Home Tin Nước Úc Úc: Lo ngại động đất sóng thần do phát hiện hố rộng 60.000 km2 dưới đáy biển
Tin Nước Úc

Úc: Lo ngại động đất sóng thần do phát hiện hố rộng 60.000 km2 dưới đáy biển

(www.Alouc.com) – Một vết nứt khổng lồ dưới đáy đại dương ở bắc Úc đang khiến các nhà khoa học lo ngại về khả năng xảy ra thảm họa động đất sóng thần.

Một vực sâu khủng khiếp với tên gọi Banda Detachment đã được đo đạc với kích thước lên tới 60,000 km2 và sâu 7km.

Kết quả hình ảnh cho Banda Detachment

Các nhà địa chất học lần đầu tiên nhìn thấy và ghi chép về Banda Detachment là tại phía đông Indonesia. Họ đã cố gắng tìm ra chúng được hình thành theo cách nào.

Vực sâu dưới đáy đại dương này có thể là nguyên nhân gây ra sóng thần cho khu vực – 1 phần của Vành đai lửa Thái Bình Dương.

Trưởng đoàn nghiên cứu, tiến sĩ Jonathan Pownall đến từ Đại học Quốc gia Úc (ANU) cho biết kết quả tìm kiếm sẽ giúp các nhà nghiên cứu đánh giá được những nguy hiểm về sóng thần trong tương lại tại khu vực này.

“Vực sâu này đã được biết đến từ 90 năm trước nhưng cho đến bây giờ vẫn chưa có ai giải thích được bằng cách nào mà nó có thể ăn sâu đến thế”, ông nói.

“Một nghiên cứu đã tìm ra rằng hố sâu 7km dưới đáy biển Banda ngoài khơi phía đông Indonesia đã hình thành bởi sự mở rộng, song hành với nó có thể là lỗi bề mặt lớn nhất được phát hiện trên Trái đất”

Bằng những bản đồ phân tích có độ phân giải cao về đáy biển Banda, các nhà địa chất học từ Đại học Quốc gia Úc và Đại học Hoàng gia Hollyway của London đã phát hiện ra rằng những tảng đá cấu tạo nên đáy biển đã bị cắt đứt bởi hàng trăm vết cứa thẳng song song.

Những vết tích này cho thấy rằng 1 mảnh của vỏ Trái đất với kích thước lớn hơn Belgium hoặc Tasmania chắc chắn đã bị tách rời bởi 1 đường mở rộng 120km cùng với 1 vết nứt góc hẹp, hoặc lỗi phân tách, để hình thành nên hố sâu khổng lồ dưới đáy đại dương hiện nay.

Tiến sĩ Pownall cho biết: “Phát hiện này sẽ giúp giải thích bằng cách nào Banda trở thành 1 trong những vùng biển sâu nhất thế giới.”

Kết quả hình ảnh cho Banda Detachment

Giáo sư Gordon Lister đến từ trường Nghiên cứu về Khoa học Trái đất của Đại học Quốc gia Úc nói đây là lần đầu tiên lỗi kiến tạo như thế này được phát hiện và ghi chép bởi các nhà nghiên cứu.

“Chúng tôi đã có 1 cuộc tranh luận về sự tồn tại của lỗi bề mặt này và quyết định đặt tên nó là Banda Detachment dựa trên những dữ liệu về độ sâu và kiến thức về địa lý khu vực”, giáo sư Lister nói.

Tiến sĩ Pownall cho hay ông đang tham gia 1 chuyến hành trình trên tàu ở phía đông Indonesia vào tháng Bảy thì để ý thấy phần mặt đất nhô lên trùng khớp với sự mở rộng bề mặt của đường nứt đáy biển.

“Tôi hoàn toàn choáng ngợp khi chứng kiến hiện tượng lỗi bề mặt kiến tạo thường chỉ có trong lý thuyết này. Nó không còn chỉ nằm trên màn hình máy tính và hiện ra ngay trên những con sóng.”

Ông nói những tảng đá nằm ngay phía dưới vết nứt bao gồm cả những vật chất trồi lên từ lõi Trái đất.

“Điều này cho thấy một lượng khổng lồ của sự mở rộng chắc chắn đã xảy ra khi lớp vỏ Trái đất dưới đáy đại dương trở nên mỏng dần, thậm chí có những nơi hoàn toàn biến mất.”

Giáo sư Pownall cũng tiết lộ phát hiện về Banda Detachment sẽ giúp đánh giá những nguy cơ tiềm ẩn của động đất và sóng thần.

“Trong 1 khu vực có nguy cơ sóng thần cực cao, kiến thức về những lỗi kiến tạo lớn như Banda Detachment, thứ có thể gây nên động đất nghiêm trọng khi chúng vận động, là vô cùng quan trọng. Nó sẽ giúp đánh giá chính xác về những mối nguy hiểm kiến tạo đang rình rập.”

Related Articles

Nước Mỹ nín thở chờ quay giải độc đắc 565 triệu USD

Giá trị giải độc đắc Mega Millions đã vượt nửa tỷ đô,...

Nhập viện vì nuốt nhầm sinh vật lạ dưới biển ở Úc

Một chàng trai 18 tuổi đã phải nhập viện sau khi nuốt...