Home Tin Nước Úc Những “sát thủ âm thầm” trong đồ ăn thức uống tại Úc
Tin Nước Úc

Những “sát thủ âm thầm” trong đồ ăn thức uống tại Úc

(www.Alouc.com) – Phụ gia Astanxanthin khiến thịt cá Hồi đỏ cam tươi tắn, dư lượng kháng sinh trong gà bệnh, chất tạo nạc Ractopamine khiến thịt Heo chắc nịch và còn gì đang chờ người Úc trên bàn ăn hàng ngày?

Sau phóng sự Chương trình Four Corner của ABC, người tiêu thụ tại Úc mới “vỡ lẽ” về cá cá Hồi tươi roi rói được bán tại Úc.

Những con cá Hồi có thịt màu đỏ cam tươi tắn là vì được nuôi bằng chế độ ăn có chứa các chất phụ gia được thêm vào Astaxanthin tổng hợp.

Astanxanthin tổng hợp là chất chống Oxy hóa rất mạnh, gấp Vitamin E đến 100 lần.

Thế nhưng, Astanxanthin bị phát hiện trong cá Hồi chỉ là một trong rất nhiều “sát thủ” âm thầm ẩn mình trong thực phẩm được người Úc tiêu dùng hàng ngày.

SBS radio cùng quý vị tìm hiểu một danh sách các loại thuốc, hóa chất, phụ gia và nguyên liệu đang được sử dụng và đưa vào đồ ăn thức uống của người Úc mỗi ngày.

Có lẽ không quá khi tạm gọi các chất này là những “sát thủ” âm thầm trong đồ ăn thức uống tại Úc.

Astanxathin trong Cá Hồi 

Nông trại nuôi cá Hồi (Salmon) và cũng là nhà sản xuất lớn nhất tại Úc này là Tassal sau áp lực của các cơ quan hữu trách Úc, đã phải công khai thông tin về sản xuất của họ.

Theo báo cáo này, Tassal đã cho cá Hồi ăn chính các thức ăn chăn nuôi làm từ cá, gồm có: bột cá, dầu cá, các bộ phận thừa và sản phẩm thừa của động vật, ngũ cốc.

Đặc biệt, thức ăn cho cá cũng bao gồm chất phụ gia gọi là có hương vị tự nhiên “Nature Identical” nhưng là một dạng của chất Astaxanthin tổng hợp.

Salmon

Đây là chất chống Oxy hóa rất mạnh, gấp Vitamin E đến 100 lần và nó khiến cho thịt cá có màu rất đỏ cam rất tươi.

Điều đáng sợ là Tassal không hề đề cập gì đến chất Astaxanthin trên nhãn sản phẩm cá Hồi của họ bởi vì đây được coi là một chất phụ gia nhỏ được các cơ quan hữu trách cho phép sử dụng.

Thế nhưng, nếu không có báo chí và các cơ quan quyền lợi tiêu thụ thì người tiêu dùng thường không hề biết chuyện này.

Chất Astaxanthin tổng hợp bị đa số các quốc gia cấm sử dụng trong thực phẩm cho người, thế nhưng cá hồi nuôi để cung cấp thực phẩm cho con người tại Úc này lại có chứa chất đó.

Cái gì có trong thịt Heo ở Úc?

Nhìn những miếng thịt heo chắc nịch, tươi rói thì khó mà tin được rằng nhiều nhà sản xuất chăn nuôi Heo tại Úc này đang sử dụng 1 chất mà khoảng 160 quốc gia trên thế giới đã cấm sử dụng hoàn toàn.

Đó là chất Ractopamine tổng hợp, hay được biết rộng rãi với cái tên Paylean (Hay chất tăng trọng, hay có người gọi là Bột siêu nạc) dùng trong chăn nuôi heo.

Paylean được các nhà sản xuất chăn nuôi Heo Úc dùng để tăng hiệu quả của thức ăn với Heo, thúc đẩy việc tăng trưởng cơ bắp cho Heo, tức là khiến chúng nạc hơn, ít mờ đi, giảm tích tụ chất béo, từ đó mà đạt mục đích cuối cùng… Lợi nhuận!

