Ánh Thomson được nhận nuôi ở vùng Indianapolis, vùng đa sắc tộc. Tuy nhiên, tuổi thơ của cô không quá êm đềm, chỉ vì cô khác biệt với bạn học xung quanh – những người da trắng.
Elizabeth (Liz) Ánh Thomson sinh ra ở miền Nam Việt Nam. Cô là đứa trẻ được một gia đình người Mỹ nhận nuôi vào năm 1970 sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam.
Ngày nhỏ, Elizabeth (Liz) Ánh Thomson sống ở vùng Indianapolis (Mỹ) – vùng đa sắc tộc. Cũng chính vì thế mà tuổi thơ của cô bé người Việt trôi qua không được êm đềm. Lý do là bởi vì Elizabeth (Liz) Ánh Thomson khác biệt với bạn học xung quanh – những đứa trẻ da trắng.
Ánh Thomson và mẹ nuôi người Mỹ
Ánh Thomson còn nhớ rất rõ cảm giác khi mới được nhận nuôi: vô cùng tự hào và hạnh phúc. Gia đình nuôi vẫn thường có những chủ đề xoay quanh các nước châu Á, nhưng thực sự Ánh Thomson cũng không có ấn tượng nhiều bởi chỉ được tiếp xúc văn hóa duy nhất là đồ ăn Trung Quốc hoặc các vũ công Trung Quốc trong vở balê Kẹp Hạt Dẻ (The Nutcracker).
Đến những năm trung học thì Ánh Thomson bắt đầu nhận thức được sự phân biệt chủng tộc của bạn bè trang lứa. Ánh Thomson không bao giờ quên có lần một ai đó đã viết lên lưng ghế của mình “anti người châu Á”. Giáo viên đã phải thay bằng một chiếc ghế khác nhưng cũng tuyệt nhiên không đả động gì về chuyện đó. Trớ trêu thay, chuyện xảy ra vào giờ học môn “Xã hội học”.
Ngày nhỏ, Elizabeth (Liz) Ánh Thomson từng rơi vào trạng thái tự kỷ vì bị phân biệt chủng tộc
Tuy vậy, đó cũng chỉ là bí mật của riêng cô và cô không tâm sự với bất cứ ai, kể cả mẹ nuôi. Dần dần, sự lo lắng và thậm chí cả suy nghĩ tự tử bắt đầu nhen nhóm trong đầu Ánh Thomson. Cô cảm thấy không có cách nào có thể nói ra cảm giác mình phải chịu đựng và trải qua. Thậm chí có lúc cô còn mơ ước mình là một người da trắng để cuộc sống dễ dàng hơn.
Ánh Thomson được một gia đình người Mỹ nhận làm con nuôi. Cô từng trải qua thời thơ ấu bị phân biệt chủng tộc. Khi đã là một nhà biên kịch có tiếng, cô có cơ hội làm nổi bật vấn đề này qua những tác phẩm của mình.
Một trong những tác phẩm nổi bật nhất của cô là Toilet Talks – Vở kịch bán tự truyện về một người mẹ da trắng và cô con gái đồng tính được nhận nuôi từ Việt Nam. Vở kịch chủ yếu tập trung vào vấn đề nhận con nuôi, chủng tộc, bản sắc và giới tính. |
Đến năm vào đại học, cảm giác ấy mới bắt đầu tan dần và cô bắt đầu tìm kiếm những gì mình thích. Cô học tiếng Đức và xã hội học, sau đó học lên Thạc sĩ nghiên cứu về phụ nữ và giới tính.
“Mãi cho đến khi lên đại học, khi tính cách định hình rõ ràng thì tôi bắt đầu khám phá được những gì thật sự có ý nghĩa với mình”, Thomson cho biết. “Tôi cũng có nhiều thứ để quan tâm hơn, tôi thích viết, nghe hoặc đọc sách. Chỉ khi đó tôi mới thấy không cô đơn”. Ánh trả lời trên một tờ báo địa phương.
Dù thời thơ ấu cô bị đối xử không hòa đồng ngoài xã hội nhưng may mắn thay, gia đình nuôi lại rất tốt, họ thường đưa Ánh đi xem những vở nhạc kịch ở nhà hát Indianapolis. Họ chính là cầu nối để cô đến với nghệ thuật và văn hóa vùng này. Lớn lên, cô đã tìm hiểu về viết kịch và tham gia lớp viết kịch cho người mới bắt đầu tại thành phố Chicago – khởi nguồn để Thomson trở thành một nhà soạn kịch sau này.
Khi đã trở thành một nhà biên soạn, chủ đề của Ánh Thomson cũng rất kỳ lạ, không xoay quanh tình yêu lãng mạn mà là người Mỹ gốc Việt, bạo động, giới tính hay bình đẳng giới – những chủ đề ít được thảo luận trong gia đình.
Tuổi thơ bị phân biệt chủng tộc đã khiến cô trở thành một nhà biên kịch cá tính
Lý giải về những chủ đề lạ lùng này, Ánh Thomson cho rằng, khi còn nhỏ, cô chỉ muốn giống như những người xung quanh để không bị người khác trêu chọc hoặc bắt nạt. Cô lớn lên giữa cộng đồng người da trắng, dù những người trong gia đình rất tốt và yêu thương cô nhưng ngoài xã hội vẫn còn những định kiến. Vậy làm thế nào để thay đổi suy nghĩ của họ, cô chỉ còn cách dựa vào những tác phẩm mình tạo ra.
Ánh Thomson hy vọng, năm 2019, mọi người sẽ có cái nhìn khác hơn về những vấn đề như nhận con nuôi, nữ quyền hay phân biệt chủng tộc. Tất cả danh tính của chúng ta, dù đến từ vùng đất nào cũng cần được công nhận và tôn vinh.
Nhà biên kịch trẻ đã từng có chuyến đi 12 ngày về Việt Nam
Ánh đã đến Việt Nam để tìm lại nguồn cội của mình vào năm 2006. Cô liên lạc với các tổ chức nhận con nuôi ở Việt Nam và nhận được nhiều thông tin nhưng cô không tìm được cha mẹ của mình. Tuy nhiên, Ánh cho biết, cô chắc chắn sẽ quay trở lại Việt Nam, cô cần kết nối lại với văn hóa và đất nước mình.
Thei Eva
Leave a comment