Home Tin Nước Úc Oxfam chỉ trích một số thương hiệu nổi tiếng tại Úc không hoàn thành tiêu chuẩn đạo đức
Tin Nước Úc

Oxfam chỉ trích một số thương hiệu nổi tiếng tại Úc không hoàn thành tiêu chuẩn đạo đức

25 July 2020, Bangladesh, Dhaka: Women work in a textile factory. Bangladesh is the second largest producer of textiles after China. The working conditions and environmental protection of the production there give cause for criticism time and again. In Bangladesh, thousands of factory employees - mainly women - have lost their jobs in the corona crisis, after international fashion chains cancelled many orders due to corona. Photo: K M Asad/dpa (Photo by K M Asad/picture alliance via Getty Images)

Các thương hiệu với các mẫu mã thời trang nổi tiếng tại Úc hiện bị lên án, vì luôn giữ những phụ nữ tại Bangladesh làm việc tại các hãng xưởng quần áo, luôn sống trong cảnh nghèo khó. Tổ chức thiện nguyện Oxfam cho biết, có hàng chục mặt hàng nổi tiếng nhất ở Úc, vốn cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức trong giây chuyền sản xuất, thì chỉ có một số ít thực hiện mà thôi.

Nay là thời khắc của việc mua sắm theo truyền thống đang gia tăng, trước ngày bắt đầu của mùa của các lễ lạc.

Các vụ bán hàng cuối năm cùng bán hết hàng tồn kho, đã hấp dẫn người mua sắm lũ lượt đến viếng những cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc, tuy nhiên thói quen mua sắm các mặt hàng với thương hiệu nổi tiếng ở Úc, đã bị tổ chức thiện nguyện Oxfam lên án.

Giám đốc Oxfam tại Úc là bà Lyn Morgain cho biết, phúc trình mới nhất của nhóm có tên là ‘Hãy Mua Sắm với Sự Mặc Cả’, theo đó cho thấy một hệ thống tệ hại qua việc mua hàng nổi tiếng, lại có một ảnh hưởng lớn lao trên đời sống của những công nhân sản xuất ra mặt hàng xinh đẹp này.

“Mặc dù đã cam kết thực hiện các nghĩa vụ hết sức cao quí là dành cho các công nhân hãng may có mức lương sống được, thế nhưng chúng tôi tìm thấy có rất nhiều nhãn hiệu chẳng làm đúng như vậy, luôn có một kẽ hở”.

“Chúng tôi tìm thấy có khoảng cách, giữa những gì được công bố trên thị trường và thực tế đang xảy ra”, Lyn Morgain.

Phúc trình cho thấy có đến 10 cửa hàng bán lẻ mặt hàng thời trang ở Úc, có quan hệ tại Bangladesh, với nhãn hiệu quần áo H and M, vi phạm cao nhất về tiêu chuẩn đạo đức, khi được đánh giá là 3 trên 4.

Các siêu thị ở Úc như Big W, Kmart và Target đều đạt mức 2,5 trên thang điểm 4, theo sau là Cotton On, Inditex hay Zara và Myer đều có thứ hạng 2 trên 4.

Kết quả cuộc khảo sát cho thấy, các xí nghiệp như The Just Group và Mosaic Brand bị xem là tệ hại nhất, với chỉ đạt được 1,5 điểm trên 4.

Cuộc nghiên cứu liên quan đến hơn 150 vụ khảo sát nhỏ và 2 cuộc phỏng vấn chi tiết.

Kết quả là cứ 10 hãng xưởng thì có 4 cho biết, họ chấp nhận các đơn đặt hàng với mức giá bên dưới phí tổn sản xuất quần áo, một cách an toàn và phù hợp với đạo đức.

Ngoài ra cứ 10 mục tiêu sản xuất đối với công nhân, thì có đến 7 đòi hỏi phải làm thêm giờ một cách quá đáng, để kịp với các đòi hỏi trong đơn đặt hàng.

Giám đốc cuả Oxfam là bà Lyn Morgain cho biết, cần phải minh bạch trong việc thương thuyết của các doanh nghiệp.

“Có nhu cầu cần phải thực hiện việc thay đổi, chúng tôi kêu gọi chế độ giữ nguyên mức lương cố định không còn nữa, cũng như chia sẻ một chính sách công cộng về việc mua bán và các hợp đồng thương thuyết, để bảo đảm rằng không còn có chuyện đó xảy ra”.

“Quí vị cũng không làm thất vọng những người tiêu thụ các mặt hàng này tại Úc”, Lyn Morgain.

Trả lời cho bản phúc trình, Big W cho SBS biết rằng ‘Trong khi chúng tôi thực hiện các tiến triển trong 12 tháng qua, chúng tôi hiểu rằng cần phải làm nhiều hơn nữa’.

Còn Kmart cho biết, ‘hiện tiếp tục cải thiện việc hợp đồng các sản phẩm, cũng như làm việc thật sát với nhà cung cấp để bảo đảm theo đúng với cam kết về mức lương thích hợp’.

Còn Myer nói rằng, ‘việc này đòi hỏi các nhà cung cấp phải tuân thủ chính sách về đạo đức khi đặt hàng của Myer’.

Trong khi đó, Mosaic Brand cho rằng bản phúc trình là sai lầm và cho biết, ‘phúc trình không cung cấp một hình ảnh chính xác về việc, làm thế nào các nhà bán lẻ Úc hoạt động tại Bangladesh’.

Bà Angela Bell thuộc Hiệp hội Đạo đức về Y phục tại Úc nói rằng, việc bóc lột các công nhân ngành may cũng diễn ra tại Úc.

“Đây là những phụ nữ phần lớn thường là các di dân đến nước Úc và tiếng Anh không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ của họ, vì vậy có một loạt các rào cản để hiểu biết quyền lợi của họ ra sao”, Angela Bell.

Nhóm nói trên cũng phát động một chiến dịch khuyến khích các công nhân làm việc tại nhà, hãy gọi đến đường giây điện thoại nóng để biết thông tin về quyền hạn của họ,

Bà Bell nói rằng, nhiều tin tức cho thấy có các vụ trả lương thấp kém và làm việc nhiều giờ.

“Sự kiện làm việc tại nhà một mình, cũng có nghĩa là quí vị đặc biệt dễ gặp nhiều nguy hiểm xảy ra”.

“Chúng tôi biết chuyện này được xem là bình thường tại một loạt các thương vụ ở Úc vốn lệ thuộc vào hệ thống cung cấp hàng loạt, trong đó việc bóc lột dễ xảy ra, trừ khi chuyện này được kiểm soát và cân bằng”, Angela Bell.

Theo SBS

Leave a comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Related Articles

Nước Mỹ nín thở chờ quay giải độc đắc 565 triệu USD

Giá trị giải độc đắc Mega Millions đã vượt nửa tỷ đô,...

Nhập viện vì nuốt nhầm sinh vật lạ dưới biển ở Úc

Một chàng trai 18 tuổi đã phải nhập viện sau khi nuốt...