Pork

Trong khi loại thuốc tăng trọng này bị Châu Âu EU, Nga và cả Trung Quốc cấm hoàn toàn, thì đại diện cho ngành chăn nuôi Heo ở Úc khẳng định không hề có bằng chứng nào cho thấy chất Ractopamine có hại cho sức khỏe con người.

Trả lời báo Sydney Morning Herald, ông Andrew Spencer, Giám đốc điều hành Australian Pork nói về ngành của ông.

“Tôi không tin rằng phải có nghĩa vụ nào đó trong việc công khai điều này, thế nhưng nếu một người tiêu thụ nào đó muốn biết thì đương nhiên họ có thể tìm hiểu bởi vì việc làm của ngành chúng tôi là minh bạch,” ông Spencer nói.

Trong khi đó, nhà sản xuất thuốc Elanco cho Fairfax Media biết rằng chất  ractopamine đã được chấp nhận sử dụng ở Úc khoảng 10 năm trước và hiện nay được khoảng hơn 20 quốc giả công nhận và cho sử dụng.

Theo Medical Daily, Ractopamine nguyên thủy được dùng điều trị hen và thấy có ở 45% số lợn, 30% số gia súc nuôi nhốt và trên một tỉ lệ gà tây nhất định.

Khoảng 20% lượng ractopamine – loại thuốc có nhãn cảnh báo “không dùng cho người” và “người bị bệnh tim mạch nên đặc biệt thận trọng tránh tiếp xúc” có thể vẫn tồn lưu trong thịt.

Ractopamine có liên quan với giảm chức năng sinh sản và tăng tử vong và tàn phế.

Ở người, thuốc được biệt là ảnh hưởng tới hệ tim mạch, gây tăng động, bất thường nhiễm sắc thể và thay đổi hành vi.

Đây là chất phụ gia trong thịt mà chắc chắn không ai muốn có trên bàn ăn của mình.

Thịt gà không phải Free Range hay Organic có an toàn?

Tại Úc này, trong kỹ nghệ nuôi gà thì việc sử dụng các loại thuốc trụ sinh để điều trị bệnh tật mỗi khi gà hay gia cầm bị nhiễm bệnh, đồng thời để ngăn ngừa các bệnh tật là điều rất bình thường.

Chính những người đứng đầu kỹ nghệ này cũng luôn trấn an người tiêu thụ là các sản phẩm gà, gia cầm của họ không còn tồn dư các loại thuốc trụ sinh, nên có thể tiêu thụ một cách an toàn.

Như vậy, các loại thuốc trụ sinh chỉ được sử dụng trong trường hợp trị bệnh cho gia cầm, tuyệt đối không được dùng cho các sản phẩm mà Úc quy định đạt tiêu chuẩn là Free Range Egg hay là Organic.

Chicks and eggs

Điều này cũng có nghĩa là một khi gà đã bị bệnh và được điều trị bằng thuốc trụ sinh thì chúng sẽ không được bán ra thị trường theo dạng sản phẩm được dán nhãn là Free range hay là Organic nữa.

Bà Vivien Kite, Giám đốc điều hành của Liên đoàn thịt gà Úc nói với Fairfax Media rằng họ có một chính sách rõ ràng là không sử dụng thuốc trụ sinh cho mục địch thúc đẩy tăng trưởng cho gà.

Qua chuyện này, có vẻ người tiêu dùng có thể yên tâm với các sản phẩm gà Free Range và Organic.

Tuy nhiên, đâu phải ai và lúc nào cũng sử dụng được sản phẩm gà Free Range và Organic.

Còn rất nhiều loại gà đang bán rộng rãi trên thị trường, khi đi ăn ở các nhà hàng cửa tiệm, đồ ăn nhanh ở mọi nơi thì ai bảo đảm được gà ở đó không còn dư lượng thuốc trụ sinh bởi chỉ có chủ tiệm mới biết gà đó có phải là Free Range hay Organic.

Thậm chí, đã có không ít các vụ dán nhãn Free Range cho trứng gà tại Úc nhưng cuối cùng bị ACCC phát giác gà đẻ trứng không phải Free range.

Tại sao Thịt sống (Raw meat) trông tươi và bắt mắt?

