(www.Alouc.com) – Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố danh sách 12 siêu vi khuẩn gây ra mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe con người và giết chết hàng triệu người mỗi năm. 2 trong số các siêu vi này đã xuất hiện tại Úc.
Danh sách các siêu vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh bao gồm một loại vi khuẩn đã giết chết một nửa số người bị nhiễm. Nó đã có từ lâu trong các bệnh viện Úc.
Được mệnh danh là “ác mộng vi khuẩn”, Carbapenem Resistant Enterobacteriaceae (CRE) đã được phát hiện ở nhiều bệnh nhân tại Bệnh viện St Vincent tại Melbourne năm ngoái.
Được xếp vào loại “nghiêm trọng” trong danh sách, loại vi khuẩn này gây bệnh viêm phổi và nhiễm trùng máu, tiết niệu và vết thương.
Giáo sư Karin Thursky, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm từ bệnh viện Doherty cho biết Victoria đang ở mức “báo động cao” với các loại vi khuẩn trong các bệnh viện và các cơ sở chăm sóc người cao tuổi.
“Vi khuẩn đã tồn tại rất lâu trong cộng đồng”, bà nói.
“Nếu chúng ta bị nhiễm vi khuẩn kháng mà không có các kháng sinh thích hợp, chúng ta sẽ không thể điều trị bệnh ung thư hoặc thực hiện các ca phẫu thuật vì bệnh nhân có thể sẽ tử vong do nhiễm trùng.”
WHO cho biết mục đích của danh sách là để hướng dẫn và thúc đẩy việc nghiên cứu và phát triển các loại thuốc kháng sinh mới mà các vi khuẩn không kháng được.
Một báo cáo được công bố vào năm ngoái cảnh báo siêu vi khuẩn có thể giết chết 10 triệu người mỗi năm vào năm 2050 – nhiều hơn số người tử vong vì ung thư hiện nay.
“Sự đề kháng kháng sinh đang gia tăng, và chúng ta đang hết nhanh chóng các phương pháp điều trị”, tiến sĩ Marie-Paule Kieny, trợ lý tổng giám đốc WHO, cho biết.
“Nếu chúng ta bỏ mặc cho thị trường tự đối phó, các loại thuốc kháng sinh mới mà chúng ta đang cần rất gấp có thể sẽ không được phát triển kịp thời.”
Một loại siêu vi khác cũng trở thành mối quan tâm ở Úc là Vancomycin-Resistant Enterococcus Faecium.
Nó gây ra bệnh viêm màng não ở trẻ sơ sinh, viêm nội tâm mạc và nhiễm trùng nghiêm trọng.
“Tỉ lệ nhiễm siêu vi khuẩn này của chúng ta là một trong những tỉ lệ cao nhất trên thế giới”, Giáo sư Thursky nói. “Nó gần như độc nhất ở Úc khi mà chúng ta có tỉ lệ cao như thế này.”
Giáo sư Tiến sĩ Michael Gillings từ Đại học Macquarie cho biết người dân Úc nên dừng việc quá lạm dụng các loại thuốc kháng sinh lại.
“Nếu chúng ta không thay đổi hành vi về cách sử dụng thuốc kháng sinh, điều tương tự sẽ xảy ra với các kháng sinh mới,” ông nói.
Tiến sĩ Gillings khuyến nghị Úc có các chiến dịch nâng cao nhận thức về việc sử dụng kháng sinh và nghiêm cấm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gia súc.
Ông cho biết mọi người cần hoàn thành khóa học về các loại thuốc và bệnh viện để vệ sinh tốt hơn, ngăn chặn sự lây lan của siêu vi khuẩn.
Tiến sĩ Gillings cho biết việc theo dõi các siêu vi phát triển và thêm tài trợ nghiên cứu cũng là rất cần thiết.
Danh sách các siêu vi khuẩn của WHO:
Priority 1: Critical
1. Acinetobacter baumannii, carbapenem-resistant
2. Pseudomonas aeruginosa, carbapenem-resistant
3. Enterobacteriaceae, carbapenem-resistant, ESBL-producing
Priority 2: High
4. Enterococcus faecium, vancomycin-resistant
5. Staphylococcus aureus, methicillin-resistant, vancomycin-intermediate and resistant
6. Helicobacter pylori, clarithromycin-resistant
7. Campylobacter spp., fluoroquinolone-resistant
8. Salmonellae, fluoroquinolone-resistant
9. Neisseria gonorrhoeae, cephalosporin-resistant, fluoroquinolone-resistant
Priority 3: Medium
10. Streptococcus pneumoniae, penicillin-non-susceptible
11. Haemophilus influenzae, ampicillin-resistant
12. Shigella spp., fluoroquinolone-resistant