1.600 con trâu bò Úc mất tích tại Việt Nam: Đi đâu?

Báo Alo Úc 28/07/2019 4:09 chiều

PGS.TS Nguyễn Văn Nam không tin rằng số trâu bò này bị mất mà có thể được dùng vào những mục đích không đúng với hợp đồng.

Thương vụ Việt Nam tại Úc (Bộ Công thương) dẫn báo cáo của Bộ Nông nghiệp Úc cho biết, tính đến ngày 31/5, đã có 33 lô hàng gia súc sống được xuất khẩu qua đường biển vào Việt Nam, bao gồm 90.560 con bò và 397 con trâu.

Tuy nhiên, có hơn 1.500 con bò và 99 con trâu đã không được chuyển đến hoặc không truy xuất được nguồn gốc tại các trang trại hay lò mổ được phê duyệt tại Việt Nam trong 13 tháng qua.

Bộ Nông nghiệp Úc đã thông báo các trường hợp vi phạm nghiêm trọng đối với việc xuất khẩu gia súc sống sang Việt Nam khi không tuân thủ các yêu cầu trong Hệ thống Đảm bảo chất lượng chuỗi cung ứng xuất khẩu (ESCAS).

Thịt bò giết mổ công nghiệp tại Vissan. Ảnh: SGGP

Hội đồng Xuất khẩu Gia súc sống của Úc (ALEC) đã ủy quyền cho một công ty độc lập để thực hiện việc đánh giá thị trường nhằm báo cáo về tình hình chuỗi cung ứng tại Việt Nam trong thời gian vừa qua.

Họ sẽ đưa ra quyết định chính thức khi báo cáo đánh giá được hoàn thành dự kiến trong tháng 8/2019.

Bình luận về  thông tin trên, PGS.TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công thương) cho biết, Việt Nam nhập khẩu gia súc sống của Úc đã nhiều năm, và việc xuất bao nhiêu, đường đi của chuỗi cung ứng như thế nào… đều được phía Úc quản lý một cách chặt chẽ, cẩn thận và chính xác.

Đối với Việt Nam, số trâu bò có nhập vào Việt Nam hay không, nhập bao nhiêu, vào cảng nào, ngày giờ nhập…, theo ông, phía hải quan phải nắm rõ nhất.

Căn cứ vào số liệu đó phải kiểm tra xem số gia súc sống nói trên vào Việt Nam có được sử dụng đúng mục đích như cam kết trong hợp đồng với phía Úc hay không.

“Tôi tin rằng 1.600 con trâu bò ấy không thể mất được nhưng có thể hiểu rằng chúng đã được bán ra ngoài hệ thống trang trại, lò mổ đã được nhà xuất khẩu Úc thẩm định và phê duyệt. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc đáp ứng phúc lợi động vật cũng như giết mổ nhân đạo mà phía Úc đã quy định.

Thậm chí, phải tính đến khả năng trâu bò bị bán sang nước thứ ba để hưởng chênh lệch… Khi ấy, khó có thể tìm được.Có nhiều khả năng xảy ra. Tình trạng chung ở Việt Nam trước nay là quản lý lỏng lẻo bên nhiều khi nói là nhập về để mổ thịt nhưng có khi lại đem chăn nuôi. Hay dẫu có đúng là mua về để giết thịt thì gia súc cũng không được đưa vào lò mổ ngay mà lại được vỗ béo một  thời gian rồi mới giết.

Dĩ nhiên, trên đây mới chỉ là phỏng đoán, còn thực sự số trâu bò Úc ấy nhập về Việt Nam rồi đi đâu, người ngoài cuộc khó có thể biết dược.

Thế nhưng, như đã nói, bởi sự lỏng lẻo trong quản lý nên xảy ra chuyện lệch số liệu như vậy không có gì phải ngạc nhiên”, PGS.TS Nguyễn Văn Nam phân tích.

Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại nhấn mạnh, Úc là nền sản xuất lớn, thương mại lành mạnh nên rất rõ ràng trong mọi thứ, các yêu cầu trong chuỗi cung ứng xuất khẩu đều phải được tuân thủ đầy đủ. Tuy nhiên, ở Việt Nam, lối làm ăn nhỏ lẻ, tác phong tùy tiện vẫn còn nặng nề, lại thêm quản lý bị buông lỏng.

Vì lẽ đó, vị chuyên gia cảnh báo nguy cơ Úc tạm ngưng xuất khẩu gia súc sang Việt Nam phải được tính đến.

“Nếu Úc nhận thấy Việt Nam không tuân thủ đúng hợp đồng cũng như các yêu cầu trong ESCAS thì chắc chắn họ sẽ có chế tài xử lý, như hạn chế hay tạm ngưng xuất khẩu. Khi ấy người thiệt chính là các công ty nhập khẩu và người tiêu dùng Việt Nam”, PGS.TS Nguyễn Văn Nam lo ngại.

Ông nhắc lại việc chính phủ Úc từng tạm ngưng xuất khẩu gia súc sang một số quốc gia sau khi những hình ảnh gia súc bị đối xử dã man tại một số cơ sở giết mổ ở các nước này bị tiết lộ.

Theo đó, Úc xuất khẩu nhiều gia súc sống sang các nước kèm theo giấy phép xuất khẩu từ chính phủ Úc, lò giết mổ ở các nước phải đảm bảo tiêu chuẩn gọi là “phúc lợi của động vật” hay gọi là tiêu chuẩn ESCAS từ năm 2011. ESCAS yêu cầu các lò mổ phải đối xử “nhân đạo” đối với gia súc trước khi làm thịt và gia súc giết mổ phải có nguồn gốc rõ ràng.

Nếu lò mổ nào vi phạm ESCAS, họ sẽ bị đình chỉ nhập khẩu bò của Úc để giết thịt.

Đầu tháng 6/2016, truyền thông Úc dậy sóng khi một cảnh quay cảnh giết mổ bò (đập đầu bò bằng búa tạ) được thực hiện tại sân sau của một cơ sở thu mua bò Úc tại Việt Nam.

Trước sức ép của truyền thông, Úc đã đưa ra quyết định tạm ngưng xuất gia súc đối với Công ty Animex Hai Phong.

Từ năm 2015 đến nay, Việt Nam là nước nhập khẩu trâu bò sống lớn thứ 2 của Úc (sau Indonesia) với sản lượng hằng năm khoảng 200.000 con.

Theo Báo Đất Việt

Thẻ:

Loading...

Recent news

Tìm hiểu về Đại sứ thương hiệu Fun88 – Iker Casillas

Thể Thao 18/09/2023

Nhà cái uy tín hàng đầu thị trường Việt Nam sẽ chào đón đại sứ thương hiệu Fun88 Iker Casillas – Sự hợp tác với thủ thành huyền thoại đến từ người Tây Ban Nha và nhà cái hàng đầu Châu Á đó chính là Fun88. Đại sứ thương hiệu Fun88 là ai? Đại sứ…

Chuyện gì đang xảy ra ở New Zealand vậy?

Bí ẩn 14/02/2023

Bão Gabrielle quét qua đảo Bắc ở New Zealand đã khiến hạ tầng hư hại nghiêm trọng và hàng nghìn người phải sơ tán. Công tác khắc phục thiên tai cũng gặp khó khăn do thời tiết xấu.     Con thuyền mắc kẹt trên đá ở đảo Great Barrier. Ảnh: Ninette Birck/RNZ. New Zealand ngày…

Nấm đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris – Thời điểm vàng để sử dụng trong phòng chống dịch COVID-19 tại Úc

Cộng Đồng 31/12/2021

Nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris đã được biết đến với nhiều giá trị dược liệu quý trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh như ung thư, suy giảm chức năng gan, thận, tăng cường miễn dịch…, và đặc biệt mới đây hoạt chất chính có trong nấm Đông trùng hạ thảo – cordycepin đã…