Home Thể Thao Phụ nữ Hàn Quốc bất ngờ mê đá bóng
Thể Thao

Phụ nữ Hàn Quốc bất ngờ mê đá bóng

Số lượng nữ giới chơi bóng đá gia tăng nhanh trong những năm gần đây, bất chấp định kiến của xã hội Hàn Quốc rằng môn thể thao này chỉ dành cho nam.

Các chương trình game show thể thao tập trung vào người chơi nữ đang nhận nhiều lời khen. Khán giả nói rằng những chương trình như “Kich a Goal” của đài SBS có môn futsal, “Jump Like a Witch” của JTBC cho bóng rổ và “Curling Queens” của MBC… không chỉ mang tính giải trí mà còn góp phần xóa bỏ rào cản đối với phái yếu muốn tham gia các trò chơi đồng đội, đa phần chỉ dành cho nam.

Shin Nam-hee, sinh viên trường luật, 26 tuổi, bắt đầu khóa huấn luyện futsal đầu tiên cách đây 7 tháng tại JN Sport. Trung tâm này giảng dạy và tổ chức các trận bóng đá giao hữu cho học viên, đa phần là nữ. “Một số người tôi biết cũng đăng ký theo học sau khi xem chương trình về futsal. Học viên ở nhiều lứa tuổi, từ 20 đến các bà nội trợ ngoài 40”, Shin nói.

Đại diện của JN Sports cho biết, số lượng học viên nữ tăng vọt từ 40 người năm 2018, lên 1.500 vào tháng 4 năm nay.

Các thành viên của W-Kicks chụp ảnh tại sân bóng ở Cheonan, tỉnh Nam Chungcheong, tháng 6/2021 khi giành chức vô địch K-WIN CUP hai năm liên tiếp. Ảnh: W-Kicks.

Shin Chae-eun, đội phó của câu lạc bộ bóng đá nữ có tên W-Kicks thuộc Đại học Yonsei, cũng nhận thấy sự quan tâm đến bóng đá tăng đột biến, khi cô chiêu mộ thành viên mới vào đầu năm nay.

“Hầu hết những người đăng ký đều cho biết ‘Kick a Goal’ đã truyền cảm hứng cho họ chơi bóng”, cô nói.

Ahn, nhân viên văn phòng 26 tuổi, đang chơi futsal ở Gwangmyeong, tỉnh Gyeonggi, thường tìm kiếm từ khóa #women’s football, để xem hoạt động của các câu lạc bộ khác. “Số lượng các câu lạc bộ nữ sẽ tăng lên, khi lượng người quan tâm và muốn tham gia đông”, Ahn nhận định.

Với sự gia tăng nhanh chóng của các câu lạc bộ không chuyên, Hiệp hội Bóng đá Hàn Quốc đã phát động giải bóng đá nữ trong khuôn khổ các trường đại học trong năm nay. 16 câu lạc bộ đang tham gia các giải đấu từ tháng 4 đến tháng 9.

Các thành viên của W-Kicks nghe huấn luyện viên bàn chiến thuật trước trận đấu với Đại học Hàn Quốc trong Giải đấu Câu lạc bộ Bóng đá Đại học Nữ, hôm 17/4. Ảnh: W-Kicks

Các thành viên của W-Kicks nghe huấn luyện viên bàn chiến thuật trước trận đấu với Đại học Hàn Quốc trong Giải đấu Câu lạc bộ Bóng đá Đại học Nữ, hôm 17/4. Ảnh: W-Kicks.

Trở nên phổ biến, nhưng nữ giới vẫn gặp những rào cản cần vượt qua. Không ít lần đội bóng của Shin gấp phải sự bàn tán khi ra sân tập. “Nhiều người qua đường dừng lại và xem chúng tôi chơi bóng. Tôi không ngại nhưng rất khó chịu bởi những lời nói thiếu tế nhị, ngang nhiên so sánh đội tôi với các cầu thủ nam”, Shin nói.

Seong Hyun-iu, người thành lập và điều hành FC25 từ năm 2019 cũng đề cập đến cuộc đấu tranh đòi phòng thay đồ riêng, tại các cơ sở futsal. Bởi đa phần các phòng thay đồ trước đây đều do nam giới sử dụng và khiến cầu thủ nữ không thoải mái.

Bất chấp khó khăn, các nữ cầu thủ nghiệp dư vẫn hài lòng khi được chơi bóng, môn thể thao giúp họ cải thiện thể chất và tinh thần. “Phần lớn nữ giới chọn yoga hoặc pilate để tập luyện và mặc định bóng đá là môn thể thao khó. Nhưng chúng là liều thuốc giảm căng thẳng tốt, giúp chúng tôi có thêm năng lượng và cảm giác gắn bó khi chơi cùng nhau”, Shin nói.

Theo VnExpress.net

Leave a comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Related Articles

Tìm hiểu về Đại sứ thương hiệu Fun88 – Iker Casillas

Nhà cái uy tín hàng đầu thị trường Việt Nam sẽ chào...

“Nữ hoàng quần vợt” đi giày nạm 400 viên kim cương khi thi đấu

Serena Williams mang giày đính 400 viên kim cương trong trận đấu...

VĐV Việt Nam vô địch giải thể thao khắc nghiệt nhất thế giới

Sau gần 14 ngày, Thanh Vũ (tên đầy đủ là Vũ Phương...

FIFA chuẩn bị thu nạp một “đội tuyển đặc biệt”

Theo báo chí châu Âu, FIFA vừa bắn tín hiệu tích cực...