Một đợt vãn hồi an ninh trật tự diễn ra tại trung tâm giam giữ di dân trên đảo Christmas, sau khi một vụ bạo loạn và một đám cháy bùng phát vào tối thứ ba. Những nhân vật tranh đấu cho người tỵ nạn cho rằng, một số vấn đề không được giải quyết, đã ảnh hưởng đến tình trạng tinh thần của những người bị tạm giữ.
Chuông báo khói reo vang, khi có một đám cháy trên nóc một tòa nhà tại trung tâm giam giữ trên đảo Christmas.
Các viên chức cho biết, đám cháy là do những người bị tạm giữ cố ý phóng hỏa để phản đối, vào tối hôm thứ ba ngày 5 tháng 1.
Các hình ảnh ghi được qua điện thoại di động cho thấy, mái của một tòa nhà đang cháy và một số người đang ở trên nóc nhà đó.
Một người đàn ông thu hình cảnh tượng nói trên từ xa và cho biết, trong khi đang lắng nghe nhạc.
“Chúng tôi hết sức chán nản vì bị đối xử như một con chó, chẳng ai giúp đỡ chúng tôi cả mà chỉ chúng tôi giúp cho chính mình mà thôi”.
“Hãy đốt đi, rồi chúng ta sẽ ngủ ở ngoài trời”, một người đàn ông trong trung tâm.
Lực Lượng Bảo Vệ Biên Giới Úc xác nhận, một cuộc hành quân nhằm vãn hồi an ninh trật tự diễn ra, sau khi có một vụ xáo trộn tại phía tây bắc của Trung tâm Giam giữ trên đảo.
Trong một thông cáo, Lực Lượng Bảo Vệ Biên Giới Úc cho biết.
“Một cuộc hành quân hiện tiến hành để vãn hồi an ninh trật tự. Một số người bị tạm giữ ở đây, đã gây một số thiệt hại cho cơ sở và tiếp tục bất hợp tác”.
“Trung tâm vẫn được yên ổn và đa số người bị tạm giữ không dính líu trong vụ nầy. Không có tin tức về trường hợp bị thương nào, về phía nhân viên trại hay người tầm trú”.
“Những người bị tạm giữ tại trung tâm là những kẻ không phải là công dân Úc và không có quyền được ở lại Úc do phạm pháp các tội như tấn công bạo lực, tấn công tình dục, sử dụng ma túy và các vi phạm về bạo lực khác”.
“Những kẻ nầy bị giam giữ, vì nguy hiểm cho cộng đồng người dân Úc”, Lực Lượng Bảo Vệ Biên Giới.
Một người bị giam giữ đến từ Tân Tây Lan, xin giấu tên vì lo sợ lời bình luận của anh nầy sẽ gây khó khăn cho trường hợp của anh ta, cho biết, vụ xáo trộn diễn ra sau khi Lực Lượng Bảo Vệ Biên Giới Úc, bác bỏ một yêu cầu tổ chức cuộc biểu tình ôn hòa, để đòi hỏi về điều kiện sinh sống.
“Chúng tôi yêu cầu được biểu tình ôn hòa và đã tiếp cận Lực lượng Bảo vệ Biên giới Úc, người đứng đầu và quản lý Serco”.
“Chúng tôi đến họ để xin biểu tình yên lặng, nhưng họ từ chối”, một người bị giam giữ Tân Tây Lan.
Những người bị giam giữ muốn biểu tình ôn hòa về một số vấn đề, liên quan đến tình trạng sinh sống trong trung tâm tạm giam, bao gồm việc sử dụng wifi và được thăm viếng.
“Chúng tôi muốn bày tỏ ý kiến về điều kiện sinh sống tại đây, chẳng hạn như kể từ khi đến đảo, họ hứa hẹn với chúng tôi là sẽ cho chúng tôi sử dụng wifi, bởi vì trên đảo và khắp nước Úc đều có wifi, để chúng tôi có thể liên lạc với gia đình”.
“Chúng tôi có thể tổ chức cuộc nói chuyện qua video với toán luật sư tranh tụng về luật pháp”.
‘Thế nhưng từ khi ơ trên đảo đến nay, chúng tôi vẫn kiên nhẫn chờ đợi được sử dụng wifi”, một người bị giam giữ Tân Tây lan thứ hai.
