Home Tin Nước Úc Người đồng tính tại Úc có được những quyền lợi gì ?
Tin Nước Úc

Người đồng tính tại Úc có được những quyền lợi gì ?

Chúng ta đang sống tại một xã hội văn minh và tự do. Nhìn xung quanh chúng ta tại xứ sở kangaroo này có rất nhiều cơ hội để phát huy, nhiều cơ hội để thử sức và tự do vì với một Úc Châu với nền tảng pháp lý vốn đã có khá lâu nay cho phép dân của họ thực hiện được nhiều thứ và nhiều điều trong cuộc sống

Thực tế thì ra sao…..?

Vào đầu thập niên 90, chứng kiến những mối quan hệ giữa trai và gái thì có gì đâu mà để bàn với tán, nhưng khi nhìn thấy cặp đồng tính luyến ái cầm tay nhau đi ngoài đường thì sẽ có cả hằng trăm con mắt kỳ lạ chằm chằm nhìn theo, bức xúc như muốn thét lên một sự ghê tởm. Cho tới 2013 của hôm nay, việc công khai yêu người cùng giới không còn gì e ngại, thậm chí còn thêm cả chút tự hào.

Cặp đôi đầu tiên được luật pháp công nhận kết hôn tại úc.Cặp đôi đầu tiên được luật pháp công nhận kết hôn tại úc.

Hệ thống pháp luật của Úc bắt nguồn từ Anh Quốc. Hệ thống pháp luật của Anh Quốc cũng có sự ảnh hưởng rất lớn từ Nhà Thờ Quốc Gia Anh. Thống trị tối cao của nhà thờ này là Nữ Hoàng Anh thứ 2. Vậy thì đã là nhà thờ thì chẳng bao giờ cho phép hai người đồng tính kết hôn, đơn giản vì đạo không chấp nhận pê đê hay ô môi.

Screen Shot 2015-06-28 at 8.55.13 am

Điều các bạn nên nhớ rằng mặc dù chúng ta sống tại Úc nhưng luật pháp được phân chia rõ ràng rằng có luật Liên Bang và Tiểu Bang. Liên Bang trực thuộc tầm cỡ quốc gia và Tiểu Bang trực thuộc trong phạm vi nhất định. Mỗi bang đều có hệ thống toà án và nghị viện riêng, mặc dù cùng trong phạm vi Úc nhưng các bang này không nhất thiết phải theo luật của nhau. Nhưng nếu luật của chính phủ Liên Bang đã ban hành thì luật đó được áp dụng trên toàn quốc.

 

Luật Hôn Nhân thuộc chính phủ Liên Bang đã có cải thiện lớn và ban hành vào năm 1961 nhưng cho tới năm 2004 có sự thay đổi và nhấn mạnh rằng hôn nhân chỉ công nhận một người đàn ông và một người đàn bà là một cặp chồng/vợ và không công nhận các mối quan hệ đồng tính mặc dù cặp đồng tính đó có đăng ký kết hôn tại quốc gia khác thì cũng sẽ không được công nhận tại Úc.

Vào ngày 21/6/2007, Hội Đồng Nhân Quyền và Quyền Lợi Bình Đẳng (HREOC) đưa ra báo cáo về việc điều tra pháp luật của chính phủ liên bang và Hội Đồng này đã tìm ra được 58 bộ luật của chính phủ liên bang rõ ràng kỳ thị những người đồng tính. Vào thời điểm điều tra đó, thủ tướng John Howard nhấn mạnh không cho phép các Bộ tiết lộ các thông tin. Năm 2007 cũng là năm cầm quyền cuối cùng của cựu thủ tướng John Howard.

 

Rất nhiều cặp đồng tính hiện nay vẫn đang tiếp tục đấu tranh cho các quyền lợi của mình.
Rất nhiều cặp đồng tính hiện nay vẫn đang tiếp tục đấu tranh cho các quyền lợi của mình.

Năm 2007, Úc có thủ tướng mới thuộc đảng Lao Động. Cánh tay phải của thủ tướng Kevin Rudd cũng là một người công khai rằng bà ta là đồng tính. Đầu năm 2008 cũng là khởi đầu của sự thay đổi pháp luật đối với đồng tính.
Cho tới tháng 11 năm 2008, quốc hội Úc thông qua luật công nhận quyền lợi của các cặp đồng tính. Họ sẽ có quyền lợi về thuế, anh sinh xã hội, y tế và việc làm. Điều này có nghĩa rằng nếu một cặp đồng tính chứng minh được họ đang có một mối quan hệ sống không giá thú với nhau thì quyền lợi của họ không khác gì một cặp vợ/chồng. Đây không có nghĩa là được kết hôn với nhau mà chỉ đơn giản là công nhận và cho quyền lợi đó thôi.

Đảng Xanh (Greens Party) là một đảng luôn ủng hộ việc thay đổi luật pháp cho phép đồng tính kết hôn. Họ đã đấu tranh cho đồng tính từ năm 2004. Vào ngày 1/8 /2009 khi đảng này có ý định thông qua thượng nghị viện về việc kết hôn đồng tính thì đó cũng là ngày có tới gần 8,000 người đi bộ ngoài đường biểu tình phản đối. Với nhiều tranh cãi tại quốc hội, luật này đã không được thông qua.

