Sau khi tìm hiểu lịch sử thiết kế của Chanel, bạn sẽ thấy rằng nhiều nguồn cảm hứng của Chanel đến từ những người đàn ông xuất sắc, và tình yêu luôn là nguồn sáng tạo.
Người sáng lập nên Chanel là một người phụ nữ huyền thoại. Bà đã phá bỏ lối ăn mặc truyền thống của thế kỷ 20, đề cao độc lập, tự do, giải phóng phụ nữ, gây dựng nên sự nghiệp lớn mạnh.
Có thể bạn chưa biết, sự nghiệp của bà chịu nhiều ảnh hưởng từ những người tình của bà. Hãy cùng xem Chanel có sức quyến rũ như thế nào mà để những người tình đó sẵn sàng giúp bà thành công?
【1】 Con đường tình nhân
Trên thực tế, tuổi thơ của Chanel khá khốn khó, cha bà là một người bán hàng rong, bản tính đào hoa; mẹ bà là một người phụ nữ bình thường trong khu ổ chuột.
Mẹ bà tổng cộng đẻ được 5 người con, sau khi sinh xong đứa em gái út thì mất, mà một người đào hoa như cha bà sao có thể để con cái trở thành gánh nặng của mình?
Kết quả, người cha ấy đã gửi hai chị em nhà Chanel đến một tu viện và đưa đứa con trai đến trại tế bần.
Do đó, Chanel lớn lên trong một tu viện, ban ngày đi học, tối về may vá, và sống một cuộc sống nghèo khổ, tù túng. Sau khi trưởng thành, Chanel rời tu viện đến làm nhân viên trong một cửa hàng thời trang ở Paris.
Cửa hàng tập trung nhiều phụ nữ thượng lưu châu Âu. Nhìn cuộc sống tươi đẹp rạng ngời của họ, Chanel vừa ghen tị vừa căm ghét những người giàu có.
Ở châu Âu lúc bấy giờ, phụ nữ chỉ có hai con đường: Tìm một người nào đó để kết hôn, hoặc đi làm công nhân.
Chanel không muốn sống cuộc đời nghèo khó nên chỉ có thể tìm được một người đàn ông tốt để kết hôn, vậy bà có thể tìm được một người đàn ông tốt ở đâu?
Chanel đã nhắm đến một quán bar mà các chàng trai thích đến, và đi hát ở quán bar là ý tưởng tuyệt vời.
Giọng hát của bà chỉ ở mức trung bình, và chỉ hát được 2 bài là “The Rooster Crows” và “Who Saw Coco”. Không ngờ, quán bar lại đồng ý thu nhận bà!
Chanel tuy hát không hay và ngoại hình cũng ở mức trung bình nhưng với sự am hiểu độc đáo về thời trang, bà luôn có thể ăn mặc khác biệt và toát lên vẻ quyến rũ khác thường. Chính nhờ điều này, bà được một nhóm con nhà giàu theo đuổi. Balsan là một trong số đó.
Balsan đẹp trai ngọt ngào, dễ dàng lấy được thiện cảm của Chanel, đồng thời ông cũng là người dẫn đường cho Chanel bước vào giới thượng lưu!
Balsan có rất nhiều trang trại nuôi ngựa. Để lấy lòng Balsan, Chanel đã mạnh dạn mặc quần dài để đi cùng ông rong ruổi khắp các trang trại ngựa.
Phải biết rằng, phụ nữ châu Âu thời đó còn mặc đồ như trên TV, quần áo thắt lưng buộc bụng, eo bị thít chặt hết mức để có vòng eo con kiến, chạy được hai bước sẽ ngất xỉu chứ đừng nói là cưỡi ngựa.
Vì vậy, cách ăn mặc của bà đã làm choáng váng cả đàn ông và phụ nữ cùng lứa. Nhưng có một người bị thu hút bởi sự độc đáo của bà, cũng chính là tình yêu đích thực duy nhất của Chanel: Arthur Capel.
Chanel là người tình của Balsan, đồng thời cũng có mối quan hệ tốt đẹp với Arthur. Nhưng để có một con đường êm đẹp, bà vẫn âm thầm chờ Balsan ngỏ lời cầu hôn, sự chờ đợi này là 2 năm.
Mãi sau này, bà mới biết Balsan chưa từng giới thiệu mình với bạn bè hay đưa bà về gặp cha mẹ. Trong lúc cãi vã, Balsan nói rằng chỉ muốn giữ bà làm tình nhân cả đời, chưa bao giờ nghĩ đến chuyện kết hôn!
