Thời tiết khắc nghiệt hủy diệt 50% hệ sinh thái biển Úc

Báo Alo Úc 29/07/2019 11:05 sáng

Thiên tai như bão, tố lốc, hạn hán và sóng nhiệt đã phá hủy gần 50% hệ sinh thái biển tại nước Úc, nhiều nơi sự sống tự nhiên không thể hồi phục.

Theo Guardian, nghiên cứu của CSIRO, Tổ chức Nghiên cứu khoa học và công nghiệp Khối thịnh vượng chung, cho thấy gần 50% hệ sinh thái biển tại Úc đã bị phá hủy trong giai đoạn từ 2011 đến 2017.

Nghiên cứu của CSIRO chỉ ra vùng nước kéo dài 8.000km dọc đường bờ biển của Úc bị ảnh hưởng tiêu cực từ các hiện tượng thời tiết cực đoạn, như sóng nhiệt, siêu bão, lốc xoáy và hạn hán.

Thoi tiet khac nghiet huy diet 50% he sinh thai bien Australia hinh anh 1
San hô chết trên diện rộng tại rặng san hô Great Barrier. Ảnh: NSW.

Nạn nhân của các hiện tượng thời tiết cực đoan thường là các rạn san hô, tảo bẹ, rừng ngập mặn và các loài sinh vật biển. Trong một số trường hợp, các hiện tượng thời tiết này đã phá hủy vĩnh viễn hệ sinh thái.

Nghiên cứu cho thấy các đợt thiên tai làm trầm trọng thêm những tác động tiêu cực của biến đối khi hậu do con người gây ra đối với môi trường. Ví dụ như các đợt sóng nhiệt đã kết hợp với tác động của ấm lên toàn cầu đã khiến các loài sinh vật có ít thời gian hơn để thích nghi.

“Một số nghiên cứu đã cho thấy cần tới 15 năm để môi trường tự phục hồi từ những sự kiện như vậy (thiên tai)”, giáo sư Russ Babcock, trưởng nhóm nghiên cứu của CSIRO nhận định. Ông Babcock nhấn mạnh trong khoảng thời gian cần thiết để phục hồi, môi trường nhiều khả năng tiếp tục chịu những đợt thiên tai mới, khiến sự phá hủy hệ sinh thái càng thêm trầm trọng.

Thoi tiet khac nghiet huy diet 50% he sinh thai bien Australia hinh anh 2
Úc trải qua nhiều đợt hạn hán khắc nghiệt trong những năm gần đây. Ảnh: AP.

Nghiên cứu của CSIRO lấy nhiều dẫn chứng về những thiệt hại xảy ra rộng khắp trên toàn Úc. Trong đó, tiêu biểu là tảo bẹ tại vùng biển phía Tây Úc không hề hồi phục sau đợt nước biển nóng kỷ lục năm 2011, hay hiện tượng chết hàng loạt tại rặng san hô Great Barrier lớn nhất thế giới từ năm 2016.

Tác động lâu dài của các đợt thiên tai không chỉ lên một loài cụ thể, mà dẫn tới biến đổi tiêu cực của toàn bộ các loài sinh vật biển, khi có sự thay đổi trong chuỗi thức ăn tự nhiên, ông Babcock cho biết.

Do đặc điểm địa lý và khí hậu, Úc là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Tính từ năm 1910, nhiệt độ trung bình tại Úc đã tăng 1,8 độ C. Với tốc độ tăng nhiệt hiện nay, nhiệt độ dự kiến tăng thêm 5 độ C tại quốc gia này vào năm 2090, gây ra những đợt thiên tai khắc nghiệt như bão, sóng nhiệt, hạn hán, lũ lụt.

Theo Zing

Thẻ:, ,

Loading...

Same category

Bài toán đi chợ của du học sinh Việt tại Úc trong thời điểm lạm phát tăng cao toàn cầu

Hà Đặng (23 tuổi, du học sinh tại Đại học Deakin – Melbourne, Australia) cảm nhận sự thay đổi giá cả rõ rệt khi đi chợ trong khoảng hơn một tháng nay. Một số mặt hàng như rau củ tăng khoảng 30%, thậm chí nhiều loại như chuối, khoai tây cũng bị cháy hàng. Các…

Recent news

Tìm hiểu về Đại sứ thương hiệu Fun88 – Iker Casillas

Thể Thao 18/09/2023

Nhà cái uy tín hàng đầu thị trường Việt Nam sẽ chào đón đại sứ thương hiệu Fun88 Iker Casillas – Sự hợp tác với thủ thành huyền thoại đến từ người Tây Ban Nha và nhà cái hàng đầu Châu Á đó chính là Fun88. Đại sứ thương hiệu Fun88 là ai? Đại sứ…

Chuyện gì đang xảy ra ở New Zealand vậy?

Bí ẩn 14/02/2023

Bão Gabrielle quét qua đảo Bắc ở New Zealand đã khiến hạ tầng hư hại nghiêm trọng và hàng nghìn người phải sơ tán. Công tác khắc phục thiên tai cũng gặp khó khăn do thời tiết xấu.     Con thuyền mắc kẹt trên đá ở đảo Great Barrier. Ảnh: Ninette Birck/RNZ. New Zealand ngày…

Nấm đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris – Thời điểm vàng để sử dụng trong phòng chống dịch COVID-19 tại Úc

Cộng Đồng 31/12/2021

Nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris đã được biết đến với nhiều giá trị dược liệu quý trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh như ung thư, suy giảm chức năng gan, thận, tăng cường miễn dịch…, và đặc biệt mới đây hoạt chất chính có trong nấm Đông trùng hạ thảo – cordycepin đã…