Home Hỏi Đáp Di trú Úc và những câu chuyện hồ sơ dạng cấp độ khó – Phần 1
Hỏi ĐápTâm Sự - Chia SẻVisa Úc

Di trú Úc và những câu chuyện hồ sơ dạng cấp độ khó – Phần 1

Trên con đường đến với sự thành công trong cuộc sống của chúng ta đều xuất hiện những chướng ngại vật, những thử thách. Và thành công chỉ đến khi chúng ta biết vuợt qua nỗi sợ để chinh phục những thử thách kia. Đối với mỗi người, thành công có mỗi định nghĩa khác nhau.

Còn đối với tôi, là một người làm trong ngành luật di trú, thành công đối với tôi đó chính là mỗi khi tôi giành chiến thắng cho những “hồ sơ thuộc dạng khó” dành cho khách hàng.


Điều kiện 8503 ” Cấm xin visa trên nước Úc”

Câu chuyện sau đây là một trong những thành công mà tôi cảm thấy hài lòng về chính mình. Đây là một hồ sơ khó liên quan đến việc xin miễn 8503.

Xem thêm:  Tổng hợp các thắc mắc về việc sống bất hợp pháp tại Úc

8503 là con số rất quen thuộc đối với những ai làm trong ngành di trú Úc. Và mỗi khi nghe đến visa nào có con số này ở phần điều kiện thì ai cũng ngán. Bởi vì một khi điều kiện 8503 này được gắn lên visa của một người, thì người đó không thể nào xin được visa khác trong nước Úc (trừ visa bảo vệ). Để được nộp đơn trên nước Úc thì phải xin miễn điều kiện 8503 này và sẽ rất khó khăn.

Đối với tôi, xin miễn điều kiện 8503 không phải là việc quá xa lạ. Tôi cũng làm thường xuyên nhưng câu chuyện dưới đây là một trường hợp đặc biệt. Đặc biệt vì người nộp đơn đã bị từ chối xin miễn 8503 đến 2 lần. Trong khi theo yêu cầu của bộ di trú, chỉ cần 1 lần bị từ chối thì không thể nào xin được lần thứ 2.


“Chuyện là khoảng vài tháng trước, tôi được sự gửi gắm của một đối tác làm ăn, người này không những trên phương diện công việc là đối tác, mà tôi còn coi đó là một người em thân thiết. Cậu ấy gửi gắm cho tôi một số người bạn gặp vài về vấn đề di trú, và trong đó có cô bạn ở quá hạn visa và có điều kiện 8503. Cô bạn này tên là “Hồng” (đã được đổi tên để đảm bảo quyền riêng tư).
Thật ra lúc đầu tôi không trực tiếp phụ trách hồ sơ của Hồng. Hồng đã có luật sư khác phụ trách hồ sơ của mình trước đó. Cô ấy chỉ đến văn phòng tôi vì đi chung với những người bạn kia. Khi cô ấy đến tôi cũng không biết rằng Hồng có trục trặc trong việc xin visa vợ chồng. Tôi cứ đinh ninh rằng cô ấy đang chờ đợi visa vợ chồng, vì tôi chẳng nghe Hồng đề cập gì đến việc xin miễn 8503, chỉ biết là đang chờ kết quả visa.
Rồi bỗng một ngày nọ, trong lúc tôi đang tất bật với công việc thì nhận được cú điện thoại từ một số lạ. Thì ra đó là Hồng. Hồng chỉ nói ngắn gọn “Chị ơi, em Hồng đây. Hồ sơ em gặp trục trặc rồi. Chị giúp em nhé. Em đến liền”.
Lúc này tôi cũng hoang mang, không biết chuyện gì đang xảy ra. Trong đầu tôi hiện lên nhiều suy đóan, nào là visa bị từ chối, bị dính điều khoản 3, hay là dính điều gì đó về pháp lý…… Nhưng sự thật làm tôi không khỏi bất ngờ.