Điều này là không thể chấp nhận được đối với Chanel, vì cuộc hôn nhân tồi tệ của cha mẹ mình mà bà không thể chấp nhận mối quan hệ vợ chồng không hợp pháp. Trước sự lựa chọn giữa một cuộc sống nghèo khó và một tình nhân của xã hội thượng lưu, bà đã lựa chọn rời đi …
[2], Cửa hàng do người tình tài trợ
Chanel trở lại Paris và thuê một ngôi nhà. Bà làm nón vào ban đêm để kiếm sống.
Nhưng một chiếc mũ thì bán được bao nhiêu tiền?
Những khoản thu nhập này không đủ chi trả cho các máy móc thiết bị và tiền thuê nhà của bà khi ấy. Vì vậy, các chủ nợ lần lượt ghé thăm tận nhà để đòi tiền. Đúng vào lúc khó khăn nhất ấy, hiệp sĩ của bà đã xuất hiện…
Arthur Capel vô cùng yêu thích sự kiêu ngạo từ trong xương của Chanel, và muốn chinh phục sự kiêu ngạo khác biệt hoàn toàn với phụ nữ châu Âu thời bấy giờ. Khi biết Chanel gặp khó khăn, ông đã đến ngay lập tức.
Arthur đã trả hết nợ cho Chanel, tài trợ cho bà để mở một cửa hàng bán mũ, giới thiệu bạn bè của mình ghé thăm và đưa Chanel đến các bữa tiệc của giới thượng lưu.
Chỉ với chiếc mũ đơn giản của mình, Chanel đã thu hút thành công sự chú ý của giới quý tộc, ai cũng hỏi Chanel mua mũ ở đâu?
Bà nói: “Tôi tự thiết kế đó.”
Theo cách này, Chanel chỉ mất 2 năm để những chiếc mũ của mình trở nên phổ biến. Biết rằng bà có năng khiếu không chỉ về mũ mà còn về quần áo, Arthur đã giới thiệu bà với một thợ may người Anh, và từ đó Chanel đã đến các bữa tiệc với những trang phục do bà tự tay “thiết kế”.
Và những bộ trang phục đó lại một lần nữa thu hút sự chú ý của giới thượng lưu.
Sau đó, Arthur Capel tài trợ cho bà để mở một cửa hàng thời trang cao cấp ở Cummings …
Chanel tin rằng đằng sau vẻ lộng lẫy là sự giản dị, vì vậy trang phục của bà chủ yếu mang tính đơn giản và tiện dụng. Điều này dần dần giúp phụ nữ thoát khỏi sự trói buộc của quần áo!
Chanel thường xuyên lén mặc quần áo của Arthur. Bà lấy cảm hứng từ quần áo nam để thiết kế ra những bộ thời trang nữ đơn giản và tiện lợi. Những bộ trang phục của bà nhanh chóng càn quét toàn bộ Paris.
Và Chanel thực sự phá vỡ lối ăn mặc truyền thống của người Châu Âu sau Thế chiến thứ nhất. Cấu trúc xã hội thay đổi, phụ nữ tìm kiếm sự giải phóng, theo đuổi tự do và quyền lực,…
Đây là một hiện tượng xã hội độc đáo trong thế kỷ 20 sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Lúc này, Chanel nhìn thấy cơ hội kinh doanh, bà nói rằng khi nhìn vào thời trang, bạn phải sử dụng tầm nhìn của tương lai và không thể bị giới hạn!
Vì vậy, chiếc áo sơ mi và chiếc quần lọt khe phá cách truyền thống đã ra đời.
Điều này thực sự gây sốc cho phụ nữ khắp Paris, những người truyền thống cảm thấy mặc chiếc quần này là quá trơ trẽn, không biết xấu hổ!
Nhưng? Các cô gái mặc quần không phải là chuyện bình thường sao?
Có một thời gian, phụ nữ khắp châu Âu đã gây ra một cuộc tranh cãi lớn về việc nên mặc quần hay váy. Sau đó tất cả phụ nữ châu Âu đều thay đổi nhận thức rằng: Không phải váy, mặc quần mới là thời thượng.
Chanel đã dùng chiếc kéo trong tay để chôn vùi hình ảnh của những người phụ nữ trong thời đại cũ – những người mà từng được đóng gói thành những con búp bê xinh xắn cho những tay chơi đến theo đuổi và dụ dỗ, và cuối cùng trở thành vật sở hữu của đàn ông – và xây dựng một hình ảnh người phụ nữ mới trẻ trung, năng động, thời thượng hơn.
