Đảng Xanh vừa công bố một kế hoạch trị giá 50 triệu đô la để giúp di dân và người nhập cư mới đến Úc được nhận hỗ trợ nhiều hơn về Anh ngữ. Trọng tâm của kế hoạch này là nỗ lực cải tổ Chương trình tiếng Anh dành cho Di dân Trưởng thành nhằm cung cấp cho họ tới 510 giờ học tiếng Anh trong tiến trình định cư tại Úc.
Chương trình tiếng Anh Dành cho Di dân Trưởng thành cung cấp tới 510 giờ dạy tiếng Anh để giúp những người mới đến Úc được học các kỹ năng tiếng Anh cơ bản.
Khoảng 60.000 người tại 270 địa điểm trên khắp nước Úc nhận được trợ giúp qua chương trình này mỗi năm.
Nhưng đảng Xanh nói rằng chương trình cần phải được cải thiện.
Chương trình tiếng Anh Dành cho Di dân Trưởng thành đã hoạt động từ năm 1948, nhưng các hợp đồng thuê các nhà cung cấp ngoải ở các tiểu bang và vùng lãnh thổ bắt đầu vào năm 1997.
Phát ngôn viên Giáo dục của đảng Xanh Mehreen Faruqi nói rằng quá trình tư nhân hóa đã khiến chương trình trở nên thực dụng chứ không còn nhắm đến di dân như trước.
‘Ví dụ, tại thị trấn của Bega, chương trình TAFE NSW, là một phần của Dịch vụ tiếng Anh Dành cho Di dân trưởng thành, đã mất đi hợp đồng hồi tháng 6 năm ngoái với một nhà cung cấp tư nhân vì họ đóng cửa , nên sẽ không còn chương trình trong khu vực đó. Vì vậy, chúng ta phải bảo đảm rằng chúng ta có một đánh giá khẩn cấp về chương trình này và đảo ngược việc thuê dịch vụ bên ngoài.’
Hiện tại, để một người được truy cập các dịch vụ A-M-E-P, người đó phải là thường trú nhân Úc hoặc có visa tạm thời đủ điều kiện.
‘Chi phí cho một chương trình tiếng Anh toàn diện và cung cấp hỗ trợ cho cộng đồng di dân thực sự không phải là khoản phí – đó là một khoản đầu tư. Sự tiếp cận cơ bản với giáo dục, việc làm,đều thông qua ngôn ngữ và vì thế chương trình này mang tầm quan trọng thực sự cần thiết’, trích lời Phát ngôn viên Giáo dục của đảng Xanh Mehreen Faruqi.
Ngoài ra, họ cần đăng ký với một nhà cung cấp dịch vụ dạy chương trình này trong vòng sáu tháng sau khi đến Úc, bắt đầu khóa học trong 12 tháng và hoàn tất khóa trong vòng năm năm.
Các tiêu chí sẽ giảm nhẹ hơn một chút cho những người dưới 18 tuổi.
Một nhánh khác trong kế hoạch của đảng Xanh, là ngăn chặn tỷ lệ bỏ học cao ở những người nhập cư mới, đặc biệt là những người có nguồn gốc tị nạn, bằng cách thúc đẩy các sáng kiến của Bộ Dịch vụ Xã hội hay còn gọi là chương trình “Hỗ trợ Chuyển Tiếp Thanh Thiếu Niên’
Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy tỷ lệ hoàn thành bậc trung học ở các học sinh tị nạn, ở mức 62%, thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ 86% của những người Úc khác .
Cải cách đề xuất của đảng Xanh cũng liên quan đến việc phát triển một khuôn khổ báo tiến trình học sinh học tiếng Anh như một ngôn ngữ bổ sung, và thành lập một đơn vị trong Bộ Giáo dục và Đào tạo để theo dõi tiến độ và thực hiện kế hoạch chung của họ.
Thượng nghị sĩ Faruqi nói rằng những cải cách được đề xuất trị giá 50 triệu USD sẽ rất đáng đồng tiền bát gạo.
‘Chi phí cho một chương trình tiếng Anh toàn diện và cung cấp hỗ trợ cho cộng đồng di dân thực sự không phải là khoản phí – đó là một khoản đầu tư. Sự tiếp cận cơ bản với giáo dục, việc làm,đều thông qua ngôn ngữ và vì thế chương trình này mang tầm quan trọng thực sự cần thiết.’
Trung tâm Tài nguyên Người Tầm trú cho biết nhiều người tị nạn đến Úc trước đây chưa bao giờ có cơ hội đến trường.
Trung tâm cho biết nhiều người tị nạn sống chung với chứng rối loạn căng thẳng hậu chấn thương ((PTSD)) và do đó khó học được các kỹ năng mới, như ngôn ngữ.
‘Những người xin tị nạn, người tị nạn và di dân giống nhau, họ có trình độ kỹ năng, tài năng để ở Úc – nhưng thường thì tiếng Anh được coi là một rào cản lớn. Họ cần giao tiếp với xã hội xung quanh mình. Trình độ ngôn ngữ ở dưới mức trung bình thực sự tác động đến khả năng của họ để làm điều đó một cách an toàn và đóng góp một cách có ý nghĩa.’
Đó là phát biểu của bà Abiola Ajetemobi, giám đốc Ban Đổi mới của Trung tâm.
Bà đến Úc từ Nigeria 11 năm trước và ban đầu cũng gặp khó khăn khi học tiếng Anh.
Bà Ajetemobi nói rằng bất kỳ thay đổi nào đối với cách Úc cung cấp dịch vụ hỗ trợ tiếng Anh cho những di dân mới đến nên tập trung vào việc giúp họ sẵn sàng cho công ăn việc làm.
‘Tôi nghĩ rằng hệ thống chuyển từ việc hỗ trợ sang giúp họ sẵn sàng để đi làm sẽ thực sự phù hợp hơn, bởi vì người tị nạn thực sự muốn đóng góp có ý nghĩa cho nền kinh tế Úc. Do đó, nếu có một mô hình thực sự hỗ trợ theo hướng này đó, điều đó sẽ thực sự phù hợp.’
Đảng Xanh không phải là chính phủ duy nhất đưa ra các hứa hẹn về việc hỗ trợ ngôn ngữ cho di dân trước cuộc bầu cử liên bang tháng Năm.
Liên đảng đã công bố ngân sách liên bang vào tháng Tư, với ý định dành 12,6 triệu đô la trong ba năm để thiết lập một chương trình hỗ trợ các trường ngôn ngữ cộng đồng.
Còn hồi tháng Hai, Lao động đã hứa sẽ chi 8 triệu đô la cho 700 trường ngôn ngữ cộng đồng của Úc nếu đắc cử.
Leave a comment