Khoảng một tiếng đồng hồ sau, Hồng bước vào phòng tôi với dáng vẻ khệ nệ do cái bụng bầu đã lớn. Chưa kịp ngồi xuống ghế, Hồng đưa cho tôi xem tờ giấy Bridging visa E có thời hạn 7 ngày. Hồng kể “luật sư khác nộp hồ sơ visa vợ chồng cho em mà bị báo là không có hiệu lực vì hồ sơ em có điều khoản 8503. Em xin miễn 8503 1 lần vì em có thai mà bị từ chối. Hôm nay luật sư và em đến thẳng bộ di trú để xin miễn lần nữa, thì họ vẫn không cho và bảo em trong vòng 7 ngày phải về nước. Em không muốn về Viêt Nam đâu, chị có cách nào giúp em không?”

Nhìn thấy cái bụng bầu đã to cộng thêm vẻ mặt đầy hoang mang lo lắng, tôi trấn an Hồng. Tôi ngồi nghe Hồng kể đầu đuôi sự việc thì thấy rằng hồ sơ này mang tính chất quá phức tạp và rất khó để thực hiện.

Hồng bước vào phòng tôi với dáng vẻ khệ nệ do cái bụng bầu đã lớn – Ảnh: Minh họa

Hồng kể rằng em sang đây du lịch Úc vào năm 2012 và trên visa có điều khoản 8503. Visa của Hồng chỉ có thời hạn 3 tháng, nhưng Hồng đã sống bất hợp pháp ở Úc đến nay là gần 5 năm, mối quan hệ vợ chồng thì phức tạp cũng không kém và tôi không tiện kể ra đây, cộng thêm việc xin miễn 8503 đã bị từ chối 2 lần.
Vì ban đầu tôi không nắm hồ sơ nên tôi không biết tình hình như thê nào. Nhưng tôi thầm nghĩ, bị từ chối 2 lần, nếu xin lại lần này mà không có gì khác lần trước thì việc xin miễn 8503 cũng bị từ chối là cái chắc. Trong đầu nghĩ vậy, nhưng tôi không thể từ chối trường hợp này, vì Hồng là một trong những người mà em tôi gửi gắm, tôi không thể phụ lòng cậu ấy, cũng như phải giúp được Hồng vì tôi thấy cô ấy đã tốn quá nhiều tiền bạc và công sức cho những lần thất bại trước. Cộng thêm việc cái bầu đã quá lớn, đi lại cũng rất khó khăn và Hồng lại càng không thể trở về Việt Nam với cái bụng bầu và sinh con ở đó.

Có nhiều hồ sơ nhìn vào là tôi biết có khả năng thắng hay không. Nhưng với hồ sơ của Hồng, tôi có một chút lo sợ. Một lưu ý ở đây, nếu như xin miễn 8503 bị từ chối 1 lần thì lần 2 sẽ rất khó thực hiện nếu đưa ra cùng lý do, và xác xuất thắng là rất rất thấp. Tuy nhiên, nỗi sợ lớn bao nhiêu, tôi lại càng chuẩn bị hồ sơ một cách hoàn hảo bấy nhiêu. Hồ sơ xin miễn 8503 của Hồng lần này phải có một lý do nào đó đặc biệt hơn, trình bày một cách bài bản và lập luận về mặt pháp lý phải thuyết phục hơn thì mới có hy vọng.

>>: Thông báo quan trọng về sự thay đổi xảy ra với visa vợ chồng Úc vào tháng 7/2017

Hôm sau Hồng đến để chuyển hồ sơ từ bên luật sư của Hồng cho tôi. Tôi gấp rút chuẩn bị hồ sơ để hợp pháp hóa tình trạng visa của Hồng trước, vì bridging visa của Hồng chỉ có 7 ngày, nhưng tôi lại cần thời gian dài hơn để chuẩn bị hồ sơ một cách hoàn hảo.
Về việc cái thai của Hồng, tôi phải “liều” để trình bày lại vì 2 lần trước người đại diện khác làm sơ sài nên đã bị từ chối. “Liều” ở đây là vì biết bộ di trú Úc sẽ không chấp nhận vì Hồng đã bị từ chối 2 lần với lý do mang thai. Nhưng tôi cũng muốn trình bày lại lý do mang thai này một cách thuyết phục hơn. Tôi lại tổng hợp hết tất cả các bằng chứng để chứng minh rằng Hồng không thể nào về Việt Nam được vì tất cả các chuyến bay đến Việt Nam đều cấm Hồng lên máy bay. Đối với tôi, khi nói bất cứ điều gì, tôi đều phải có chứng minh cho lời nói của mình. Đó là tại sao những hồ sơ khó tôi làm đều luôn thành công.