[3] Đấu tranh giai cấp
Sự nghiệp của Chanel ngày càng thành công và mong ước lớn nhất của bà là được ở bên Arthur yêu dấu trọn đời. Nhưng tình yêu luôn dễ bị tổn thương khi đối mặt với giai cấp, Arthur buộc phải lấy một người có địa vị xã hội ngang bằng làm vợ dưới áp lực của cha mình.
Chanel, sau khi nhận được tin tức, một lần nữa bị đánh bại bởi thực tế.
Cuộc hôn nhân của Arthur đã khiến sự căm ghét giai cấp của Chanel lên đến đỉnh điểm, và bà đã thể hiện sự tức giận đó vào các thiết kế của mình.
Bà cho rằng thời trang là quyền của mọi phụ nữ, không chỉ giới hạn trong tầng lớp quý tộc!
Chanel sử dụng len dệt kim để thiết kế quần áo nữ thời trang với giá cả phải chăng mà công nhân nữ cũng có thể mặc, và ảnh hưởng của bà đã mở rộng trở lại.
Số phận nghiệt ngã, Arthur chết trong một vụ tai nạn xe hơi ngay sau khi kết hôn, và Chanel đã rất sốc khi biết tin đó, trái tim bà cũng chết theo.
Tuyệt vọng, bà chỉ biết dành hết tâm sức cho công việc để chữa lành vết thương lòng. Để tưởng nhớ sự ra đi của Arthur, Chanel đã thiết kế một chiếc váy nhỏ màu đen cho chính mình.
Không ngoài dự đoán, chiếc váy đầm dự đám tang này lại một lần nữa dẫn đầu thời trang, phụ nữ phát cuồng vì chiếc váy này, và nó vẫn là nét kinh điển không thể vượt qua cho đến tận bây giờ!
Những thiết kế kinh điển của Chanel hết lần này đến lần khác đã đưa bà vào xã hội thượng lưu mà bà từng khao khát, được bao quanh bởi những người cầu hôn quý tộc, nhưng không ai có thể khiến bà sẵn sàng bước vào cuộc sống hôn nhân.
Trên thực tế, sau khi tìm hiểu lịch sử thiết kế của Chanel, bạn sẽ thấy rằng nhiều nguồn cảm hứng của Chanel đến từ những người đàn ông xuất sắc, và tình yêu luôn là nguồn sáng tạo.
Vì vậy, nguồn cảm hứng của Chanel chưa bao giờ cạn kiệt.
【4】 Tình yêu là nguồn cảm hứng
Đại công tước của Sa hoàng Demira đã mang đến cho Chanel cảm hứng từ người Slavic và Byzantine. Trong thời kỳ này, bà đã thiết kế rất nhiều đồ trang sức và quần áo lộng lẫy.
Công tước Westminster là quý tộc giàu có nhất nước Anh lúc bấy giờ. Ông đã đưa Chanel về sống trong trang viên cổ kính, đưa bà đi săn và cưỡi ngựa, cảm nhận không khí quý tộc của Đế quốc Anh.
Bà lấy cảm hứng từ những bộ vest truyền thống của Công tước cho chiếc áo khoác vải tuýt cổ điển.
Đại công tước Playboy Nga Dmitri, em họ của Sa hoàng Nicholas II, đã giới thiệu hãng nước hoa của Sa hoàng với Chanel.
Và sau đó nước hoa Chanel số 5 đã ra đời!
Trong chiến tranh, Chanel đã được các sĩ quan Đức Quốc xã che chở để tránh những đau khổ của chiến tranh, và do đó bị nghi ngờ là gián điệp của Đức.
Sau chiến tranh, chính vì vấn đề này liên lụy mà bà phải di dời đến sống ở Thụy Sĩ trong nhiều năm.
20 năm sau, Chanel 71 tuổi. Không muốn sống cô đơn như vậy mãi, bà quyết tâm quay trở lại Pháp và thiết kế chuỗi cửa hàng về túi xách.
Sau khi giành lại được hào quang, Chanel trở lại sàn diễn thời trang và làm việc siêng năng trong 20 năm nữa.
Người phụ nữ gầy gò này, chỉ với cây kim và sợi chỉ trong tay, đã từng bước từng bước giải phóng thân thể và tinh thần của người phụ nữ Châu Âu lúc bấy giờ.
Cựu bộ trưởng văn hóa Pháp nói: “Ở nước Pháp thế kỷ 20, sẽ có 3 người đi vào lịch sử: Charles de Gaulle, Picasso, và Chanel”.
Một câu nói nổi tiếng của Chanel là bài học cho tất cả chúng ta: “Cuộc sống chưa từng buông tha cho tôi, vì vậy tôi tự tạo ra cuộc sống.”
Theo Cafebiz
Leave a comment