Theo chuyên gia dinh dưỡng, gạo là một trong số các thực phẩm dễ bị nhiễm độc tố aflatoxin khi kiểm tra ngẫu nhiên.
Liao You, chuyên gia dinh dưỡng từ Bệnh viện Đa khoa Quảng Thiên trả lời trong một cuộc phỏng vấn rằng: Aflatoxin là một loại độc tố nấm mốc. Nhiễm độc aflatoxin sẽ gây ra viêm gan cấp tính và hoại tử tế bào gan. Nhiễm độc tố này dễ dẫn đến xơ gan, thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư gan .
Aflatoxin dễ dàng tìm thấy trong các loại ngũ cốc “nhiều carbohydrate”, chẳng hạn như gạo trắng, lúa mạch, lúa mì, hạt sen hoặc ngô, ngoài ra còn có một số loại thuốc thảo mộc. Trong số đó, đậu phộng và gạo là những loại thực phẩm thông thường dễ bị nhiễm độc tố aflatoxin khi kiểm tra ngẫu nhiên.
5 dấu hiệu gạo không nên mua
Chuyên gia dinh dưỡng Liao You cho biết, độc tố aflatoxin sinh sôi nhanh chóng trong môi trường 20-30 độ C. Ngoài ra, trong thời tiết ẩm và nóng nấm mốc rất dễ sinh sôi, việc chọn mua gạo cần thận trọng vì gạo mốc vừa gây nguy hiểm vừa mất chất dinh dưỡng. Khi mua gạo, thấy có 5 dấu hiệu đó là gạo bị đổi màu vàng đục – gạo thâm đen – dễ bị sứt mẻ, gẫy vụn – bị mốc xanh mốc đen – có mùi hôi khó chịu thì đó là dấu hiệu của chất lượng kém, không nên mua. Khi vo gạo, nếu nước vo gạo có màu đen hoặc xanh thì tốt nhất là không nên ăn nữa.
Khi mua gạo, thấy có 5 dấu hiệu đó là bị úa, đổi màu, thâm đen, sứt mẻ hoặc mốc xanh mốc đen thì đó là dấu hiệu của chất lượng kém.
Để phòng tránh việc tiêu thụ gạo mốc, gạo nên được bảo quản ở nơi sạch sẽ, không gian thoáng mát. Thời hạn sử dụng của gạo nói chung chỉ từ 3 đến 6 tháng.
Nhiều người nghĩ rằng nấm mốc không ảnh hưởng quá nhiều đến cơ thể, chỉ cần vo gạo vài lần là sẽ sạch. Nhưng thực tế, gạo thường mọc nấm aspergillus flavus, đây là một loại nấm chứa độc tố aflatoxin. Độc tố này sẽ giết chết một lượng lớn tế bào gan và gây tổn thương gan, phát triển thành xơ gan và sau đó hình thành ung thư gan.
Các triệu chứng chính của ngộ độc aflatoxin là buồn nôn, nôn, vàng da, đau gan, xuất huyết tiêu hóa và tử vong.
4 lưu ý khi lựa chọn gạo để tránh ngộ độc aflatoxin
1. Chọn những loại gạo có bao bì hoàn chỉnh và khô ráo. Aflatoxin thuộc “vi khuẩn hiếu khí” và cần tồn tại nhờ oxy, nên chọn bao bì hút chân không để giảm nguy cơ sinh sản của nó.
2. Cho gạo vào túi bóng, buộc kín trong 5 phút, mở ra thấy mùi đặc biệt thì có thể gạo đã bị tẩy trắng, tẩm hương liệu không nên mua.
3. Cố gắng chọn những loại gạo được bán trong các siêu thị hoặc cửa hàng lớn, những cửa hàng này tương đối ít có nguy cơ sinh ra nấm mốc.
4. Các bà nội trợ nên mua gạo màu trắng, có mùi thơm đặc trưng, và không nên mua các loại gạo có mùi lạ. Gạo cũ thường có hiện tượng đổi từ màu trắng sang ngà ngà, vàng đục, không có mùi thơm rõ rệt do đó bạn không nên mua dù nó có rẻ đến mấy.
Chuyên gia dinh dưỡng Liao You nhấn mạnh, ngay khi có các dấu hiệu ngộ độc aflatoxin như sốt, đau bụng, nôn mửa, co giật, hôn mê, suy gan,… thì bạn nên đi khám ngay để được điều trị đúng cách, điều trị càng sớm càng tránh tổn thương chức năng gan hoặc thậm chí suy giảm chức năng sớm.
Theo Cafebiz