Ngoài việc chứng minh như trên, tôi cũng nêu rõ với bộ di trú về hiệp ước quyền lợi trẻ em và chính phủ Úc đã ký vào năm 1990 với Liên hiệp Quốc. Tuy rằng đứa bé chưa sinh ra đời, nhưng đến thời điểm xét đơn (khoảng 4 tuần sau khi nộp đơn), có thể đứa bé đã được sinh ra và đứa bé này sẽ là công dân Úc. Việc sinh con, những diễn biến sau khi sinh ảnh hưởng đến hoàn cảnh của người nộp đơn và họ không kiểm sóat được những gì xảy ra sau đó. Điều quan trọng nhất đó chính là quyền lợi của đứa trẻ.
Tuy nhiên, tôi vẫn thấy hồ sơ của mình cần thêm một chút “gia vị đậm đà” gì đó. Và tôi đã tìm ra “những gia vị” đó để thêm vào cho hồ sơ xin miễn điều khoản 8503 của mình được “ngon” hơn, thuyết phục hơn. Tôi rất tâm huyết về hồ sơ này, và tôi có linh cảm rằng mọi nỗ lực sẽ được đền đáp.

Bộ di trú Úc tiến hành kiểm tra hàng loạt và bắt giữ lao động ở lậu bất hợp pháp.

[Mecloud video_id=”vDGxUu9A5X”]

Phải nói rằng, gặp những hồ sơ khó và mang tính chất phức tạp như vậy, tôi rất lo lắng. Không phải lo cho tôi, mà là lo cho khách hàng của tôi. Mang trách nhiệm của một người làm luật di trú, việc khách của mình sẽ được ở Úc hay phải về nước là mình gánh trên vai chứ không phải đơn giản làm việc và lấy tiền. Lo ở đây là tôi lo cho nỗi lo của mỗi khách hàng.
Và rồi đúng 1 tuần sau, tôi nhận được thông báo từ bộ di trú rằng đơn xin miễn điều khoản 8503 đã được chấp nhận. Tôi vui mừng báo tin cho Hồng biết là bắt đầu chuẩn bị hồ sơ xin visa vợ chồng cho Hồng. Tuy rằng chặng đường chỉ mới đi được một đoạn, nhưng nếu không miễn được 8503 này thì coi như “tắc đường”, không có đường nào để đi.

Mặc dù điều kiện 8503 khó xin, và trường hợp tôi vừa kể ra là rất rất khó và đại diện trước kia đã từ bỏ vì bị từ chối 2 lần nhưng tôi vẫn làm được. Không phải tôi tự hào về bản thân mình vì làm được hồ sơ khó, nhưng tôi tự hào vì mình đã không phụ lòng mong đợi của khách hàng, người luôn đặt hết niềm tin vào những người đại diện. Trong câu chuyện vừa nêu trên, thì tôi đã không phụ lòng Hồng và người em thân thiết đã gửi gắm Hồng cho tôi.
Lại sẽ có những trường hợp khó khăn khác, có thể là xin miễn 8503 như trên, xin miễn điều khoản 3, bị bắt vào trại hay là ra Tòa Phúc Thẩm Hành Chính, tôi vẫn sẽ đảm nhận hết chỉ cần trong đó có một tia sáng hy vọng nhỏ nhoi trong mỗi hồ sơ.

(Thông tin nhân vật trong câu chuyện đã được đổi)

Đại diện di trú Đào Nguyễn tốt nghiệp Australian Migration Law & Practice tại Victoria Uniersity. Chị hiện đang công tác tại Sydney, tiểu bang NSW.

 

Di Trú Đào Nguyễn/ Báo Alo Úc

Mọi thắc mắc hỏi đáp, xin vui lòng gửi về theo địa chỉ: [email protected]

Xem thêm các bài viết về di trú Úc – định cư Úc