Home Tin Nước Úc Miền Bắc nước Úc bị cảnh báo nằm trong tầm ngắm khi Trung Quốc đe dọa tấn công tên lửa tầm xa
Tin Nước Úc

Miền Bắc nước Úc bị cảnh báo nằm trong tầm ngắm khi Trung Quốc đe dọa tấn công tên lửa tầm xa

Trung Quốc có ngân sách quốc phòng cao gấp 6 lần Úc, số lượng binh sĩ gấp 42 lần, xe tăng gấp 55 lần, tàu ngầm gấp 13 lần và máy bay chiến đấu gấp 16 lần.

Mối đe dọa khó đoán

Úc phải tăng cường khả năng quân sự của mình ở miền Bắc đất nước để sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa “không thể đoán trước” từ các quốc gia như Trung Quốc – một chuyên gia an ninh hàng đầu của Úc cho biết.

Tiến sĩ John Coyne của Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) tuyên bố sự hiện diện của quân đội ở miền Bắc đất nước đã giảm đi trong những năm gần đây, thêm việc Mỹ quyết định xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ bản thân nước này tại Darwin là một “lá phiếu bất tín nhiệm đối với Úc”.

Trung Quốc có ngân sách quốc phòng cao gấp 6 lần Úc, số lượng binh sĩ gấp 42 lần, xe tăng gấp 55 lần, tàu ngầm gấp 13 lần và máy bay chiến đấu gấp 16 lần.

Cả trên bộ, trên không và trên biển, Trung Quốc có 3,3 triệu quân sẵn sàng chiến đấu, còn Úc chỉ có 8 vạn quân tương đối yếu ớt.

Tiến sĩ Coyne cho biết chính phủ Úc cũng đã không đầu tư đủ nguồn lực vào một số căn cứ quân sự, trong khi các nhà lãnh đạo an ninh quốc gia Úc thừa nhận “tiếng trống trận” đang vang lên cho các quốc gia tự do trong khu vực đang tìm cách chống lại “hành trình thống trị” của Trung Quốc.

“Mối đe dọa bây giờ là vô cùng khó đoán. Chúng ta không ở trong một cuộc Chiến tranh Lạnh nhưng phải đương đầu với các thành phần phi nhà nước hiếu chiến, một nước Nga đang hồi sinh và một Trung Quốc áp đặt,” Tiến sĩ Coyne chia sẻ với news.com.au.

Miền Bắc nước Úc bị cảnh báo nằm trong tầm ngắm khi Trung Quốc đe dọa tấn công tên lửa tầm xa - Ảnh 1.

Bản cập nhật chiến lược quốc phòng năm ngoái cảnh báo Úc có thể không có 10 năm để chuẩn bị cho một cuộc xung đột lớn như đã được giả định trước đó.

Tiến sĩ Coyne cho biết rất ít chi tiết được tiết lộ về “cảnh báo dưới 10 năm nghĩa là gì và chúng ta nên đưa người tới đâu” nhưng tin rằng “chúng ta cần tăng cường các khả năng ở Darwin.”

Úc có một số căn cứ không quân rải rác quanh miền Bắc Úc cùng với ba căn cứ trống chỉ được kích hoạt khi có yêu cầu, bao gồm RAAF Sherger gần Weipa trên Bán đảo Cape York, bang Queensland.

“Có một căn cứ trơ trụi tại Weipa bởi vì Quốc phòng từ chối chi tiền vào đó, và chỉ có một con đường đất dẫn vào khu căn cứ,” Tiến sĩ Coyne cho biết.

Phần lớn năng lực quân sự của Úc tập trung ở miền Nam đất nước, cách xa hàng nghìn km, trong khi các căn cứ không quân nằm trên những con đường đất nông thôn.

Bảo vệ nước Úc

Năm ngoái, Mỹ tuyên bố sẽ chi 200 triệu USD để xây dựng kho dự trữ nhiên liệu của nước này ở Darwin. Tiến sĩ Coyne cũng lưu ý rằng đã có “một vấn đề lớn về nguồn cung cấp nhiên liệu” mà hiện tại chỉ mới được “giảm nhẹ phần nào”.

Mỹ gửi hàng nghìn lính thủy đánh bộ đến Darwin mỗi năm trong khuôn khổ của cuộc luân phiên huấn luyện thường niên.

Hồi cuối tháng 4, Thủ tướng Scott Morrison thông báo Lực lượng Quốc phòng Úc (ADF) sẽ nhận được khoản tài trợ trị giá 747 triệu AUD (đô Úc) để cải thiện các cơ sở huấn luyện, mô phỏng huấn luyện vũ khí và các trường bắn ở vùng Lãnh thổ Bắc Úc.

“Trọng tâm của chúng tôi là theo đuổi hòa bình, ổn định và một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở, với một trật tự thế giới ủng hộ tự do,” ông Morrison phát biểu.

“Làm việc với Mỹ, các đồng minh và các nước láng giềng của chúng tôi ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy lợi ích của mình bằng cách đầu tư vào Lực lượng Quốc phòng Úc (ADF), đặc biệt là trên khắp Bắc Úc.”

Chính phủ, hồi tháng 9 năm ngoái, cũng thông báo khởi công dự án trị giá 1,1 tỷ AUD nhằm nâng cấp căn cứ không quân RAAF Tindal, phía nam Katherine ở vùng Lãnh thổ Bắc Úc.

Miền Bắc nước Úc bị cảnh báo nằm trong tầm ngắm khi Trung Quốc đe dọa tấn công tên lửa tầm xa - Ảnh 2.

