Home Tâm Sự - Chia Sẻ Mẹ Việt kể về sự khác biệt khi cho con học mầm non ở Úc với học phí 2000 AUD/tháng
Tâm Sự - Chia Sẻ

Mẹ Việt kể về sự khác biệt khi cho con học mầm non ở Úc với học phí 2000 AUD/tháng

(www.Alouc.com) – Tôi đã từng cho con học trường với mức học phí 100 đô Úc/ngày, tức là khoảng hơn 2000 đô Úc (khoảng 36 triệu VNĐ)/tháng. Bạn mong gì với mức học phí mầm non được cho là đắt gần nhất thế giới đó…

anh iphone 5741

Chị Trần Hồng Minh (ở Hà Nội), từng có thời gian sinh sống, làm việc ở Úc vài năm trước. Trong thời gian đó, chị đã có rất nhiều trải nghiệm thú vị, đáng yêu về nước Úc cũng như cuộc sống bên này. 

Một trong những câu chuyện đáng nhớ và nó cũng tác động lâu dài tới cuộc đời con trai nhỏ của chị là đã có một thời gian theo học mầm non tại đất nước Kangaroo này. 

Chị đã giành cho Gia Đình Mới bài viết chia sẻ về câu chuyện học mầm non của mình. 

‘Đó là câu chuyện khi tôi cho con học mầm non tại một cơ sở giáo dục rất bình thường ở Úc.

Lúc đó quả thật không có sự lựa chọn nào khác, hoặc cho con đi học để đi làm, hoặc là ở nhà ôm con. Khi trở về Việt Nam, vợ chồng tôi lạc vào ‘ma trận’ lựa chọn trường. Đúng là đau đầu!

Trường công hay trường tư không bằng trường… gần

Chúng tôi quyết định chuyển nhà về một khu đô thị ở Hà Đông vì ở gần ông bà ngoại.

Hai năm đi học ở nước ngoài, độc lập, tự do, tự chủ dù có quen đó, nhưng mà với công việc mới ở Việt Nam thì việc có người thân bên cạnh sẽ thuận tiện hơn.

Nếu có phải đi công tác, phải đi làm sớm, về muộn thì con cái đã có ông bà giúp cho đón đưa, ăn uống. Không có gì yên tâm và thuận tiện hơn.

anh iphone 5143

Tiếp theo tới việc chọn trường cho con. Ở khu đô thị chúng tôi ở, có trường công lập 1-2 cái gì đó, thuộc phường sở tại cách khu đô thị từ 1-2 km. Còn trong khu đô thị thì có khoảng 20 cơ sở mầm non đủ các tên.

Gọi là cơ sở giáo dục mầm non, điểm trường trông trẻ thì chính xác hơn trường mầm nọn bởi cơ sở vật chất chỉ là 1-2 cái nhà rộng từ 85-200 m2.

Có giấy phép, họ cải tạo nhà, thành cơ sở trông trẻ và quảng cáo, PR lên để thu hút bố mẹ, trẻ nhỏ tới học.

Nếu như khi ở nước Úc chúng tôi chỉ có 1 đến 2 lựa chọn, thậm chỉ còn chả có lựa chọn nào, phải xếp hàng chờ đợi người ta sắp xếp trường cho con mình học thì về Việt Nam chúng tôi bị ngập trong rừng lựa chọn.

Nếu như ở nước Úc chúng tôi tự thảo luận với nhau, tham khảo ý kiến những người đi trước thì ở Việt Nam có hàng trăm chuyên gia, vô vàn những ý kiến mà nghe xong cũng thấy… hoảng.

anh iphone 023

Vậy chọn trường thế nào đây? Vì đã chọn ở gần ông bà ngoại để nhờ vả thì phải chọn trường ngay trong gần khu đô thị để ông bà tiện đón đưa. Thế nên tiêu chí đầu tiên là trường phải gần.

Trường gần sẽ giúp việc đưa đón con dễ dàng hơn rất nhiều, con không phải dậy quá sớm để tới trường, bố mẹ, ông bà cũng không phải nơm nớp canh giờ tan học để tránh tắc đường đón con. Trời nắng, mưa cũng không quá đáng ngại vì chỉ vài ba trăm mét đã tới chỗ con học…

Trường công hay tư không quan trọng bằng trường con thích

Xác định được tiêu chí đó thì chúng tôi đi tìm hiểu trường cho con.

