kinh có khả năng và quan tâm đến mục tiêu ở Úc và ông bày tỏ sự “hoàn toàn chắc chắn” về việc Trung Quốc đứng sau điều đó.

Hai nước Úc- Trung Quốc đã lao vào vòng xoáy căng thẳng trong nhiều lĩnh vực.

Tranh chấp thương mại, bắt nguồn từ cuộc điều tra chống bán phá giá năm 2018 của Trung Quốc đối với ngành lúa mạch nội địa của nước này, bỗng nhiên bùng lên vào đúng thời điểm Úc đòi điều tra nguồn gốc của dịch COVID-19 tại Trung Quốc.

Trung Quốc đã áp thuế nhập khẩu làm tê liệt ngành lúa mạch Úc, ước tính gây thiệt hại cho nền kinh tế Úc 340 triệu USD. Canberra đe dọa sẽ khởi động một thách thức pháp lý chống lại Bắc Kinh tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Khi Australia lần đầu tiên đề xuất một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của đại dịch Covid-19, điều khiến quan hệ giữa quốc gia này với Trung Quốc rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua, đã có nhiều phản ứng trái chiều tại chính trường ở Canberra.

Các cựu Bộ trưởng Ngoại giao Bob Carr và Gareth Evans đã chỉ trích chính phủ gây ra những căng thẳng không đáng có bằng cách biến việc tìm kiếm câu trả lời hợp lý thành một câu chuyện công khai, thay vì theo đuổi chính sách ngoại giao thầm lặng. Tại bang Victorria, quan chức phụ trách tài chính bang này chỉ trích chính phủ liên bang “làm mất mặt đối tác thương mại lớn nhất của đất nước” và khiến các nhà xuất địa phương phải đối mặt với nguy cơ phá sản.

Nhưng khi Bắc Kinh tiếp tục gia tăng sức ép lên các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế Australia, những giọng điệu thúc giục “dàn hòa” với Trung Quốc dường như đã “biến mất” khỏi cuộc đối thoại quốc gia, trong đó có cả sự tham gia của phe cứng rắn và phe ôn hòa.

Sau khi áp đặt những hạn chế đối với việc nhập khẩu thịt bò và lúa mạch của Australia, Trung Quốc đã khuyến cáo công dân nước này không đi tới hay học tập tại Australia do lo ngại hành vi phân biệt chủng tộc. Điều này đã gây ra sự giận giữ và bất bình ở Canberra đến mức các nhà quan sát vấn đề ngoại giao chưa từng chứng kiến trước đó.

Jeffrey Wilson, Giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Perth USAsia mô tả tình hình hiện nay là “cuộc chiến thương mại không cân xứng giữa Australia và Trung Quốc”.

Ông nói: “Trung Quốc càng đẩy mạnh các biện pháp trừng phạt thương mại đơn phương, thì sẽ càng có ít tiếng nói ôn hòa kêu gọi gây dựng một mối quan hệ tốt hơn với nước này. Sự chia tách có thể giải thích được, nhưng khi các biện pháp trừng phạt ngày càng gia tăng, thật khó để biện minh rằng Trung Quốc không có ý định dùng thương mại làm công cụ gây sức ép”.

Tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đã áp thuế 80% đối với mặt hàng lúa mạch của Australia và đình chỉ nhập khẩu thịt bò từ 4 lò mổ ở nước này. Bắc Kinh khẳng định những biện pháp này liên quan đến việc vi phạm quy định kiểm tra, kiểm dịch và hành vi thương mại không công bằng. Động thái này diễn ra sau khi Đại sứ Trung Quốc tại Australia tháng 4 vừa qua cảnh báo người tiêu dùng Trung Quốc có thể tẩy chay các sản phẩm của Australia do nước này đề xuất điều tra nguồn gốc dịch Covid-19.

Salvatore Babones, học giả tại Trung tâm Nghiên cứu Độc lập ở Sydney nhận xét: “Tâm lý phản đối Trung Quốc tại Australia đã dâng cao… Trung Quốc càng cứng rắn thì Australia càng phản ứng mạnh mẽ”.

Trong một phát biểu hôm 11/6, Thủ tướng Australia Scott Morrison tuyên bố nước này sẽ không bao giờ lo sợ trước những mối đe dọa hoặc từ bỏ các giá trị của mình trước sự “cưỡng ép” từ Trung Quốc hoặc bất cứ nơi đâu.

Khi sự chia tách ngày càng gia tăng giữa Bắc Kinh và Canberra, giới quan sát đã xem xét đến khả năng có thể nhen nhóm chút hy vọng về sự “tan băng”.

Ông Yun Jiang, Giám độc Trung Tâm chính sách Trung Quốc – một tổ chức nghiên cứu độc lập cho biết: “Trước đây, Trung Quốc luôn cố gắng thân thiện hơn với các quốc gia khác khi quan hệ giữa nước này với Mỹ xấu đi.

Tuy nhiên, Trung Quốc dường như đang thấy Australia nghiêng về phía Mỹ, vì vậy họ không có khả năng sử dụng chiến lược tương tự đối với nước này. Các hành động gần đây của Bắc Kinh đã thể hiện sự đối đầu với Australia. Điều này, cùng với tâm lý hoài nghi Trung Quốc liên quan đến dịch Covid-19, sẽ dẫn đến việc không còn nhiều tiếng nói ủng hộ Trung Quốc cũng như những lời kêu gọi cải thiện quan hệ song phương tại Australia”.

Theo BĐV

Leave a comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Related Articles

Nước Mỹ nín thở chờ quay giải độc đắc 565 triệu USD

Giá trị giải độc đắc Mega Millions đã vượt nửa tỷ đô,...

Nhập viện vì nuốt nhầm sinh vật lạ dưới biển ở Úc

Một chàng trai 18 tuổi đã phải nhập viện sau khi nuốt...