Home Tin Nước Úc 2 người Úc chết vì cá hồi hun khói và cảnh báo về an toàn thực phẩm tại Úc
Tin Nước Úc

2 người Úc chết vì cá hồi hun khói và cảnh báo về an toàn thực phẩm tại Úc

Hai người Úc già chết vì nghi ngờ nhiễm cá hồi hun khói. (Getty)

Tin Úc – 2 người Úc được ghi nhận đã chết vì nhiễm khuẩn Listeria được cho là món cá hồi hun khói. Đây là một lời nhắc nhở kịp thời cho mọi người để đảm bảo rằng thực phẩm được xử lý, chế biến và lưu trữ an toàn.

Các cơ quan y tế xác nhận danh tính cả ba người đến từ những khu vực khác nhau Victoria, NSW và Queensland, ở độ tuổi 70 và có vấn đề về sức khỏe từ trước.
Đầu tháng này, Bộ Y tế  đã bắt đầu một cuộc điều tra kết hợp với cơ quan chức năng ở các tiểu bang và lãnh thổ, về 3 trường hợp nhiễm khuẩn Listeria xảy ra từ ngày 22 tháng 2 đến ngày 7 tháng 6 năm nay.
Hai người Úc cao tuổi chết vì nghi ngờ nhiễm khuẩn từ cá hồi hun khói. (Getty)

2 bệnh nhân từ NSW và Victoria đã tử vong, giám đốc y tế của Úc xác nhận.

Hiện nay vẫn chưa rõ cá nhiễm bẩn là tươi hay đóng gói. 

Báo cáo cho biết, các cuộc điều tra đã cho rằng nguyên nhân xuất phát từ cá hồi hun khói là có khả năng cao nhất.

Đây là lời nhắc nhở kịp thời cho mọi người để đảm bảo rằng thực phẩm được xử lý và lưu trữ an toàn, và những người có vấn đề về sức khỏe nên tránh một số thực phẩm nhất định.

Listeria là phổ biến trong thực phẩm lạnh như hải sản và thịt nguội. (Getty)

Listeria là một loại vi khuẩn thường gây bệnh nhẹ ở những người khỏe mạnh nhưng có thể gây tử vong cho những người có hệ miễn dịch yếu.

Thực phẩm có nguy cơ nhiễm khuẩn Listeria bao gồm hải sản ướp lạnh, thịt nguội từ delis, pho mát mềm, pate hoặc phết thịt và các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng.

Mới đây, một nghiên cứu mới của một nhóm học sinh trung học đã kết luận gây sốc rằng: “Gần 10% cá được bán ở Sydney không đúng với thông tin trên bao bì”

Cuộc điều tra được thực hiện đối với hai tiểu thương tại Chợ Cá Sydney và một tiểu thương bán cá ở khu thương mại trung tâm Sydney cho thấy hai trong số các mẫu cá được kiểm tra thực sự khác biệt so với thông tin về loại cá được in trên bao bì.

Em Michael Sacks, 20 tuổi, một trong số 12 học sinh của trường Sydney Grammar School đã tham gia thực hiện nghiên cứu trong hai năm 2015 và 2016, nói rằng “Đối với một số loại cá, bạn không thể chỉ nhìn vào khúc cá đã được cắt sẵn và nói chính xác tên của chúng”.

Nghiên cứu cho thấy, một khúc cá được đóng gói vào khay với tem mác ghi tên là “cá tráp” thực ra lại là Jackass Morwong, một loại cá có tên trong danh sách hải sản bị đánh bắt quá mức của Phòng Công nghiệp bang NSW.

Trong khi đó, một mẫu cá khác với thông tin “cá chai” được xác định là cá chào mào. Nhóm học sinh thực hiện nghiên cứu còn phát hiện, cá Latchet cũng bị dán tên sai thành cá chào mào.

Trong khi nhiều người mua hàng nghĩ rằng họ mua cá Blue Warehou thì thực ra lại mua nhầm thành cá Silver Warehou, được đánh giá là có chất lượng thấp hơn.

Bên cạnh đó, nghiên cứu phát hiện 22% nhãn mác trên các khay đựng cá không tuân thủ Tiêu chuẩn Dán nhãn Tên cá của Úc, cụ thể là không có đủ thông tin để xác định đúng loại cá, dùng tên gọi hoặc thuật ngữ quá cổ xưa hoặc viết sai chính tả.

Tiến sĩ Andrew Mitchell, nhà khoa học cấp cao thuộc bảo tàng Australian Museum kiêm người đứng đầu thực hiện nghiên cứu, cho biết nhãn mác không đúng với loại cá là một vấn đề lớn đối với người tiêu dùng.

Tiến sĩ cho biết trên báo The Age như sau “Những lỗi sai thường gặp là loại cá có chất lượng thấp hơn bị in tên thành loại cá có chất lượng cao hơn, gây ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người tiêu dùng”.

Ngoài ra, Tiến sĩ dự định sẽ mở rộng phạm vi thực hiện nghiên cứu đến các loại cá được bán trong các nhà hàng.

Báo Alo Úc tổng hợp

Leave a comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Related Articles

Nước Mỹ nín thở chờ quay giải độc đắc 565 triệu USD

Giá trị giải độc đắc Mega Millions đã vượt nửa tỷ đô,...

Nhập viện vì nuốt nhầm sinh vật lạ dưới biển ở Úc

Một chàng trai 18 tuổi đã phải nhập viện sau khi nuốt...