Vòng đầu là bố mẹ rủ nhau đi ngó nghiêng các cơ sở mầm non, xin tờ rơi quảng cáo các kiểu. Sau khi lựa chọn, tới vòng tiếp theo là đi cùng con.

anh iphone 957

Cái này cũng có nguyên nhân của nó. Chẳng là bạn con được học 2 năm với chương trình ‘nghìn đô’ đó nên giờ bạn ấy không thích áp đặt, muốn được lựa chọn.

Bố mẹ muốn nhanh chóng thuyết phục con tới trường thì phải thỏa hiệp với bạn ấy. Vậy là dẫn con đi chọn trường.

Tới trường đầu tiên, cơ sở vật chất tốt, trường rộng, đủ các thể loại chương trình học, một lớp học cũng ít học sinh, cô trò thân thiện.

Nhưng con lại không thích kêu lớp học xấu, ít đồ chơi, không có khu vui chơi… Vì con quen chơi rồi chứ không quen học.

Thế nên mặc dù cô giáo ra sức giới thiệu về ưu điểm của chương trình, về việc học một thời gian bé sẽ nhận biết được… chữ, rồi đếm được tới 1000 thì bố mẹ cũng đành chịu.

anh iphone 958

Con học không phải bố mẹ đi học nên phải tôn trọng con.

Tới điểm trường tiếp theo, con quan sát trường, thấy các cô mặc màu áo xanh, còn thích, cơ sở trang trí xanh đỏ tím vàng bắt mắt, có vài trò vui chơi, có khu ‘xúc đất, xúc cát’ để nghịch.

Con vào lớp học nhìn các bạn mới đầu cũng e dè nhưng sau thấy cũng thích ứng nên con nói con thích học ở đây.

Ok, tốt rồi, vì con nói thích nên việc nói con đi học sau này sẽ dễ dàng hơn. Vì đó là sự lựa chọn của con!

Không thể mong muốn một sự hoàn hảo

Học 100 đô la Úc 1 ngày thì có những gì? Để chúng tôi liệt kê qua cho bạn. Bạn có thể đưa con đến bất cứ lúc nào, không quy định giờ đi học.

Con đến cô có thể ngồi đó hoặc đang chơi cùng các bạn khác trong sân chơi, nên bố mẹ chỉ ký tên, đưa con vào rồi goodbye ra về.

anh iphone 5743

Buổi chiều, nếu đón còn muốn hơn giờ quy định: phạt tiền, nếu quá muốn: phạt tiền và ra đồn cảnh sát.

Khi đưa con đi học bạn có thể mặc cho con là hoàng tử, công chúa sạch sẽ, xinh tươi. Lúc đón con nhiều khi bạn chẳng nhận ra con mình vì nó lấm lem, bẩn thỉu, như một chú hề…

Con có thể về nhà với cái bụng đói meo, vì bữa trưa không ăn, hoặc lăn ra ngủ vì buổi trưa không ai bắt đi ngủ (với các bạn từ 4 tuổi là không có giờ ngủ trưa cố định).

Nhiều khi nghĩ không hiểu sao lại phải tốn tới 100 đô Úc, thậm chí nhiều hơn để con mình đi học thể này. Nhưng nghĩ không nhiều vì đơn giản không có lựa chọn khác nào hết!

Vậy mà khi con chào tạm biệt từ cô hiệu trường tới các thầy cô và bạn bè đều lưu luyến không rời, thầy cô còn khóc vì nhớ và yêu con. Và bố mẹ cũng tiếc nuối vì con phải rời môi trường như thế.

anh iphone 1463

Nhiều người nói hãy “ngừng so sánh” vì mỗi nơi một khác. Nhưng vì đã trải qua nơi tốt rồi thì khó có thể không có sự so sánh.

Nhưng đúng, mọi sự so sánh đều là khập khiễng.

Chúng tôi cũng muốn con được chơi nhiều, có chỗ để chơi nhưng nếu ở bên Úc con nghịch cả ngày trong công viên không ra một giọt mồ hôi nào thì với khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, con chỉ cần rời điều hòa vài phút đã nhễ nhại mồ hôi.

Kéo theo đó con có thể sốt, ho… Nên cũng không thể để con thoải mái chơi ngoài trời.

Vì để duy trì vốn tiếng Anh cho con nên chúng tôi cho con học ‘hệ quốc tế’ trong trường. Tuy nhiên, do xuất phát điểm của các bé là khác nhau, cô giáo cũng chưa thật sự chuẩn hóa nên việc mong con có môi trường tiếng Anh để phát triển giao tiếp khá khó khăn. Giờ theo kiểu ‘đông, tây, ngược, xuôi kết hợp’.

Con tôi vừa học trong lớp, vừa nói ở nhà, xem thêm mấy phim hoạt hình, trò chơi… trên youtube.

