Home Hỏi Đáp Hỏi đáp: Bị từ chối hồ sơ di trú Úc…cần phải khiếu nại không?
Hỏi ĐápVisa Úc

Hỏi đáp: Bị từ chối hồ sơ di trú Úc…cần phải khiếu nại không?

Đại Diện Di Trú Úc
Từ 18/5/2016, OMARA sẽ ngưng cấp giấy xác nhận hành nghề và thẻ ngành cho các đại diện di trú.

Bị từ chối hồ sơ…cần phải khiếu nại không?

www.Alouc.com – Chị Mùi đến gặp tôi vào cuối tháng 7 năm nay với cái bụng bầu không to lắm nhưng có vẻ đi lại hơi chậm so với những phụ nữ khác có bầu. Cũng có lẽ tuổi chị gần 40 và mang bầu lần đầu tiên khiến cho chị cẩn thận hơn ai hết.

Tôi còn nhớ rất rõ thời tiết thì lạnh, trời cũng chạp tối và người phụ nữ khăn quàng đầy cổ. Chị đi bộ lên cầu thang và những tiếng cọc cọc phát ra từ đôi guốc gỗ của chị khiến tôi không thoải mái cho lắm. Ra mở cửa thì một khuôn mặt hiền lành, thở không ra hơi và nói “A chú Huy, phải không?”

Xem thêm: Tìm hiểu về việc khiếu nại lên tòa án di trú Úc khi visa bị hủy bỏ hoặc bị từ chối cấp visa di trú Úc

Thường khách lên văn phòng gặp là đi đôi chứ đơn phương với cái bụng bầu như vậy thì chắc chắn có vấn đề. Một hồi sau tôi nghe tiếng cửa văn phòng sập rình tiếng lớn..bước ra thì thấy dáng vóc của một người đàn ông hình như đang trốn một ai đó đến để gặp tôi. Hỏi có giúp được gì cho anh thì tôi mới biết đó là người đã có đóng góp cho cái bụng bầu kia. Sau gần 1 tiếng trò chuyện thì tôi mới bị ‘kích thích’ và hồ sơ này chắc chắn tôi sẽ nhận.

kết hôn

Anh Lộc là người có gia đình và 2 người con đã trưởng thành. Một dịp anh về Việt Nam tình cờ gặp chị Mùi trong quán cafe và không lâu sau đó có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mối quan hệ được gọi là không chính đáng đó kéo dài được hơn 2 năm rồi chị Mùi xin visa du lịch qua Úc.

Visa được cấp 3 tháng nhưng thấy mọi thứ bên này mặc dù khó khăn quá nhưng luôn được anh Lộc bao che và thương lắm cho nên cứ thế sống và biết rằng mình đang phạm luật mà cứ đến đâu hay đến đó…

Tuổi không còn nhỏ và việc có con cũng chưa từng nghĩ tới nhưng sau khi biết có bầu chị mừng lắm vì dẫu sao cũng là kết quả của một tình yêu. Mỗi lần đi khám bác sỹ đều tốn rất nhiều tiền và thấy tình hình bụng thì mỗi ngày mỗi lớn và liệu lúc đẻ thì lấy đâu ra cả chục ngàn để trả, lúc đẻ liệu Police có bắt không, đứa bé có bị sao không và đủ mọi thứ phải lo.

Anh Lộc vẫn còn hôn thú với người vợ của mình nhưng không muốn ly hôn vì sợ con cái nghĩ sai về anh, vả lại chúng nó đang tuổi ăn học cho nên không muốn chúng nó bị ảnh hưởng. Những hồ sơ ở lậu tôi làm hơn chục năm nay thường dính tới tiền án tiền sự nhưng đây lại là một mùi vị khá khác biệt. Sau khi biết có hướng giải quyết được, tôi đã nộp đơn xin định cư cho chị liền theo diện sống chung.

Mặc dù chưa sống chung với nhau được 12 tháng trước lúc nộp hồ sơ nhưng trước mắt tôi phải đưa đơn vào cho chị. Ngay lập tức được thẻ y tế (Medicare). Trước mắt là chị được đi lại một cách đàng hoàng hơn, thoải mái hơn và bớt lo lắng. Điều này đồng nghĩa với chị có thể chăm sóc cho thai nhi tốt hơn và không cần phải suy nghĩ gì hết.

Sau khoảng 1 tháng thì Bộ Di Trú Úc yêu cầu giải trình điều khoản 3 của Luật Di Trú Úc. Điều này áp dụng cho những đương đơn khi nộp hồ sơ xin định cư theo diện vợ chồng mà không còn visa. Ngoài cái giấy xác nhận của bác sỹ tôi chẳng có gì thêm vì thứ nhất chị Mùi sống share phòng với một số người cũng ở lậu và đã ở lậu thì có mấy ai được đứng tên trong bill, thứ nhì là anh Lộc không sống chung với chị Mùi mà vẫn còn sống chung với vợ mình và thứ ba là hai người chưa sống chung với nhau được 12 tháng như luật định.

Buồn

Có những án lệ của Toà Án Liên Bang, có những điều khoản của luật di trú tôi đã áp dụng và có những yếu tố ngoại lệ mà ít khi sử dụng đều được áp dụng cho cặp trai gái mà nhiều người cho rằng không đàng hoàng này. Tôi xin chia sẻ với các độc giả và các bạn đồng nghiệp như sau:

(1) Vụ án của Toà Án Liên Bang (Waensila) quyết định vào ngày 11/3/2016 cho rằng điều khoản 3 của Luật Di Trú có thể được miễn nếu đương đơn chứng minh được có lý do đặc biệt vào bất cứ lúc nào, kể cả sau khi nộp hồ sơ. Chính sách trước ngày 1/7/2014 cho rằng vào lúc nộp hồ sơ thì đương đơn phải có lý do đặc biệt và 2 ví dụ phổ biến nhất là có con hoặc có mối quan hệ hôn nhân trên 2 năm.

