Home Tin Nước Úc Du Học Úc Cẩn trọng với trò lừa đảo điện thoại khi xin thị thực Úc
Du Học ÚcTin Nước Úc

Cẩn trọng với trò lừa đảo điện thoại khi xin thị thực Úc

Những người đang xin thị thực Úc và những người đang giữ thị thực Úc tạm thời được khuyến cáo cẩn trọng để không trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo qua điện thoại giả là nhân viên hoặc luật sư di trú.

Cẩn trọng khi nhận được điện thoại từ số lạ. Ảnh: Internet

Những kẻ lừa đảo thường gọi điện cho một cá nhân nào đó đang trong quá trình xin thị thực Úc để lấy các thông tin cá nhân và tài khoản ngân hàng. Chúng cũng đe dọa rằng nếu không cung cấp thì thị thực sẽ bị hủy và và người xin có thể bị trục xuất về nước.
Một phát ngôn viên của Bộ Di trú và Bảo vệ Biên giới Úc khẳng định rằng các số điện thoại yêu cầu thông tin chung không bao giờ được sử dụng để gọi ra ngoài và bất cứ ai nhìn thấy cũng có thể nhận ra được.
“Các số điện thoại của chúng tôi được sử dụng trong trò lừa đảo để dọa những người đang xin thị thực để vòi tiền hoặc không sẽ bị trục xuất. Nên nhớ rằng các số điện thoại yêu cầu thông tin chung của chúng tôi không bao giờ được dùng để gọi ra ngoài. Nhân viên của văn phòng chúng tôi, kể cả Văn phòng quản lý đại diện di trú cũng không bao giờ dùng số này để gọi ra ngoài,” người phát ngôn giải thích.
Những ai mà lo lắng có thể xem thêm website Scamwatch www.scamwatch.gov.au để biết các thông tin chi tiết về việc làm thế nào để bảo vệ mình khỏi những trò lừa gạt qua điện thoại. Mọi người cũng được khuyên là phải bào vệ các thông tin các nhân của mình.
Người phát ngôn của Scamwatch nói kẻ lừa đảo có thể gửi email hỏi các thông tin cá nhân và mọi người không nên trả lời mà không kiểm tra xem chúng có thật không.
Kẻ lừa đảo thường tự xưng là nhân viên chính phủ. Trong trường hợp liên quan tới di trú, chúng gọi cho người nhập cư hoặc người đang giữ thị thực tạm thời và đe dọa trục xuất bởi vì các vấn đề về giấy tờ di trú hoặc tinh trạng thị thực.
Kẻ lừa đảo yêu cầu nộp ngay khoảng 1000 đô Úc để nộp lại hồ sơ. Những cuộc điện thoại lừa đảo kiểu này thường nhằm vào người Ấn Độ hoặc Pakistan. Thực tế là Bộ Di trú và Bảo vệ Biên giới không yêu cầu trả phí hoặc tiền phạt qua điện thoại.
Trò lừa đảo thường bắt đầu bằng việc ai đó nhận được cuộc gọi không biết từ ai đó tự xưng là từ bộ di trú. Chúng thường để lại lời nhắn trên máy với số điện thoại để liên lạc.
Người gọi thường cho là có các vấn đề liên quan tới hồ sơ và tình trạng thị thực và yêu cầu trả tiền hoặc nộp phạt để giải quyết vấn đề. Chúng hỏi các thông tin ví dụ số hộ chiếu, ngày sinh và thông tin ngân hàng.
Kẻ lừa đảo cuối cùng sẽ nói là gọi cho cảnh sát nếu người nhận điện thoại không cung cấp thông tin cần thiết hoặc nộp phạt. Chúng thậm chí còn đề nghị cử taxi tới nhà hoặc đưa người đó tới bưu điện để nộp tiền bằng cách chuyển khoản (wire transfer) hoặc thanh toán điện tử.
“Nếu bạn gửi tiền qua wire transfer, bạn sẽ có thể không bao giờ thấy lại bởi vì khó có thể lấy lại tiền nếu gửi qua đường này. Nếu bạn cung cấp thông tin cá nhân, kẻ lừa đảo có thể dùng để trộm danh tính,” Scamwatch cảnh báo.
“Nếu bạn nhận được điện thoại từ một số lạ từ ai đó xưng là người của Bộ di trú và nói rằng bạn phải nộp phạt nếu không sẽ bị trục xuất thì hãy tắt máy. Nếu bạn có nghi ngờ về danh tính của người gọi thì hãy gọi cho bộ di trú ngay lập tức. Đừng tin vào các số điện thoại, địa chỉ email hoặc website cung cấp bời người gọi mà hãy tìm qua các nguồn độc lập ví dụ trang vàng hoặc tìm kiếm trên mạng.
“Không bao giờ gửi chuyển khoản qua wire transfer cho bất cứ ai mà bạn không biết hoặc không tin, và không bao giờ cung cấp thông tin cá nhân hoặc tài khoản ngân hàng trừ khi bạn là người gọi điện và số điện thoại từ một nguồn tin tưởng. Nếu bạn cho là mình đã cung cấp thông tin cho kẻ lừa đảo, hãy liên lạc với ngân hàng hoặc tổ chức tài chính của bạn ngay.”

Nguồn: Thi Nguyễn/VIET MAGAZINE (Theo australiaforum.com)

Related Articles

Quán quân Olympia 2019: Không đi du học Úc, không muốn bị coi là “nhân tài”

Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 19 Trần Thế Trung...

Nước Mỹ nín thở chờ quay giải độc đắc 565 triệu USD

Giá trị giải độc đắc Mega Millions đã vượt nửa tỷ đô,...