Đúng là không thể mong sự hoàn hảo.

anh iphone 6534

Một chị bạn có 2 đứa con, một bạn đã vào lớp 1 học ở trường điểm nhất thành phố, mức học phí cũng ngót ngét cả chục triệu đồng (đây là trường Việt Nam, không phải trường quốc tế).

Thêm chi phí đưa đón con đi học 2 triệu/tháng. Ngoài ra là các lớp học thêm Toán, văn, ngoại ngữ…

Mỗi tháng con lớn của chị mất gần 20 triệu tiền học. Còn đứa con bé được gửi vào một trường cũng kiểu ‘đông-tây kết hợp’ với mức học phí khoảng 8,5 triệu và bố mẹ phải tự đưa đón.

Có tham khảo thêm nhiều trường, nhiều gia đình. Quả thật giật mình: mức tiền chi cho con đi học quá lớn, mỗi bố mẹ với mong muốn của mình mà đã chấp nhận chi số tiền mà nói ra còn nhiều hơn so với việc ra hẳn nước ngoài để học.

Điều này đáng vui mừng hay xót xa?

Đó là tùy quan điểm của mỗi người.

Cuối tháng vừa qua, con tôi tạm biệt 3 bạn cùng lớp mẫu giáo chuyển sang trường khác. Còn nói nhớ các bạn lắm.

Đầu năm, nghe khắp mọi nơi nào là chuyện chương trình học mới, nào là đóng góp đầu năm… Bản thân mình ghét những khoản đóng lặt vặt, bầy ra để đóng như kiểu anh đồng nghiệp kể chuyện nhà trường kêu phụ huynh đóng góp tiền mua sàn gỗ vừa mới dùng đc 1 năm nhưng hỏng vì các cháu nghịch quá!

anh iphone 6537

Nhưng giá học phí của con 1 tháng ở đây cũng thuộc loại trung bình cao nhưng ngoài đó ra thì những thứ linh tinh lặt vặt khác đều không phải bận tậm.

Chọn cho con đi theo con đường nào, vấn đề ko phải riêng của bố mẹ, còn phụ thuộc vào con nữa, mà giờ thì cũng chả biết nó thích cái gì.

Nó bảo sau nó sẽ làm ở legoland, nó muốn chế tạo lego để đỡ phải… mua.

Một lúc thì nó lại thích máy bay, tàu vũ trụ, nó muốn chế tạo cái cánh để bay đỡ phải… đi máy bay.

Nhưng bảo học toán, học chữ thì lắc đầu không học. Học chữ thật mệt mỏi và buồn chán. Học toán thì cho đếm bánh, đếm kẹo thì nhanh chứ nhìn con số là lắc đầu.

Con cái là nợ của cha mẹ hay cha mẹ là nợ của con cái cái này trong 1 cuộc đời rồi sẽ rõ.

Chúng ta sinh ra đã thuộc về nhau rồi chứ không phải là những người xa lạ. Nhưng chúng ta không nợ nhau cái gì cả.

Chúng tôi xác định tư tưởng từ lúc có con tới giờ là như thế. Vậy nên muốn con có 1 môi trường hoàn toàn tự do mà nó muốn, không phải theo ai hay giống người nào.

Mong muốn luôn luôn là con khỏe mạnh, lớn lên là người tử tế. Con có thể học trong nước, sớm muộn 1 chút và có điều kiện cho con đi du học để ra thế giới, thực hiện những ước mơ của con.

anh iphone 6539

Tản mạn quá lại quay về chọn trường.

Thôi không phải nghĩ nhiều cứ gạch đầu dòng ra 10 điều đi: Ví dụ như về kinh tế tiền bạc, mục đích của bố mẹ, mục đích của con cái, sự tiện lợi trong việc học, ưu nhược điểm của các thể loại trường.

Có cần chuột bạch không, có cần chuyển nhà để đến chỗ có trường tốt không, cô giáo có cần giỏi không, học tiếng Anh khắc phục được việc đi xa không…

Ngồi liệt kê hết tất tần tật các thứ ra, cái nào đc thì giữ lại, ko thì gạch đi, còn lại khoảng 10 điều thuận lợi là có thể chọn 1 trường rồi.

Trẻ con chả có gì dễ hơn là sự thích nghi nhưng cũng chả có gì khó xóa hơn là sự tổn thương… Vậy nên giữ được những điều tốt đẹp trong phần tuổi thơ ít ỏi của chúng mới là điều quan trọng nhất…

Theo Hồng Minh – Gia Đình Mới