Home Hỏi Đáp Tìm hiểu về việc can thiệp của bộ trưởng bộ di trú Úc khi xét duyệt hồ sơ di trú Úc
Hỏi ĐápVisa Úc

Tìm hiểu về việc can thiệp của bộ trưởng bộ di trú Úc khi xét duyệt hồ sơ di trú Úc

Các vụ án thông qua nhân viên của ông (Bộ Di Trú) nếu có từ chối thì đương đơn luôn có quyền khiếu nại tới Toà AAT

www.Alouc.com – Những cặp vợ chồng đang yêu thương nhau thật lòng, đang sống trong hạnh phúc và luôn có sự ủng hộ tán thành từ phía gia đình nói riêng và bạn bè xã hội nói chung.

Tưởng rằng ‘vàng thật không sợ lửa’ nhưng có ai đó biết là vàng đâu? Các vụ án trên Toà tôi thường gặp những cặp vợ chồng đòi hỏi quyền lợi nhưng thứ nhất tại sao không chuẩn bị hồ sơ thật kỹ lưỡng trước khi nộp và thường xuyên theo dõi tiến trình của hồ sơ bên Bộ Di Trú Úc ra sao? Đừng bao giờ để hồ sơ dậm chân một chỗ và hy vọng người xét duyệt hồ sơ sẽ thấu hiểu. Thứ 2 là đừng bao giờ nghĩ rằng Bộ Di Trú mà không tin thì sẽ cho người xuống nhà điều tra vì họ không có trách nhiệm đó. Trách nhiệm chứng minh mối quan hệ thành thật là của đương đơn chứ không ai hết.

Các vụ án thông qua nhân viên của ông (Bộ Di Trú) nếu có từ chối thì đương đơn luôn có quyền khiếu nại tới Toà AAT
Các vụ án thông qua nhân viên của ông (Bộ Di Trú) nếu có từ chối thì đương đơn luôn có quyền khiếu nại tới Toà AAT

Can thiệp Bộ Trưởng bộ di trú Úc – một chặng đường gian nan

Các bạn thân mến, chắc rằng các bạn cũng biết đường cuối cùng của những đơn xin định cư hay liên quan đến di trú không phải là Toà Án mà chính là người có quyền cao nhất, Bộ Trưởng Di Trú.

Xem thêm: Tìm hiểu về việc khiếu nại lên tòa án di trú Úc khi visa bị hủy bỏ hoặc bị từ chối cấp visa di trú Úc

Hiện tại, bộ trưởng phụ trách nhập cư và bảo vệ biên giới là ông Peter Dutton. Nhiều người cho rằng ông bộ trưởng này khô khan và thiếu tình người bởi những chính sách chặt chẽ. Nhưng các bạn có biết rằng trước khi đi vào con đường chính trị, ngài bộ trưởng từng là một cảnh sát điều tra chống tội phạm…một điều tra viên phòng chống ma tuý 9 năm.

Khi nhậm chức, việc đầu tiên ông ấy làm là đưa ra các chính sách có thể nói xoá bỏ các cơ hội cho thuyền nhân nhập cư và không lâu sau đó đưa ra các chính sách bài trừ các tội phạm. Điều này đã khiến cho các thuyền nhân phải bỏ cuộc và ông tuyên bố rằng nhập cư vào Úc là một đặc quyền chứ không phải một cái quyền…lợi. Những thành phần tội phạm đã sinh sống tại Úc lâu năm đến mấy mà cứ tiếp tục gây án là điều ông ấy không bao giờ tha thứ. Kể cả có những người thường trú tại Úc 40 hay 50 năm gì đó đều bị trục xuất nếu chưa có quốc tịch. Nhiều thành phần thuộc tội phạm có tổ chức đều phải ngại với chính sách này.

Mỗi khi ông ra tay thì kể cả có án lệ của Toà Án Tối Cao (Tối Cao Pháp Viện) cũng không ăn thua gì. Quốc Hội Úc đã ban cho ngài Bộ Trưởng một chức cao nhất và kể cả khi ông ấy đưa ra một quyết định gì cũng không nhất thiết phải cần giải thích lý do tại sao.

