Một bác sĩ tại Canberra cho biết bà sẽ gởi trả lại huy chương OAM, sau khi có tin tức tiết lộ rằng cựu danh thủ quần vợt Margaret Court, có tên trong danh sách ân thưởng huy chương cao quí của Úc nhân ngày Australia Day. Nữ danh thủ quần vợt 78 tuổi, vốn là một mục sư thuộc giáo phái Pentecost Tin Lành, đã bị chỉ trích do quan điểm chống hôn nhân đồng tính, giới đồng tính và những người chuyển giới. Bác sĩ Clara Tuck Meng Soo cho biết, giữ lại chiếc huy chương không thích hợp với nhân cách của bà.
Khi bác sĩ Clara Tuck Meng Soo nhận được huy chương OAM hồi năm 2016, về công trạng của bà trong các dịch vụ y tế, phục vụ cho cộng đồng LGBTI plus, bà và cả gia đình đều rất hãnh diện.
Bà cho biết là một di dân đến từ Mã Lai, quả là sự kiện lớn lao khi những đóng góp của bà được nhìn nhận, cho cộng đồng đặc biệt nói trên.
“Đó là sự nhìn nhận tại Úc, là việc những người di dân chúng ta có thể đóng góp cho đất nước nầy và nước Úc nhìn nhận những gì chúng ta đã làm”.
“Thực sự có những khó khăn về từ ngữ của cộng đồng chuyển giới và rất nhiều người không cảm thấy họ có kinh nghiệm về cung cấp cho việc chăm sóc trong lãnh vực nầy”.
“Các bác sĩ gia đình phụ trách các loại dịch vụ như vậy, vẫn còn rất hiếm hoi”, Clara Tuck Meng Soo .
Là một trong những bác sĩ đầu tiên ở Úc trải qua quá trình chuyển đổi giới tính, bác sĩ Soo tự hào về việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tận tâm và không phán xét, cho bệnh nhân chuyển giới và bệnh nhân H-I-V dương tính.
Thế nhưng bà đã quyết định trả lại giải thưởng của mình để phản đối, sau khi biết rằng nhà vô địch quần vợt gây tranh cãi Margaret Court, sẽ có mặt trong danh sách nhận Huy chương Danh Dự vào Ngày Australia năm nay.
“Tôi cảm thấy hết sức phẫn nộ về chuyện tặng huy chương cho một người như vậy và tôi cảm thấy, nếu tôi giữ lại chiếc huy chương nầy thì có nghĩa là tôi sẽ tha thứ cho hệ thống ân thưởng cho những người như vậy”.
“Do đó quyết định của tôi, là trả lại chiếc huy chương và lý do thực sự bắt nguồn từ sự kiện như vậy”, Clara Tuck Meng Soo.
Được biết danh thủ quần vợt Margaret Court được tặng thưởng huy chương AO, hay ‘Officer of the Order of Australia’ vào năm 2007 và hiện được tăng lên một vinh dự cao hơn là huy chương AC, hay Compagnion of the Order of Australia’ của nước Úc.
Bà Court năm nay 78 tuổi, nhận được vinh dự nói trên trong lãnh vực quần vợt và đào tạo các cây vợt trẻ.
Thế nhưng bà bị chỉ trích trong những năm vừa qua, về quan điểm chống đối hôn nhân đồng tính, tình trạng đồng tính và chuyển giới.
Bác sĩ Soo nói rằng, quyết định của Hội đồng gởi đi một thông điệp sai lầm.
“Cảm tưởng khi Hội đồng Ban Thưởng Huy chương Úc Châu mang lại cho công chúng Úc là có vẻ, Hội đồng tặng thưởng cho bà ta về những lời bình luận gây thóa mạ và đau thương cho cộng đồng LGBTI”.
“Tôi không thấy được, làm thế nào một người đưa ra những lời bình luận thù ghét và nhục mạ đối với một thành phần trong cộng đồng, lại được vinh danh theo cách thức đó, cũng như tôi cũng không thấy làm sao họ lại được xem là một vai trò kiểu mẫu đặc biệt đặc biệt”, Clara Tuck Meng Soo.
Trong khi đó, ông Ivan Hinton Teoh là một người tranh đấu cho công bằng xã hội cũng như cộng đồng LGBI plus.
Ông đã được nhìn nhận về những đóng góp, trong chiến dịch vận động cho Hôn nhân Bình đẳng.
Ông cho biết, đang suy tính việc trả lại chiếc huy chương OAM, mà ông đã được trao tặng.
“Trong cuộc sống của tôi, tất cả những gì tôi biết về bà Margaret Court, là bà muốn loại trừ tôi và những người như tôi”.
“Vì vậy nay tôi không chắc về các giá trị mà tôi tôn vinh lúc nhận được huy chương OAM, khi bà ta được ân thưởng huy chương cao cấp nhất của chúng ta”.
“Đó là một điều với tôi là sự nhìn nhận về những gì tôi làm và nay một điều khác trong tôi, là bị liên kết chặt chẽ với bà Margaret Court”, Ivan Hinton Teoh.
Ông cho biết, tổ chức của ông tên là ‘Just Equal’, hiện kêu gọi Hội đồng nên xét lại quyết định ân thưởng huy chương cao quí cho bà Margaret Court.
“Tôi không hiểu tại sao chúng ta lại ở trong một vị thế, mà có nhiều người hoạt động mạnh mẽ cho nhân quyền, làm việc cật lực cho sự gắn kết, cho các nhóm thiểu số trong cộng đồng, hiện suy nghĩ về việc không tham gia trong chế độ ân thưởng, bởi vì hệ thống không còn đáp ứng với giá trị của chúng ta nữa”.
“Không phải người Úc bình thường mà là một người Úc gương mẫu, lại phải xa rời hệ thống danh dự”.
“Chúng tôi thực sự cần phải có một cuộc trò chuyện, về các giá trị và tiêu chuẩn của hệ thống giải thưởng, nếu những người như tôi và những người như Clara đã sẵn sàng để tách ra khỏi hệ thống”, Ivan Hinton Teoh.
Trong khi đó, nhu cầu về việc thay đổi cũng được dân biểu Lao động liên bang ghi nhận, đó là bà Linda Burney.
Bà nầy cho rằng, tiến trình dẫn đến quyết định của Hội đồng nên được xem xét lại.
“Tiến trình cần phản ảnh, chẳng những về bề mặt mà còn về sâu thẳm của đất nước nầy”.
“Hiện nay có nhiều nghi vấn, những câu hỏi hết sức xác thực về việc, liệu quyết định nầy có thực sự phản ảnh đúng giá trị của nước Úc hay không”, Linda Burney.
Được biết bà Margaret Court hiện nay là một mục sư Tin Lành thuộc dòng Pentecost, hoan nghênh việc bà được vinh danh và cho biết, bà được quyền có quan điểm của mình.
Trong khi đó, Hội đồng Ban Thưởng Huy chương Úc Châu hiện được SBS News liên lạc, để có lời bình luận về chuyện nầy.
Theo SBS
Leave a comment