Theo Sydney Morning Herald, các miếng thịt đỏ tươi, trông ngon mắt mà chúng ta nhìn thấy trong các tủ kính của tiệm thịt thường được phun chất Sulphur Dioxide, chất này làm cho thịt có màu đỏ tươi hơn.

Beef raw meat

Tại Sydney, không ít các tiệm thịt đã bị phạt hàng ngàn Đô la vì đã phun chất Sulphur Dioxide lên thịt sống để trông có vẻ tươi và ngon mắt hơn.

Lưu ý là việc sử dụng hóa chất phun lên thịt sống là bất hợp pháp.

Năm ngoái, Cơ quan Thực phẩm NSW đã phạt một tiệm thịt ở Sydney 12,950 Đô la, cộng thêm với 3,870 Đô la tiền phí vì tiệm này đã sử dụng hóa chất quá mức quy định với các loại xúc xích.

Nói đến chất Sulphur Dioxide, thì chất này có hại đáng kể với người bị hen suyễn. Khi ăn phải thì người bệnh suyễn sẽ lập tức lên cơn hen và trở nặng.

Chính vì vậy, chất này bị kiểm soát nghiêm ngặt bởi các cơ quan an toàn thực phẩm.

Chips, bánh mì và sữa bột thì sao?

Các chất phụ gia được sử dụng để bảo quản, làm đặc hay sánh cho đồ ăn, hoặc tạo mầu sắc nhất định cho đồ ăn cũng thường được sử dụng trong các sản phẩm này.

Tất nhiên, không phải sản phẩm nào cũng độc hại, thế nhưng nhiều trường hợp đã phát hiện thấy các chất nguy hiểm và bị cấm ở các nước khác nhưng lại có trong sản phẩm tại Úc.

Milk

Theo Giám đốc Viện An toàn Thực phẩm Úc, Grace Smith thì một số nghiên cứu cho thấy, chất Butylated Hydroxytoluene, một chất chống Oxy hóa, có thể gây ung thư xuất hiện trong đồ ăn.

“Việc sử dụng chất này không nhiều nhưng nó lại xuất hiện trong các loại sữa bột, dầu ăn, quả óc chó, hạt hồ đào, hạnh nhân, và kẹo cao su,” bà Smith nói.

Cũng theo bà Smith, chất Polydextrose (chất tạo độ sánh cho đồ ăn) cũng rất nguy hiểm và được phát hiện trong các loại bánh và đồ ăn tráng miệng.

Một số người mẫn cảm thường bị đầy bụng và khó chịu khi ăn phải các chất này.

Ngoài ra, chất Olestra, một loại chất béo thường có trong các đồ chiên nướng, bánh và khoai tây chiên hay Chips.

Gạo có trắng sạch?

Tháng trước, một phóng sự điều tra của SBS tiếng Punjabi có phanh phui vụ thực phẩm nhập cảng vào Úc từ Ấn Độ có chứa toàn chất độc như thuốc trừ sâu, Arsen, chì và cả chất DDT gây ung thư.

Rice

Một loại gạo Ấn Độ hiệu MDH bị phát hiện còn tồn dư thuốc trừ sâu vượt quá mức quy định của Úc và New Zealand.

Đây là các nhãn hiệu bị điều tra còn nếu các loại chưa được điều tra thì khó mà biết được thực hư ra sao.

Theo phóng sự điều tra của SBS, kết quả đáng ngại và bất ngờ về an toàn thực phẩm này cho thấy người tiêu dùng đang sai lầm khi mặc định rằng tất cả các thực phẩm nhập cảng vào Úc đều đạt tiêu chuẩn phẩm chất nghiêm ngặt.

Người tiêu dùng hy vọng sẽ sớm có các cuộc điều tra về những loại thực phẩm Á châu để mọi người được biết làm sao sử dụng cho an toàn.

Theo SBS

Related Articles

Nước Mỹ nín thở chờ quay giải độc đắc 565 triệu USD

Giá trị giải độc đắc Mega Millions đã vượt nửa tỷ đô,...

Nhập viện vì nuốt nhầm sinh vật lạ dưới biển ở Úc

Một chàng trai 18 tuổi đã phải nhập viện sau khi nuốt...