Ảnh: AFP

Tiến sĩ Coyne cho biết hầu hết các quỹ được công bố “được dùng để nâng cấp các cơ sở huấn luyện đó.”

Ông cho biết thêm rằng “không có nhiều thay đổi về lực lượng chiến lược và trong vài năm qua, sự hiện diện của quân đội ở miền Bắc Úc trên thực tế đã giảm đi.”

Hồi tháng 4, một vị lãnh đạo an ninh quốc gia quyền lực đã cảnh báo “tiếng trống trận” đang cận kề khi căng thẳng với Trung Quốc leo thang, đồng thời tuyên bố Úc phải làm bất cứ điều gì cần thiết để bảo vệ quyền tự do quý giá của mình.

Bộ trưởng Nội vụ Úc Michael Pezzullo cho biết trong thông điệp Ngày Anzac của mình rằng mặc dù Úc luôn tìm kiếm hòa bình, nhưng nước này cũng phải chuẩn bị sẵn sàng để “gửi các chiến binh của chúng ta đi chiến đấu vì quốc gia.”

Ông nói tiếp rằng các quốc gia tự do “phải duy trì vũ trang, sức mạnh và sự sẵn sàng cho chiến tranh, cho dù họ căm thù chiến tranh.”

“Ngày nay, dù các quốc gia tự do một lần nữa nghe thấy tiếng trống trận và lo lắng quan sát quá trình quân sự hóa các vấn đề mà chúng ta đã có, cho đến những năm gần đây, được cho rằng không thể là chất xúc tác cho chiến tranh, chúng ta hãy tiếp tục không ngừng tìm kiếm cơ hội hòa bình trong khi một lần nữa chuẩn bị cho chiến tranh,” ông Pezzullo nói.

Miền Bắc nước Úc bị cảnh báo nằm trong tầm ngắm khi Trung Quốc đe dọa tấn công tên lửa tầm xa - Ảnh 3.

Quân đội Trung Quốc. Ảnh: AFP

“Bằng quyết tâm và sức mạnh của chúng ta, bằng sự chuẩn bị sẵn sàng vũ khí và bằng nghệ thuật lãnh đạo đất nước của chúng ta, chúng ta hãy giảm thiểu khả năng xảy ra chiến tranh – nhưng không phải trả giá bằng sự tự do quý giá của chúng ta.”

“Chiến tranh có thể là điều điên rồ, nhưng điều điên rồ hơn là muốn xóa bỏ lời nguyền chiến tranh bằng cách từ chối suy nghĩ và chú ý đến nó, và nếu làm như vậy, chiến tranh có thể khiến chúng ta bị lãng quên.”

Mới tuần trước, một tờ báo tuyên truyền của Trung Quốc đã khuyến khích Bắc Kinh ném bom Úc nếu Canberra ủng hộ hành động quân sự của Mỹ trong việc bảo vệ Đài Loan.

Hồ Tích Tiến, Tổng biên tập của Thời báo Hoàn cầu (Global Times), tờ báo được coi là cơ quan ngôn luận của Bắc Kinh về chính sách đối ngoại với thế giới, cho biết Trung Quốc nên trả đũa bằng “các cuộc tấn công tầm xa” nếu Úc tham gia vào một cuộc xung đột quân sự tiềm tàng ở eo biển Đài Loan.

“Tôi cho rằng Trung Quốc cần lên kế hoạch áp đặt trừng phạt trả đũa đối với Úc một khi nước này can thiệp quân sự vào tình hình ở eo biển Đài Loan,” ông viết trong một bài xã luận.

“Kế hoạch này nên bao gồm các cuộc tấn công tầm xa vào các cơ sở quân sự và các cơ sở trọng yếu có liên quan trên đất Úc nếu nước này thực sự điều quân đến các khu vực ngoài khơi của Trung Quốc và chiến đấu chống lại PLA (Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc).”

Ông Hồ Tích Tiến còn cho rằng điều quan trọng là chính phủ Trung Quốc phải gửi đi một thông điệp mạnh mẽ về kế hoạch hành động quân sự trả đũa “để ngăn chặn các lực lượng cực đoan của Úc thực hiện các hành động vô trách nhiệm.”

Ông cảnh báo Úc: “Họ phải biết họ sẽ gây ra thảm họa gì cho đất nước của họ nếu họ đủ can đảm để phối hợp với Mỹ can thiệp quân sự vào vấn đề Đài Loan.”

Ông Hồ Tích Tiến tuyên bố rằng “Trung Quốc yêu hòa bình” và sẽ “không chủ động gây chiến với nước Úc xa xôi.”

Tuy nhiên, theo ông, Trung Quốc có “tên lửa tầm xa với đầu đạn thông thường” có thể nhắm vào các mục tiêu quân sự của Úc.

Tình trạng hỗn loạn xung quanh Đài Loan đã lên đến đỉnh điểm trong thời gian gần đây sau khi Trung Quốc liên tục tấn công biên giới trên biển và không phận Đài Bắc, điều 25 máy bay quân sự vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan.

Có những lo ngại nghiêm trọng về việc Bắc Kinh sẽ dùng quân sự buộc Đài Loan thống nhất với Trung Quốc đại lục dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình và chính sách “Một Trung Quốc” của nước này./.

Theo soha

Leave a comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Related Articles

Nước Mỹ nín thở chờ quay giải độc đắc 565 triệu USD

Giá trị giải độc đắc Mega Millions đã vượt nửa tỷ đô,...

Nhập viện vì nuốt nhầm sinh vật lạ dưới biển ở Úc

Một chàng trai 18 tuổi đã phải nhập viện sau khi nuốt...