Các vụ án thông qua nhân viên của ông (Bộ Di Trú) nếu có từ chối thì đương đơn luôn có quyền khiếu nại tới Toà AAT. Thắng kiện thì hồ sơ sẽ được chuyển về Bộ để được xét duyệt tiếp nhưng nếu thua mà đương đơn muốn tiếp thì vẫn có thể một là đưa đơn khiếu nại tới Toà Án Liên Bang rồi Toá Án Tối Cao nhưng liệu các cấp Toà Án đó có thích hợp cho đương đơn hay không khi chi phí thực hiện hồ sơ đó rất cao khi cơ hội cũng thuộc diện hên xui. Một phương án thứ 2 khác cũng có thể sử dụng là xin sự can thiệp của Bộ Trưởng căn cứ theo điều 351 hoặc 417 của Luật Di Trú ban hành năm 1958.

Thời gian xét duyệt hồ sơ của bộ di trú
Thời gian xét duyệt hồ sơ của bộ di trú Úc

Nhiều người cũng đã cố và cố để xin lòng nhân đạo từ bộ trưởng khi tới con đường cùng đó nhưng đâu được có mấy ai khiến cho ông ta rộng lượng ưu đãi. Các bạn nên nhớ rằng xin can thiệp từ bộ trưởng không phải là đơn hay hồ sơ và bởi lẽ vậy khi bộ trưởng đưa ra quyết định thì cũng không có quyền khiếu nại gì hết. Còn một điều nữa tôi xin chia sẻ với các bạn độc giả rằng để xin được sự can thiệp của bộ trưởng đó thì cơ hội rất rất thấp (dưới 5%).

Kinh nghiệm cá nhân cho thấy thì khoảng 6 tháng gần đây, các đơn xin can thiệp nộp tại phòng bộ trưởng hầu hết được sàng lọc một cách nhanh chóng. Chỉ sau khi xin can thiệp vài tuần thì nội dung để xin đó sẽ bị từ chối nếu không nằm trong tiêu chí của bộ trưởng. Điều này cũng sẽ bài trừ các thành phần chỉ muốn nộp xin bộ trưởng can thiệp để mua thêm thời gian tại Úc.

Hôm nay tôi nhận được thư từ ngài Alex Hawke, thứ trưởng Bộ Di Trú đã chấp nhận can thiệp cho hồ sơ của một vợ chồng đáng thương. Tình tiết như sau:

Việt từng là một du học sinh từ Việt Nam qua Úc năm 2009. Tới năm 2011 nghỉ học vì gia đình có khó khăn về kinh tế. Năm 2013 khi gặp được Lan thì anh ta đã trở thành người ở lậu. Hai người cưới nhau và tìm luật sư để hợp pháp hoá tình trạng sinh sống bất hợp pháp bằng cách nộp hồ sơ xin định cư theo diện vợ chồng.

Hồ sơ thật quá cho nên họ luôn nghĩ rằng chỉ yêu nhau là đủ nhưng đâu có biết rằng khi đương đơn ở lậu thì còn có thêm điều khoản áp dụng…đó là điều khoản đặc biệt, trong ngành còn được gọi là Schedule 3 (khoản 3) của Luật Di Trú. Bởi mỗi người một hoàn cảnh khác nhau vả lại chính sách của Bộ không có chỉ định rõ ràng các trường hợp và chỉ có chỉ dẫn chung chung. Vào thời điểm đó, các lý do thường được sử dụng cho khoản 3 này là có mối quan hệ mật thiết 2 năm trước khi nộp hồ sơ hoặc là có con(có bầu không tính).

Hồ sơ của Việt đã bị Bộ Di Trú từ chối. Không lâu sau đó Việt nộp đơn xin khiếu nại tới toà AAT và đợi tới hơn một năm sau thì có ngày xử. Trong phiên xử này, các câu hỏi về cuộc sống của cặp vợ chồng Việt Lan đều rất khớp. Chánh án cho rằng đây là một cặp vợ chồng thật nhưng bởi vì không có lý do đặc biệt về khoản 3 đó. Mặc dù quyết định của Toà Án là độc lập nhưng các chánh án vẫn phải áp dụng cùng một Bộ Luật Di Trú và không có quyền hạn gì để bước ra khỏi bộ luật đó khi xét xử.

