Tin Nước Úc – Theo Uỷ ban nhân quyền Úc (AHRC) đã lên tiếng phản đối đề xuất thay đổi luật quốc tịch trước Thượng viện, cho rằng ngay cả nhiều công dân được sinh ra ở Úc cũng chưa thể đạt được trình độ tiếng Anh theo yêu cầu của dự luật.
AHRC cho rằng đề xuất của chính phủ về những thay đổi trong bài thi quốc tịch có thể khiến nhiều người hiểu sai về chính sách nhập cư không phân biệt sắc tộc của Úc, rằng cần phải có một vụ kiện nào đó để chính phủ cân nhắc lại những thay đổi này.
Trong một phúc trình lên Uỷ ban Thượng viện yêu cầu xem xét lại những đề xuất thay đổi luật quốc tịch, AHRC nói rằng Quốc hội không nên thông qua dự luật này với những đề xuất như tăng thời gian chờ đợi của các thường trú nhân trước khi họ có quyền nộp đơn xin quốc tịch và bài thi tiếng Anh phải đạt trình độ ‘cạnh tranh’.
AHRC cũng cho rằng nếu dự luật này chính thức trở thành luật, hàng chục ngàn di dân đến đây mỗi năm sẽ không thể đáp ứng nổi yêu cầu về bài thi tiếng Anh trong vòng 10 năm đầu tiên ở Úc.
“Rất nhiều công dân Úc sinh ra ở Úc cũng không thể viết hoặc nói tiếng Anh đạt yêu cầu này, Chính phủ thay vì nâng yêu cầu trình độ tiếng Anh, hãy nên tăng cường hỗ trợ cho di dân và những người đi tị nạn nhân đạo.”
Phúc trình có viết:
“Rất nhiều công dân Úc sinh ra ở Úc cũng không thể viết hoặc nói tiếng Anh đạt yêu cầu này, Chính phủ thay vì nâng yêu cầu trình độ tiếng Anh, hãy nên tăng cường hỗ trợ cho di dân và những người đi tị nạn nhân đạo.”
Theo AHRC, việc kéo dài thời gian chờ đợi từ 1 năm lên 4 năm sau khi có thường trú nhân sẽ có khả năng tạo ra phân biệt bất hợp lý giữa các nhóm di dân, do ‘tiêu chuẩn đề ra không phản ánh chính xác mức độ cam kết và đóng góp cho xã hội Úc’.
Chính phủ thì cho rằng việc kéo dài thời gian chờ đợi sau khi có thường trú sẽ giúp các di dân tăng cường khả năng hoà nhập, cho họ có thêm thời gian để đánh giá lại tư cách cá nhân là một thường trú nhân ở Úc.
“Tôi còn phải chứng minh trình độ tiếng Anh của mình bao nhiêu lần nữa? Họ cho rằng khả năng tiếng Anh của tôi đi xuống sau khi học và sinh sống ở Úc hay sao?”
AHRC, ngược lại, cho rằng, những thay đổi này chỉ khiến những người đến Úc với visa tạm trú phải mất thời gian chờ đợi gấp đôi so với những người đến Úc với visa thường trú. AHRC đặt vấn đề đặt ra tại sao tổng thời gian chờ đợi 4 năm vẫn chưa đủ đối với những người có visa tạm trú.
Đề xuất thay đổi đã gây nên nhiều phản đối trong cộng đồng di dân, nhiều đảng phái chính trị khác nhau cũng đã vận động bỏ phiếu chống lại dự luật này, chỉ trích những thay đổi đột ngột trong yêu cầu về luật quốc tịch.
“Tại sao lại cứ tiếp tục áp đặt bài thi IELTS lên chúng tôi?”, một sinh viên lên tiếng đạt điểm IELTS 7.0 khi mới đến Úc du học đã lên tiếng. “Tôi còn phải chứng minh trình độ tiếng Anh của mình bao nhiêu lần nữa? Họ cho rằng khả năng tiếng Anh của tôi đi xuống sau khi học và sinh sống ở Úc hay sao?”
Các thành viên của AHRC đã có mặt trước Ủy ban Thượng viện vào thứ Tư vừa qua và trình bày tóm tắt những quan ngại của họ trước đề xuất thay đổi trong Dự luật Sửa đổi Luật Quốc tịc Úc 2017.
Dự luật này cũng cho phép Bộ trưởng Di trú có thêm quyền hạn thay đổi phán quyết của Ủy ban Kháng án về vấn đề cấp quốc tịch. Hiện tại Bộ trưởng đã có quyền thay đổi những quyết định của Ủy ban Kháng cáo về những vấn đề visa.
Bạn nên xem: Đậu bài thi quốc tịch Úc – Người Việt còn bao nhiêu phân trăm thành công?
Theo Đài SBS