Chị Mùi lúc nộp hồ sơ chỉ có bầu chứ chưa có con. Điều này rõ ràng khác biệt vì chỉ khi đẻ ra mới gọi là con. Vụ án của Waensila đã hoàn toàn cứu vớt được điểm này.

(2) Nếu nộp hồ sơ theo diện sống chung tại Úc thì bắt buộc phải chứng minh được đã từng sống chung tối thiểu 12 tháng trước khi nộp hồ sơ. Vậy thì chị Mùi chỉ mới có tới Úc được vài tháng và không sống chung với anh Lộc thì sao lại gọi là sống chung? Tôi đã rất khó khăn nói chuyện và phân tích cho người xét duyệt hồ sơ rằng án lệ của vụ Toà Án Liên Bang (SZOXP) vào ngày 11/6/2015 cho rằng diện sống chung tại Úc không nhất thiết phải sống chung với nhau 12 tháng mà chỉ cần có ‘quan hệ’ với nhau 12 tháng cũng được.

Tôi còn biết chính sách của di trú không lâu sau đó cũng đổi thành vậy. Bởi vụ án mới có hiệu lực nên chưa nắm bắt được rõ tình hình là điều dễ hiểu.

(3) Úc là một quốc gia thành viên của hiếp ước CROC trực thuộc của Liên Hiệp Quốc nhằn mục đích bảo vệ quyền lợi trẻ em. Hiệp ước này được ký vào ngày 20/11/1989 và có hiệu lực kể từ ngày 2/9/1990. Cho tới thời điểm nộp hồ sơ thì có 140 quốc gia tham gia và cho tới nay Úc vẫn còn tham gia.

Chị Mùi có thai thì chắc chắn là con của chị rồi còn việc cha của đứa bé là ai thì đó là việc sau này nếu Bộ Di Trú có nghi ngờ thì sử dụng công nghệ y học (gene) như thử DNA là điều có thể nhưng không có quyền bắt buộc. Đó là việc của sau này.

Với bản giải trình pháp lý như vậy tôi tin chắc việc còn lại là chờ chị đẻ xong rồi Bộ Di Trú Úc đưa ra quyết định thử gì làm gì là điều dễ hiểu mà.

Khoảng vào tuần trước khi tôi nhận được thư từ chối thì bức xúc vô cùng. Tôi không hề hài lòng với lý do từ chối và biết anh chị này sẽ sốc lắm. Rất bất công và tôi tự hỏi hai chữ công lý luôn nằm trong não tôi giờ phải thế nào? Medicare của chị cũng bị cắt và vậy thì khi đẻ ai là người trả tiền?

Quyền khiếu nại với Toà Án thì chỉ có 21 ngày. Chắc rằng việc kế tiếp là phải khiếu nại nhưng tôi đào sâu và sâu hơn nữa. Còn có công lý tự nhiên áp dụng cho hồ sơ này. Công lý tự nhiên theo tiếng Anh gọi là natural justice và tiếng Latin là ‘nemo judex in sua causa’. Điều này luôn đem lại sự công bằng và đặc biệt được sử dụng trong các vụ liên quan đến nhân quyền.

Tạ Quang Huy
Tạ Quang Huy

Tôi đã viết thư gửi trực tiếp cho nhân viên cấp cao của bộ phận xét duyệt đó và yêu cầu họ xem xét lại. Tại sao thân chủ tôi phải tốn tiền và mất thời gian khiếu nại với Toà Án khi rõ ràng nội dung quyết định từ chối hồ sơ bị sai…đặc biệt là quyết định từ chối đó không hề đề cập tới chị Mùi đang có thai? Tôi nhấn mạnh rằng vụ án này tôi chắc chắn sẽ thắng khi đưa lên Toà.

Hôm qua cũng là ngày chót để tôi khiếu nại nhưng mừng quá khi nhận được email từ bộ phận đó xác nhận rằng hồ sơ được mở lại và quyết định từ chối hồ sơ trước đó không có hiệu lực.

Báo lại cho chị Mùi về tin này…chị mừng lắm và chị có kể mấy tuần vừa rồi sao như mấy năm vậy? Những lúc như vậy tôi cảm thấy thương cho những đứa bé….

Và tôi vẫn theo đuổi hai chữ công lý…

Tạ Quang Huy

Mọi thắc mắc hỏi đáp xin vui lòng gửi về theo địa chỉ: [email protected]

Các bài viết liên quan đến việc hồ sơ di trú Úc

Related Articles

Làm sao để gia hạn hay làm mới passport Úc nhanh hơn?

Biên giới quốc tế mở rộng cửa, các hạn chế biên giới...

Việt Nam: Trường hợp nào đổi từ CMND sang CCCD gắn chip được giữ nguyên số?

Việc đổi số khi chuyển từ Chứng minh nhân dân (CMND) sang...

Hố sụt “tử thần” xuất hiện do nguyên nhân nào?

Liên tiếp gần đây, nhiều hố tử thần sâu hoắm đã xuất...

‘Hộ chiếu vaccine’ điện tử có thời hạn sử dụng trong bao lâu?

Bạn đọc hỏi: Mã ‘hộ chiếu vaccine’ điện tử có thời hạn...