Home Tin Nước Úc 86% rạn san hô Great Barrier bị nhiễm vi sợi tổng hợp
Tin Nước Úc

86% rạn san hô Great Barrier bị nhiễm vi sợi tổng hợp

Mới đây, một nghiên cứu đáng ngạc nhiên cho thấy khoảng 86% rạn san hô Great Barrier đã bị nhiễm vi sợi tổng hợp microfiber.

Nghiên cứu của Tiến sĩ Frederieke Kroon thuộc Viện Khoa học Hàng hải Úc đã phát hiện sự ô nhiễm trên diện rộng của Rạn san hô Great Barrier, với hơn 80% các mẫu được phân tích bị nhiễm vi sợi.

Tiến sĩ cho đài SBS biết rằng “Tôi rất bất ngờ. Lần đầu tiên khi chúng tôi bắt đầu thực hiện nghiên cứu, tôi nghĩ mức độ nhiễm vi sợi tại rạn san hô Great Barrier chỉ ở mức thấp. Rạn san hô này nằm cách xa bờ, cho nên tôi nghĩ nó không bị nhiễm nhiều vi sợi, thế nhưng hầu như tất cả các mẫu cá mà chúng tôi thu thập để xét nghiệm đều bị nhiễm vi sợi, chiếm từ 57 đến 60 mẫu”.

Photo: SBS

Hiện nay, sự hiện diện của vi sợi ở các đại dương được xem là một vấn đề mới nổi của thế giới.

Và nghiên cứu của Tiến sĩ Kroon là nghiên cứu đầu tiên kiểm tra sự tương tác giữa phơi nhiễm vi sợi và lượng sinh vật ăn phải vi sợi ở rạn san hô Great Barrier.

Tiến sĩ Kroon cho biết “Hơn phân nửa mẫu xét nghiệm mà chúng tôi thu được có chứa polymer tổng hợp – trong đó polyester và nylon được phát hiện nhiều nhất.”

Các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy việc xả nước thải trực tiếp xuống sông hồ là nguyên nhân chính khiến các đại dương bị nhiễm vi sợi.

Đọc thêm: Úc: Rạn san hô Great Barrier đứng trước nguy cơ biến mất

Chính phủ Úc vừa đưa ra cảnh báo, rạn san hô Great Barrier Reef sẽ hoàn toàn biến mất nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm 1,5 độ C.

Biến đổi khí hậu được cho là nguyên nhân chính gây ra những tác động nặng nề đối với kỳ quan thiên nhiên thế giới rạn san hô Great Barrier, trong đó đáng chú ý rạn san hô này từng bị tẩy trắng trên diện rộng trong các năm 2016 và 2017.

Đối phó với mối đe dọa này, Cơ quan Công viên Hàng hải rạn san hô Great Barriercủa Úc đã tiến hành một nghiên cứu về những tác động của biến đổi khí hậu đối với rạn san hô này. Theo đó, việc giới hạn mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu xuống 1,5 độ C hoặc thấp hơn tính từ thời điểm bắt đầu thời kỳ công nghiệp là rất quan trọng để duy trì các chức năng sinh thái của rạn san hô Great Barrier.

Nghiên cứu này cũng dự báo, với mức độ phát thải trên toàn thế giới cao như hiện nay, cứ hai lần trong mỗi thập kỷ rạn san hô Great Barrier sẽ trải qua các đợt tẩy trắng do nhiệt độ và lần tiếp theo dự báo sẽ xảy ra trong các năm 2020 và 2050.

Chính phủ Úc khẳng định, hạn chế biến đổi khí hậu là rất quan trọng đối với rạn san hô Great Barrier nhưng đây là một vấn đề toàn cầu đòi hỏi một giải pháp toàn cầu và Úc đang đóng vai trò của mình.

Úc hiện cam kết đến năm 2030 sẽ cắt giảm 26% lượng khí thải so với mức phát thải của nước này vào năm 2005, đồng thời đưa ra các cam kết bảo vệ môi trường như: thực hiện Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu; chi 3,5 tỷ USD cho các giải pháp giảm phát thải khí CO2, tài trợ 443,3 triệu USD cho Quỹ Rạn san hô Great Barrier để cải thiện tình trạng của rạn san hô này.

Leave a comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Related Articles

Nước Mỹ nín thở chờ quay giải độc đắc 565 triệu USD

Giá trị giải độc đắc Mega Millions đã vượt nửa tỷ đô,...

Nhập viện vì nuốt nhầm sinh vật lạ dưới biển ở Úc

Một chàng trai 18 tuổi đã phải nhập viện sau khi nuốt...