Các chuyện khác mà họ biểu tình, bao gồm cáo buộc cho rằng Tổng Trưởng Di trú đã vượt quyền tòa án, theo đó một số người lẽ ra đã được tự do.
“Một lý do khác khiến chúng tôi biểu tình là có nhiều thanh niên như chính tôi, chúng tôi đã thắng vụ kiện ở tòa án tối cao, toà kháng cáo hành chánh, thế nhưng rồi ông Tổng Trưởng đảo ngược visa của chúng tôi”.
“Đó là chuyện hết sức sai quấy, khi họ đang điều hành hệ thống giam giữ chúng tôi”, một người bị giam giữ Tân Tây lan thứ ba.
Các vấn đề nói trên cộng thêm các cáo giác về tình trạng đông đúc chật chội, mỗi ngày bị nhốt suốt 22 tiếng đồng hồ cùng với thực phẩm tệ hại, khiến cho những người bị giam giữ phóng hỏa các mái nhà.
Đối với những người không tham dự vụ nổi loạn, mọi chuyện trở nên tệ hại hơn khi ngọn lửa tiếp tục cháy lan sang một số cơ sở, bao gồm cả khu vực nhà ăn.
“Vâng ngọn lửa vẫn đang cháy, mọi nóc nhà đều bốc hỏa. Chúng tôi không có lương thực, chẳng có buổi ăn tối, chỉ toàn là thứ rác rưởi”.
“Quí vị biết, chúng tôi không thể ở lại đây thêm nữa. Chúng tôi chẳng có chăn mền, còn phòng vệ sinh hoàn toàn bị nghẹt cứng”.
“Chúng tôi chẳng có nệm để ngủ và chẳng có nơi để tắm”.
“Một số thanh niên mắc bệnh nặng và chẳng được chu cấp thuốc men chi cả”, một người bị giam giữ Tân Tây lan thứ tư.
Trong khi đó, những nhà tranh đấu cho người tầm trú bao gồm có luật sư chính của Chương trình Công lý Quốc gia là ông George Newhouse, ngày càng quan ngại về tình trạng của những người bị giam giữ trong những tháng vừa qua.
“Tình trạng tâm thần và cuộc sống của họ đã bị hủy hoại, họ không biết những gì đang xảy ra với đơn từ của mình, khi bị nhốt 22 giờ mỗi ngày, với chỉ 2 tiếng đồng hồ được ra ngoài”.
“Tôi nghĩ chính phủ biết rõ, nếu nhốt họ trong những điều kiện nầy, thì sẽ dẫn đến vụ việc như vậy”.
“Chi phí cho sự phá hoại và xáo trộn, là thuộc về những người đứng đầu trong chính phủ, bởi vì họ biết chuyện nầy sẽ xảy ta, họ có một chính sách đối xử với con người một cách dã man trong việc giam giữ di trú”.
“Những gì xảy ra, là kết quả của chính sách đó”, George Newhouse.
Còn ông Ian Rintoul, phát ngôn nhân của Liên Hiệp Hành Động Vì Người Tỵ Nạn, lập lại những gì mà những người bị tạm giữ từ Tân Tây Lan đã nói và mang ra trước ánh sáng những vấn đề khác.
“Đã rõ ràng về những gì đã dẫn đến chuyện nầy, mọi người thực sự chẳng vui lòng ở trên đảo Christmas”.
“Đây là những người đã bị tước đoạt mọi thứ trong các trung tâm giam giữ tại Úc, nơi họ không thể liên lạc với gia đình và ở một vài mức độ, là những người trong cộng đồng”.
“Tôi nghĩ trên chuyện đó, là các vấn đề khác về thực phẩm, về giá thuốc lá”.
“Giá cả như ở trong đất liền chứ không được miễn thuế, đây là những vấn đề về việc đối xử nói chung và chế độ giam giữ thật khắc nghiệt”, Ian Rintoul.
Mức độ thiệt hại đến mức nào cho các cơ sở, vẫn chưa được thẩm định và làm thế nào chính phủ sẽ phản ứng lại vấn đề nầy, vẫn còn là chuyện sẽ thấy được trong tương lai.
Theo SBS
Leave a comment