Khi nhận được quyết định từ chối của Toà AAT thì cặp vợ chồng này mới nhận ra rằng cái mà họ gọi là quyền lợi chẳng hẳn phải quyền lợi mà là một đặc quyền. Bước kế tiếp là kiện lên Toà Án Liên Bang Úc nhưng tôi cũng đã nhấn mạnh rằng không nên, vì các lý do như sau:

Thứ nhất là phải đủ cơ sở để lên thì làm, điều này có nghĩa phải tìm ra các hành vi khi xét xử của chánh án Toà AAT sai luật thì mới là cơ sở. Toà Án Liên Bang cũng chẳng có xem mối quan hệ vợ chồng có thật hay không.

Thứ 2, kể cả có thắng trên Toà Án Liên Bang thì cũng không có nghĩa là được cấp visa mà hồ sơ sẽ được chuyển ngược lại về Toà AAT để xử tiếp.

Thứ 3, kinh phí quá cao.

Thực sự không đem lại kết quả cho vợ chồng này tôi đành phải khuyên thử xin can thiệp của Bộ Trưởng và nếu không được thì đành phải về Việt Nam nộp hồ sơ xin tái định cư theo điện vợ chồng.

Anh Tạ Quang Huy - Một gương mặt thân quen trên các phương tiện truyền thông tại Úc.
Anh Tạ Quang Huy – Một gương mặt thân quen trên các phương tiện truyền thông tại Úc.

Cặp vợ chồng xác định về Việt Nam khi tôi nói cơ hội thành công chỉ là con số dưới 10% mà thôi. Cũng bởi tư tưởng họ đã xác định rồi cho nên thoải mái chờ đến ngày về nhưng chỉ sau vài tháng thì tôi nhận được tin rằng Lan có bầu. Ngay lập tức giấy bác sỹ được chuyển tới phòng bộ trưởng và hy vọng vớt được phần nào hay phần đó. Có con cũng chỉ là cơ sở thêm điểm thôi chứ chẳng hẳn phải là tuyệt đối sẽ được visa.

Gần một năm trôi qua, thì lại lần nữa phó giám đốc sở có liên lạc cho tôi và nói rằng hồ sơ này nằm trong danh sách của bộ trưởng…mừng biết mấy khi báo cho Việt và Lan. Phần còn lại là chứng minh là con ruột của đương đơn, tôi đã nhanh chóng thực hiện để tránh Bộ đổi ý.

Sau khi có kết quả DNA và cung cấp cho Bộ Di Trú vài tuần và hôm nay tôi đã nhận được kết quả thành công này cho một sự chờ đợi dài, mệt và mỏi lắm…

Ngày mai gặp gia đình nhỏ bé này không biết họ sẽ thế nào?

Quả là một chặng đường dài mà đáng…và tiếp tục tôi đi…

Tạ Quang Huy
29/11/2016

* tên nhân vật đã được thay đổi. Unrestricted media release.

Mọi thắc mắc hỏi đáp xin vui lòng gửi về theo địa chỉ: [email protected]

Xem thêm các bài viết liên quan đến hồ sơ di trú Úc

Related Articles

Làm sao để gia hạn hay làm mới passport Úc nhanh hơn?

Biên giới quốc tế mở rộng cửa, các hạn chế biên giới...

Việt Nam: Trường hợp nào đổi từ CMND sang CCCD gắn chip được giữ nguyên số?

Việc đổi số khi chuyển từ Chứng minh nhân dân (CMND) sang...

Hố sụt “tử thần” xuất hiện do nguyên nhân nào?

Liên tiếp gần đây, nhiều hố tử thần sâu hoắm đã xuất...

‘Hộ chiếu vaccine’ điện tử có thời hạn sử dụng trong bao lâu?

Bạn đọc hỏi: Mã ‘hộ chiếu vaccine’ điện tử có thời hạn...