Home Cộng Đồng Sau Ấn Độ, Trung Quốc có nguy cơ đụng độ với Nhật Bản ở Hoa Đông
Cộng Đồng

Sau Ấn Độ, Trung Quốc có nguy cơ đụng độ với Nhật Bản ở Hoa Đông

Hiện Trung Quốc vẫn đang lún sâu vào căng thẳng biên giới với Ấn Độ nhưng một nhóm đảo nhỏ ở biển Hoa Đông có thể là “mồi lửa” đe dọa châm ngòi cho xung đột quân sự tiếp theo ở châu Á.

Theo CNN, cả Trung Quốc và Nhật Bản đều tuyên bố chủ quyền đối với các đảo không có người ở nằm trên biển Hoa Đông (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, Nhật Bản gọi là Senkaku). Năm 1972, khi Mỹ thôi chiếm đóng quần đảo này, chính phủ Nhật tiếp quản Senkaku.

Sau Ấn Độ, Trung Quốc có nguy cơ đụng độ với Nhật Bản ở Hoa Đông

Các phương tiện tấn công đổ bộ của Nhật Bản trong một cuộc tập trận đổ bộ ở Philippines năm 2018.

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản liên quan đến chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đã diễn ra trong nhiều năm nay, không khác gì tranh chấp lãnh thổ giữa New Delhi và Bắc Kinh ở Đường Kiểm soát thực tế (LAC) trên dãy Himalayas.

Tuy nhiên, khác với vụ ẩu đả giữa Trung Quốc và Ấn Độ hôm 15/6 khiến 20 quân nhân Ấn Độ thiệt mạng, một vụ đụng độ bất ngờ giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở Điếu Ngư/Senkaku có thể gây ra một cuộc đối đầu quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ. Lý do là, Mỹ đã ký Hiệp ước an ninh với Tokyo buộc nước này không thể đứng ngoài cuộc nếu Nhật Bản và Trung Quốc xung đột vì tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Giới chức Mỹ cũng đã nhiều lần khẳng định điều này.

Sau Ấn Độ, Trung Quốc có nguy cơ đụng độ với Nhật Bản ở Hoa Đông - Ảnh 1.

Quần đảo Điếu Ngư/Senkaku

Nguy cơ Trung Quốc và Nhật Bản đụng độ quân sự ở biển Hoa Đông gia tăng vào tuần trước khi lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết, tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động gần và bên trong vùng biển Nhật Bản tuyên bố có chủ quyền xung quanh Điếu Ngư/Senkaku trong 65 ngày liên tiếp.

Đây là thời gian hoạt động lâu nhất kể từ tháng 9/2012, khi căng thẳng Nhật-Trung leo thang sau khi chính phủ Nhật mua và quốc hữu hóa 3 hòn đảo thuộc Điếu Ngư/Senkaku.

Trước sự hiện diện của Trung Quốc ngày càng tăng, tại một cuộc họp báo vào giữa tuần trước ở Tokyo, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga khẳng định sẽ phản ứng kiên quyết và bình tĩnh với phía Trung Quốc.

Sau Ấn Độ, Trung Quốc có nguy cơ đụng độ với Nhật Bản ở Hoa Đông - Ảnh 2.

Tàu sân bay Trung Quốc.

Sau đó, trong một tuyên bố hôm 19/6, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lần nữa nhấn mạnh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Do đó, các đội tàu giám sát biển có quyền tiến hành tuần tra thường xuyên và đảm bảo thực thi luật pháp trên các vùng biển quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.

Bình luận về nguy cơ xảy ra xung đột Trung-Nhật trên biển Hoa Đông, ông William Choong, thành viên cao cấp tại Viện ISEAS-Yusof Ishak (Singapore) bình luận: “So với các điểm nóng khác trong khu vực như Biển Đông, Đài Loan, Triều Tiên, biển Hoa Đông là tổng hòa rắc rối về mặt lịch sử, lãnh thổ và danh dự”.

Ông William Choong cho rằng, “vấn đề không phải là Trung Quốc có muốn thách thức Nhật Bản liên quan đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku hay không. Câu hỏi là khi nào và như thế nào? Đây là điều khiến các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản (và cả Mỹ) đau đầu”.

Cùng quan điểm, Tổ chức Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) cho rằng một khi  xung đột xảy ra ở biển Hoa Đông, nó có thể biến thành một sự cố quốc tế nghiêm trọng. Theo AMTI, một khi các lực lượng Trung Quốc đổ bộ vào Senkaku, cảnh sát biển Nhật Bản chắc chắn sẽ có hành động đáp trả. Khi đó, “Bắc Kinh có thể cho đây là hành động leo thang, dẫn đến phản ứng quân sự đáng kể từ Trung Quốc”.

“Nếu các đội tàu cá, hải cảnh hoặc lực lượng quân sự Trung Quốc đổ bộ vào Senkakus, thì Cảnh sát biển Nhật Bản nhất định sẽ tìm cách loại bỏ họ. Bắc Kinh có thể coi đây là một sự leo thang và dẫn đến một phản ứng quân sự đáng kể từ Trung Quốc”, AMTI phân tích.

Theo Dân Việt

Leave a comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *