Home Cộng Đồng Báo nước ngoài viết về “làng tỷ phú” ở Việt Nam nhờ xuất khẩu lao động
Cộng Đồng

Báo nước ngoài viết về “làng tỷ phú” ở Việt Nam nhờ xuất khẩu lao động

“Ngôi làng tỷ phú” nghe không giống như là nơi người ta muốn rời đi. Nhưng đây lại là chỗ ít nhất 3 trong số 39 người thiệt mạng tại Anh từng sống.

Đến với xã Đô Thành – tỉnh Nghệ An, không khó để bắt gặp những căn biệt thự sang trọng hay nhà thờ xây theo phong cách phục hưng. Những công trình hoành tráng như vậy được xây bằng kiều hối (tiền từ những người đang lao động ở nước ngoài gửi về).

Ngày càng nhiều người đi lao động xa 

“Ngôi làng tỷ phú” này từng là một trong những xã nghèo nhất ở Nghệ An. Theo ông Nguyễn Văn Hà – Chủ tịch xã Đô Thành (tỉnh Nghệ An), 70-80% các căn biệt thự ở đây được xây bằng kiều hối. “Nếu chỉ quanh quẩn mãi ở Việt Nam, sẽ mất rất nhiều năm để có thể xây được căn nhà khang trang thế này” – ông Hà chỉ tay về ngôi nhà nhiều tầng nguy nga và nói.

Báo nước ngoài viết về “làng tỷ phú” ở Việt Nam nhờ xuất khẩu lao động - Ảnh 1
Ngôi nhà khang trang tại xã Đô Thành. Ảnh: Reuters 

Bùi Thị Nhung, cô gái trẻ 19 tuổi bị nghi ngờ đã lên chuyến xe định mệnh chứa 39 người tại Anh cũng là cư dân tại xã Đô Thành. Sau khi Nhung đăng tải những hình ảnh tại Châu Âu lên mạng xã hội, gia đình đã bất ngờ mất liên lạc với cô.

Để có thể sang Châu Âu làm việc, người di cư sẵn sàng chi trả hàng chục nghìn đô la để hưởng dịch vụ “VIP”. Tuy nhiên, họ tin rằng họ có thể kiếm lại đủ tiền để bù đắp khoản chi phí này.

“Chúng tôi biết rằng nhiều người dân trong xã đang sinh sống tại Anh. Nhưng thú thật, chúng tôi cũng không biết họ đang làm nghề gì để gửi tiền về cho gia đình cả”, ông Hà chia sẻ.

Theo số liệu từ Ngân hàng Quốc tế (World Bank), chỉ tính riêng vào năm 2018, người lao động Việt Nam tại nước ngoài đã gửi về quê hương nhiều triệu đô la, tăng cao gấp nhiều lần so với thập kỷ trước.

Tại Nghệ An và Hà Tĩnh, chính quyền đưa ra những chính sách hợp pháp để xuất khẩu lao động. Hàng năm, chỉ riêng tỉnh Nghệ An đã thu về 255 triệu đô la từ các công dân nước ngoài. Con số này có thể cao hơn thực tế khi nhiều người lựa chọn gửi tiền về nước bằng các cách không chính thức.

Trồng cần và làm nail

Từ 2009 – 2016, khoảng 70% những vụ buôn người Việt tại Anh liên quan tới bóc lột sức lao động. Khi nhập cư vào Anh, người dân thường chọn những công việc như trồng cần sa trái phép hoặc làm việc tại các tiệm móng tay.

Báo nước ngoài viết về “làng tỷ phú” ở Việt Nam nhờ xuất khẩu lao động - Ảnh 2
Cái nghèo là một trong những nguyên nhân người dân quyết định xa xứ. Ảnh: Reuters

Anh Bùi Chung, một người từng lao động tại Anh cho biết: “Tôi từ Việt Nam tới Pháp bằng đường hợp pháp. Sau đó tôi di chuyển qua Anh bằng việc trốn trong những container. Ở Anh mức thu nhập cao hơn và cũng có nhiều người đồng hương sống ở đấy hơn”. Thời gian đó, anh trồng cần sa và làm tại một tiệm móng tay của người Việt. Thu nhập trung bình một tuần tầm 640 đô la.

Theo lời anh Chung, ở Anh, người Việt luôn giúp đỡ những người mới tới. Đó là lý do nhiều người bằng lòng bán đất để đi lao động nước ngoài.

Tuy nhiên, anh cho rằng việc về Việt Nam là sai lầm. “Tôi đã thua lỗ nhiều khi kinh doanh tại quê nhà. Mọi người không tin nhau. Có thể là tôi sẽ quay lại Anh”.

Theo Đời sống & Pháp luật

Leave a comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *