Home Cộng Đồng Cảnh báo về tình trạng lừa đảo visa tị nạn trong cộng đồng người Việt Nam tại Úc
Cộng ĐồngHỏi ĐápVisa Úc

Cảnh báo về tình trạng lừa đảo visa tị nạn trong cộng đồng người Việt Nam tại Úc

Lua dao visa

CẢNH BÁO! LỪA ĐẢO VISA TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT

Tin Tức Nước Úc – Vừa qua, trong cộng đồng người Việt tại Úc của chúng ta xôn xao về việc người hết hạn visa có thể làm 1 loại visa để kéo dài thời gian sống ở Úc đến 4-5 năm để đi làm hợp pháp và được huởng chế độ Medicare. Chi phí cho loại visa này lên đến $25,000.

Thực hư chuyện này ra sao? Đây là loại visa gì? Và tại sao báo Alo Úc lại gửi lời cảnh báo?

Tổng chị phí để làm hết vụ visa tị nạn này là 25.000$

Đối với một số người, múc đích chính của việc sang Úc du học chính là trở thành thường trú nhân. Họ luôn tìm cho mình những cơ hội để được định cư Úc một cách lâu dài. Bên cạnh đó, cũng có nhiều bạn đã ở quá hạn và luôn mong muốn tìm cách nào đó để được hợp pháp hóa visa tại Úc.

Lợi dụng sự lo sợ khi bị hết hạn visa và mục đích muốn ở lại để lao động tại Úc hoặc định cư của một số du học sinh hoặc người du lịch, một số cá nhân, tổ chức đã sử dụng chiêu trò lừa đảo dựa trên sự nhẹ dạ cả tin của những người cần visa để thức hiện những phi vụ lừa đảo đến trắng trợn.

Xem thêm: Tìm hiểu về visa tị nạn Úc – Nên hay không nên chuyển sang visa tị nạn Úc

Thực ra, việc lừa đảo này đã xuất hiện nhiều năm trở lại đây tại Úc. Người bị lừa cũng nhiều không kém, bởi vì họ mong muốn định cư bằng một cách nào đó dễ dàng nhất và rồi lại bị lừa dễ nhất. Thật vậy, những người đã ở quá hạn visa tại Úc họ rất cần một tấm visa để lận lưng để không bị phập phồng lo sợ khi đi đường, và khi mà bị police hỏi bất ngờ để không bị bắt vào trại rồi trục xuất. Hoặc một số người thì họ chỉ cần ở lại Úc hợp pháp để lao động thêm một thời gian vài năm, kiếm một số vốn kha khá rồi trở về nước.

Dù rằng việc lừa đảo này đã im lặng một thời gian khi mà các đại diện di trú đi trước đã vạch mặt những hành vi lừa đảo đó trên báo đài. Nhưng đến nay, việc lừa đảo này vẫn còn tiếp diễn và công khai hơn trước.

Cụ thể, báo Alo Úc và Di Trú Đào Nguyễn nhận được vài thắc mắc của nhiều độc giả về việc có người quảng cáo rằng: Nếu có visa hết hạn, họ sẽ làm được visa khác, có thể đi làm tại Úc với thời gian lên đến 4-5 năm, được hưởng Medicare và chi phí tổng cộng là $25,000 cho mỗi hồ sơ. Trong lời quảng cáo còn nói rằng, sau 4-5 năm nếu visa đó bị từ chối thì có thể xin visa 485 hoặc visa 457…..

Lời chào mời hấp dẫn được rao trên 1 số group trong Cộng đồng người Việt ở Úc

Quy trình trong tờ quảng cáo nghe có vẻ rất chuyên nghiệp và hấp dẫn, nhưng vẫn không thể nào qua mắt được những người làm luật di trú. Biên tập viên của báo Alo Úc cùng với chị Đào Nguyễn xin được trình bày rõ ràng như sau:

  1. Không lạ gì nữa, đây chính là loại visa Bảo Vệ (Protection visa Subclass 866). Và người quảng cáo cũng khẳng định rằng đây chính là loại visa bảo vệ. NHƯNG, một từ NHƯNG ở đây đó là: Bạn chỉ nhận được visa chờ trong thời gian chờ đợi visa bảo vệ được xét duyệt. Visa chờ này sẽ là loại A, B, C hoặc E tùy vào hoàn cảnh visa hiện tại của các bạn. Loại visa bảo vệ này rất hiếm có người Việt nào xin được. Vì Việt Nam chúng ta là một đất nước không có chiến tranh, tị nạn chính trị cũng không nhiều. Và các bạn trẻ sang du học, hết hạn visa lại càng ít liên quan đến những việc nguy hiểm mà cần được chính phủ Úc bảo vệ.
  2. Visa chờ (Protection visa) của visa bảo vệ có đáng giá $25,000 ?

  • Câu trả lời là KHÔNG.
  • Nếu bạn đến một văn phòng di trú nào đó và xin làm visa bảo vệ, chi phí sẽ không đến $10,000. Nhưng quan trọng là họ có nhận làm visa cho bạn hay không. Bởi vì loại visa này không phải ai cũng có điều kiện để làm, và không phải luật sư nào cũng có thể làm visa này theo dạng đại trà.

Bạn có thực sự xin được visa tốt nghiệp 485 hay visa lao động 457 (TSS) sau khi visa bảo vệ bị từ chối?

  • Trong brochure quảng cáo nói rằng – nếu visa bảo vệ bị từ chối, và bạn đã học một khóa học nào đó để, bạn có thể xin visa tốt nghiệp 485 hoặc visa 457. Điều này hoàn toàn bịa đặt và SAI đối với luật di trú.
    Như Đào đã trình bày rất nhiều trong các bài viết trước. Bộ luật số 48 của luật di trú Úc không cho phép người đã từng có visa bị từ chối nộp thêm một visa khác ngoại trừ các loại visa như: visa vợ chồng, visa chữa bệnh, visa bảo vệ và các loại bridging visa.
    Trong trường hợp này, nếu visa bảo vệ của bạn bị từ chối, cho dù bạn có học lên cao đến mấy, đáp dứng đầy đủ yêu cầu của visa 485 và visa 457 bạn vẫn không thể nào xin được 2 loại visa này.
    Hơn nữa, visa 457 sắp bị thay thế bởi loại visa khác và quy định khắt khe hơn nhiều. Đó là bạn phải có 2 năm kinh nghiệm, phải có điểm IELTS và phải có chủ bảo lãnh, phải chứng minh điều khoản 3. Không hề đơn giản như như những gì họ quảng cáo.

    Tại sao tôi lại nói đây là lừa đảo trắng trợn?

Lời chào mời hấp dẫn với những trình tự nhìn qua có vẻ rất logic
  • Thứ nhất: Trong tờ quảng cáo có nói, bạn sẽ kéo dài được visa đến 4-5 năm. Vì khoảng 2 năm sau bạn sẽ bị từ chối visa, sẽ ra cấp tòa Kinh Lý Liên Bang và lên cao hơn sẽ kéo dài được 4-5 năm.
    Bạn nên nhớ một điều rằng: người làm hồ sơ cho bạn có phải là luật sư hay trạng sư không? Họ có thể lên được tòa ở tất cả các cấp và trả chi phí khi bạn thua tại tòa không? $25,000 trả cho họ, liệu họ sẽ lo chi phí cho tất cả các cấp tòa? Hay là đến lúc visa từ chối họ sẽ không chịu trách nhiệm và cao chạy xa bay?
  • Thứ hai: được biết, tổ chức quảng cáo visa bảo vệ này không phải là đại diện di trú hay là luật sư vì chúng tôi không hề thấy được số đăng ký hành nghề di trú. Theo như tìm hiểu, thì tổ chức này là một trường dạng dạy nghề có địa chỉ ở khu vực người Việt tại NSW và không hề có đại diện di trú nào làm trong trường dạy nghề này.
  • Tổ chức này cũng nhấn mạnh trong tờ quảng cáo rằng: khi làm visa này bạn phải giữ bí mật, vì nếu người khác biết thì có thể bạn sẽ bị bắt trong đợt truy quét của Bộ Di Trú. à Điều này hoàn toàn bịa đặt.
    Họ bịa đặt ra bởi vì họ sợ lộ thông tin quảng cáo đó ra ngoài và Bộ Di Trú sẽ truy xét họ. Nếu như bạn đến thẳng Bộ Di Trú và cho họ biết rằng bạn đang có ý định nộp một loại visa nào đó, có thể họ sẽ cho bạn visa bắc cầu có thời hạn ngắn để bạn có đủ thời gian nộp visa, chứ họ không hề bắt hay trục xuất bạn ngay lập tức.
  • Đào đã từng gặp nhiều trường hợp bị lừa như vậy. Họ đến văn phòng tôi khóc ròng vì bị lừa và thậm chí trước đó, họ không biết rằng hồ sơ của họ ở đâu, bị từ chối hay chưa, trong hồ sơ khai những gì….. Hoàn toàn mù tịt về chính hồ sơ của họ.
  • Tôi đã cứu rất nhiều trường hợp, nhưng có những trường hợp thì tôi cũng đành bó tay vì họ đã tự dồn họ vào bước đường cùng bởi nghe theo lời ngon tiếng ngọt của những kẻ lừa đảo.

Với sự tìm hiểu kỹ càng của Alo Úc và ý kiến trong ngành di trú của chị Đào, chúng tôi khẳng định rằng những cá nhân, tổ chức đưa ra những lời chào mời trên là lừa đảo. Không có việc visa bị từ chối thì có thể xin visa 485, 457. Hoặc là họ không biết luật, hoặc là họ cố tình lừa đảo.

Lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin và không hiểu về luật di trú của nhiều người đang sống bất hợp pháp, mà các cá nhân, tổ chức này đã soạn thành một tờ quảng cáo đầy sức thuyết phục và hoàn hảo. NHƯNG rất tiếc, họ không thể nào qua mắt được những người làm luật di trú. Và nếu như những cá nhân hay tổ chức này là một trong những người làm luật di trú thì có lẽ họ đang cố tình làm sai luật với mục đích trục lợi.

Lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin, trong những năm vừa qua tình trạng người Việt bị lừa đảo về việc xin  visa xảy ra rất nhiều. Đa phần đều đánh vào tâm lý những người đã hết visa hoặc visa sắp hết hạn

Nếu như bạn muốn làm visa mà không biết chắc rằng trường hợp của mình sẽ được xin visa gì, thì tốt nhất bạn nên đến gặp những đại diên di trú để được tư vấn. Vì họ là những người biết luật và làm theo luật. Để tránh bị lừa và tiền mất tật mang, các bạn nên cẩn thận khi gửi gắm tương lai của mình cho những người không hiểu luật pháp hay cố tình trục lợi và làm sai luật.

Sau những chia sẽ trên, Alo Úc và Đào mong rằng những bạn sinh viên hay người du lịch, lao động, đang có ý định xin visa Bảo Vệ bằng “chương trình bridging visa A,B,C,E” thì nên tỉnh táo cảnh giác để tránh bị tiền mất tật mang.

Di trú Đào Nguyễn/ Báo Alo Úc

Clip Bộ di trú Úc tiến hành kiểm tra hàng loạt và bắt giữ lao động ở lậu bất hợp pháp tại Úc

[Mecloud video_id=”vDGxUu9A5X”]