Tới tháng 2 năm 2012, lại một lần nữa việc kết hôn đồng tính lại được đưa tới quốc hội để bàn thảo. Lần này có sự thay đổi rằng cha đạo có quyền từ chối thực hiện việc cử hành hôn lễ cho những cặp đồng tính vì lý do tôn giáo của họ. Cũng một lần nữa, thất bại.

 

Cuộc đấu tranh về bình đẳng quyền lợi vẫn đang âm thầm tiép diễn trong cộng đồng LGBT trên toàn thế giới.
Cuộc đấu tranh về bình đẳng quyền lợi vẫn đang âm thầm tiép diễn trong cộng đồng LGBT trên toàn thế giới.

Cùng năm 2012 đó, cuộc điều tra về kết hôn đồng tính được bắt đầu bằng những nghiên cứu qua mạng trực tuyến. Tổng số phản hồi nhận được là 276,437 và đây cũng là con số lớn nhất từ trước tới nay mà thượng nghị viện nhận được. 177,663 người đồng ý thay đổi cho phép đồng tính kết hôn trong khi 98,164 người phản đối và số còn lại là 610 không quyết định được. Thủ tướng của Úc vào thời điểm đó, Kevin Rudd đã công khai rằng ông ta ủng hộ việc cho phép đồng tính kết hôn.
Sau bầu cử của năm 2013, chính phủ lại thay đổi tiếp. Lần này có thủ tướng mới và ông ta nhấn mạnh rằng sẽ không chấp nhận việc kết hôn đồng tính.

Vào ngày 22/10/2013, Canberra (Thủ Đô Úc) đã thông qua điều luật cho phép những cặp đồng tính đăng ký kết hôn sau cả chục năm cố gắng. Bà Tổng Trưởng, Katy Gallagher (sinh năm 1970), cho rằng “tại khu vực của Bang này, chúng tôi thấy rõ ràng là có sự ủng hộ rất mạnh mẽ đối với kết hôn đồng tính và chúng tôi nghĩ rằng các Bang khác nên theo bước đi của chúng tôi”. Điều này có nghĩa rằng nếu một cặp đồng tính không thể đăng ký kết hôn theo Luật Hôn Nhân của chính phủ Liên Bang thì họ có thể tới Thủ Đô Úc để đăng ký kết hôn theo luật mới ban hành vào ngày 22/10/2013 này.

Tại Melbourne và Sydney hiện có nhiều quán Bar dành cho cộng đồng LGBT khá nổi tiếng và thu hút giới trẻ.
Tại Melbourne và Sydney hiện có nhiều quán Bar dành cho cộng đồng LGBT khá nổi tiếng và thu hút giới trẻ.

Tổng Toàn Quyền của Úc, ông George Brandis đã thông báo rằng chính phủ Liên Bang sẽ đem việc này tới Toà Án Tối Cao và sẽ không để yên ở đó. Hiến pháp ghi rõ ràng luật liên bang là trên hết, trong khi Thủ Đô Úc lại làm một việc sai trái như vậy. Luật Hôn Nhân là thuộc Liên Bang không chấp nhận đồng tính mà trong khi Thủ Đô Úc lại có luật riêng cho phép đồng tính kết hôn. Ông nhấn mạnh rằng chính phủ Liên Bang không ủng hộ việc kết hôn đồng tính. Cuộc tranh cãi này không biết bao giờ mới kết thúc…

Trong bất cứ một xã hội văn minh, đang phát triển hay chưa phát triển thì đều có ‘tình yêu’. Tình yêu là hai chữ chỉ có hai người trong cuộc mới hiểu được. Điều này không có nghĩa rằng hai người đó bắt buộc phải là trai gái. Những người đồng giới đều có quyền yêu, những người phẫu thuật chuyển giới cũng có quyền yêu.

Kinh nghiệm cho Tạ Quang Huy thấy rằng bậc phụ huynh thường xuyên phản đối khi biết con mình thuộc ‘loại đó’, nhưng sau một thời gian cũng sẽ cảm thông được cho con mình, vì tình thương dành cho con quá lớn mặc dù ‘nó’ không nối dòng dõi được. Về khía cạnh tôn giáo thì điều này chắc chắn đạo không bao giờ chấp nhận đồng tính nhưng thực tế cho thấy thì số lượng người thuộc đồng tính có đạo là chiếm phần lớn nhất. Đạo không chấp nhận họ nhưng họ không thể bỏ được đạo.

Vào tháng 9 năm 2009, Bộ Di Trú thuộc chính phủ Liên Bang đã công nhận quyền lợi của những người đồng tính. Điều này cho phép họ bảo lãnh ‘bạn đời’ của mình định cư tại Úc theo diện ‘quan hệ không giá thú’. Trên thực tế thì đồng tính đã được bảo lãnh cho nhau từ lâu rồi nhưng từ ngữ pháp lý đã có thay đổi kể từ tháng 9 năm 2009 về việc bác bỏ kỳ thị với người đồng tính.

Cuộc chiến vì quyền lợi của đồng tính còn tiếp…

 

 

Hạo Nhiên.

Theo Di trú Tạ Quang Huy – Vietucnews

 

Related Articles

Nước Mỹ nín thở chờ quay giải độc đắc 565 triệu USD

Giá trị giải độc đắc Mega Millions đã vượt nửa tỷ đô,...

Nhập viện vì nuốt nhầm sinh vật lạ dưới biển ở Úc

Một chàng trai 18 tuổi đã phải nhập viện sau khi nuốt...