Home Tâm Sự - Chia Sẻ Những cú “sốc” chuyện ăn ở của du học sinh tại Úc
Tâm Sự - Chia Sẻ

Những cú “sốc” chuyện ăn ở của du học sinh tại Úc

Hầu hết các bạn chuẩn bị lên đường đi du học luôn trong tâm trạng hồi hộp, phấn khởi cùng với nhiều kế hoạch, dự định được vạch ra trước khi bước vào một cuộc sống mới ở đất nước mới. Nhưng cuộc sống vốn đâu chỉ toàn màu hồng nên du học sinh cũng cần chuẩn bị trước tâm lý và xác định rõ ràng muôn vàn gian truân sẽ phải tự mình vượt qua, trước hết là chuyện ăn ở.

Du học sinh bị sốc với chuyện ăn uống tại Úc?

Nhiều bạn du học sinh khi còn ở Việt Nam luôn được bàn tay cha mẹ chăm lo từ miếng ăn đến giấc ngủ, nhưng khi sang nơi xứ người, các bạn lại phải thay đổi thói quen, tự học cách chăm lo cho bản thân. Đây là cú “sốc” đầu tiên của du học sinh tại Úc mà tôi muốn chia sẻ trong vấn đề Những cú “sốc” chuyện ăn ở của du học sinh tại Úc.

Ban đầu, du học sinh ngại xuống bếp nên thường vào canteen ăn các món ăn nhanh như hamburger, hot dog, khoai tây chiên…nhưng dần cũng ngán. Các bạn chuyển sang ăn những món ăn Việt nhưng các bạn cũng không thể ăn ngoài mãi được vì rất tốn kém. Cuối cùng, các bạn vẫn phải xắn tay áo vào bếp tự chuẩn bị bữa ăn cho mình.

khong-khi-vui-xuan-tung-bung-cua-du-hoc-sinh-viet-tai-australia_1.jpg (500×375)

Trước hết, du học sinh phải tự học cách đi chợ, tính toán chi tiêu hợp lý mà đảm bảo chất lượng bữa ăn. Thường thì các bạn quen đi chợ sẽ biết cách chọn thực phẩm ngon và thường xuyên canh chương trình khuyến mãi, couple giảm giá ở các siêu thị. Cùng với việc quen đi chợ, du học sinh cũng dần nâng cao tay nghề nấu nướng. Tuy nhiên, do bận rộn với việc học tập, đi làm thêm nên đa số du học sinh không thể “lăn” vào bếp hàng ngày. Thay vào đó, các bạn có thể tranh thủ nấu ăn vào ngày cuối tuần rồi bỏ đồ ăn vào ngăn lạnh để dùng cho cả tuần.

Du học sinh sốc với chuyện ăn ở Úc ?

Ở Việt nam, các bạn đã quen với cuộc sống thoải mái bên gia đình, cho nên khi du học Úc, vân đề nhà ở ít nhiều cũng khiến du học sinh bị “sốc”. Thực tế, du học sinh có thể chọn sống ở kí túc xá của trường, sống cùng nhà với người địa phương và thuê căn hộ. Tuy nhiên, khi chọn mỗi loại hình nhà ở này, nhiều bạn vấp phải khó khăn khác nhau.

Ở kí túc xá có dịch vụ tiện nghi nhưng nội quy nghiêm khắc. Ví dụ như mỗi kì nghỉ lễ hoặc nghỉ hè, trường đóng cửa, du học sinh phải dọn hết ra ngoài. Lúc đó sẽ rất bất tiện và khó khăn cho các bạn kiếm chỗ ở tạm. Tuy nhiên, ở kí túc xá có thể tiếp cận được nhiều văn hoá từ các nước khác.

Cũng có trường hợp du học sinh phải ngỡ ngàng với những quy định khắt khe khi ở chung nhà với người địa phương trong khi giá thuê nhà không phải thấp. Ví dụ như chủ nhà yêu cầu đóng tiền Internet riêng với tiền nhà, hạn chế thời gian sử dụng phòng tắm, đèn điện hoặc không cho phép nấu các món ăn Việt Nam.

Đa số du học sinh lựa chọn thuê căn hộ để có thể tự do nấu nướng và sống lâu dài hơn. Tuy nhiên, mướn căn hộ ở ngoài có giá tương đối cao hơn là ở homestay,cho nên các bạn thường rủ rê thêm bạn bè ở chung. Việc thuê căn hộ cũng nhiều rủi ro : người ở chung căn hộ không hợp tính, không hợp cách sinh hoạt , vô cớ vào tù hoặc mất tiền do gặp chủ nhà không đàng hoàng. Ví dụ có trường hợp kẻ lừa đảo dẫn du học sinh đi xem căn hộ, song chỉ xem bên ngoài, còn bên trong xem qua hình, rồi dụ dỗ người thuê nhà đóng tiền cọc và ôm tiền cao chạy xa bay.

Du học sinh sốc với chuyện thuê nhà ở Úc ?

Hiện nay, Hội sinh viên Việt ở Melbourne, Úc cũng có lập ra “danh sách đen” những con đường không an ninh nhằm giúp du học sinh mới không bị mắc phải cạm bẫy khi thuê nhà. Tuy nhiên, bạn cũng cần nắm rõ một số điều khoản căn bản sau đây khi thuê nhà ở bang Victoria, Úc.

– Trước khi thuê nhà:

+ Đề nghị đưa ra văn bản chứng minh người cho du học sinh thuê có quyền sở hữu/quyết định/thuê mướn lại.

+ Kiểm tra kỹ càng phòng, nhà và các khu vực khác trong và xung quanh nhà

+ Nếu du học sinh đồng ý thuê, khi trả tiền Bond (đặt cọc) phải làm bản “Condition report” có chữ ký của chủ nhà, trong đó liệt kê rõ những hư hại sẵn có trong nhà/phòng . Du hoc sinh cần giữ lại một bản.

+ Ký hợp đồng “Bond Lodgement” (hợp đồng tạm trú) và giữ một bản photocopy. Sau 10 ngày, du học sinh yêu cầu chủ nhà cho photocopy một receipt (giấy biên nhận) của RTBA (The Residential Tenancies Bond Authority) để sau này du học sinh đòi lại Bond.

+Ký hợp đồng “Residential Tenancy Agreement” (thỏa thuận thuê nhà), cần đọc kỹ các điều khoản như luật lệ trong nhà, thời gian thuê mướn và thời hạn…

– Khi thuê nhà

+ Chủ nhà chỉ dược phép yêu cầu du học sinh đóng trước tối đa 1 tháng tiền nhà

+ Tháng cuối cùng du học sinh cũng phải đóng tiền nhà chứ không trừ vào tiền Bond.

+ Trường hợp du học sinh thấy hư hại trong nhà thì phải báo ngay cho chủ nhà. Trong trường hợp khẩn cấp (hư hại về hệ thống nước, nhà vệ sinh, mái dột, sự cố nguy hiểm thì cần báo ) mà chủ nhà không chịu khắc phục ngay, du học sinh có thể gọi thợ đến sửa và chủ nhà phải thanh toán hoá đơn (dưới 1,000 USD). Đối với các trường hợp khác, chủ nhà có trách nhiệm sửa chữa trong vòng 14 ngày.

+ Trước khi tăng tiền nhà, chủ nhà phải báo trước 60 ngày. Chủ nhà chỉ được phép tăng tiền nhà 6 tháng 1 lần.

– Chấm dứt thuê nhà

+ Viết đơn “Notice to landlord to vacate” (thông báo trả nhà) gửi chủ nhà một bản, du học sinh giữ một bản

+ Trả tiền thuê mướn

+ Dọn dẹp sạch sẽ nhà/phòng

+ Thủ sẵn “Condition Report” nếu chủ nhà bắt chịu trách nhiêm những hư hại trong nhà.

+ Soạn văn bản “Bond Claim” (hợp đồng yêu cầu bồi thường) ghi rõ những khoản tiền bị trừ và lý do và gửi đến RTBA.

– Dọn ra

+ Chủ nhà không được phép lấy lý do vô cớ hoặc dùng vũ lực đuổi du học sinh ra khỏi nhà. Nếu vi phạm, chủ nhà sẽ bị phạt 2000$.

+ Chủ nhà phải giữ tài liệu cá nhân của du học sinh để quên trong vòng 90 ngày. Nếu không hoàn thành trách nhiệm, chủ nhà sẽ bị phạt 2000$.

+ Đối với những tài sản có giá trị, chủ nhà sẽ phải giữ 28 ngày hoặc không sẽ chịu phạt 1000$.

+ Cho chủ nhà địa chỉ mới của bạn phòng khi cần tới.

 

Nguồn: Duhocuc.info