Một số nhân viên dịch vụ Cứu hỏa và Khẩn cấp giàu kinh nghiệm nhất tại Úc cảnh cáo rằng khí hậu khắc nghiệt và ngày càng tệ hại hơn đang đe dọa cuộc sống của người dân Úc.
Họ kêu gọi nên có hành động mạnh mẽ hơn để đối phó với tình trạng thay đổi khí hậu.
Lần đầu tiên có 25 người đứng đầu ngành Cứu hỏa và Khẩn cấp, đã cùng nhau lên tiếng cảnh cáo về hiện tượng khí hậu thay đổi, ảnh hưởng đến nước Úc ra sao.
Một trong những người nầy là ông Frank Pagano, cựu giám đốc dịch vụ Khẩn cấp tại Queensland và là cựu phó Ủy viên Cứu hỏa và Khẩn cấp tại tiểu bang nầy.
Ông cho biết, điều rõ ràng trong những năm qua là mọi người đều chứng kiến, sự kiện thời tiết khắc nghiệt ngày càng tệ hại hơn.
“Tôi muốn nói rằng, chúng tôi vừa chứng kiến năm 2018 với thời tiết hết sức khắc nghiệt, dường như chưa từng có một năm nào như vậy trước đây”.
“Chúng tôi đã chữa các trận cháy rừng ảnh hưởng đến hầu hết nước Úc và kéo dài mùa cháy rừng hàng năm”.
“Rồi vào giữa năm, chúng ta lại có những trận mưa như thác đổ ở phía bắc Queensland, vì vậy rõ ràng là thời tiết của chúng ta đang thay đổi”, Frank Pagano.
Nhóm nầy cho rằng, hậu quả ô nhiễm do khí thải nhà kính qua việc đốt than đá, dầu hỏa và khí đốt làm cho thời tiết khắc nghiệt lại càng tệ hại hơn và khiến con người lâm vào tình trạng nguy hiểm.
Họ cho biết, chính phủ chẳng làm gì về phần mình, một phần là do việc giảm bớt sâu rộng lượng khí thải của nước Úc và ông Frank Pagano cho rằng, điều đó làm gia tăng áp lực lên dịch vụ khẩn cấp của nước Úc.
“Chúng ta sẽ không bao giờ trở lại tình trạng, trong đó các cấp chỉ huy dịch vụ khẩn cấp không thể đặt ưu tiên chính xác vào nơi nào tài nguyên cần được xử dụng, thế nhưng tôi nghĩ chính tài nguyên nhân và vật lực đã bị dàn trải quá nhiều”.
“Đã phải lệ thuộc nhiều vào những tình nguyện viên, khi chúng ta yêu cầu họ cam kết tham gia một số ngày hay tuần lễ, trong việc chiến đấu chống lại ngọn lửa ngay ở tiểu bang của họ hay khu vực họ ở”.
“Rồi chúng tôi yêu cầu mọi người thành lập một lực lượng chiến thuật, để đi Queensland hay Tây Úc hoặc Tasmania, việc nầy lấy đi rất nhiều người trong chúng tôi”, Frank Pagano.
Trong khi đó, tiến sĩ Susie Burke là một chuyên gia tâm lý chuyên nghiên cứu về sự thay đổi khí hậu và sức khỏe tâm thần do các thảm họa.
Bà đã làm việc trong 17 năm trong Hiệp hội Tâm lý Úc châu với các cộng đồng bị ảnh hưởng do các thiên tai.
Bà cho biết, ảnh hưởng tâm lý về việc thay đổi khí hậu diễn ra theo 3 cách thức khác nhau.
Hậu quả trực tiếp bao gồm rối loạn sau chấn thương, đau buồn, xuống tinh thần hay lo âu bồn chồn, theo sau một thảm họa do thời tiết khắc nghiệt.
Bà cho biết, loại ảnh hưởng thứ hai có phần gián tiếp hơn.
“Việc nầy có lẽ bắt nguồn từ một số hậu quả về khí hậu vốn diễn tiến chậm chạp, vì vậy chúng ta có lẽ có những vụ hạn hán kéo dài, hoặc một mùa gieo trồng bị thay đổi”.
“Điều đó có nghĩa là tính chất kinh tế của một khu vực đặc biệt trong nông nghiệp, trở nên ít thuận lợi hơn và có các hậu quả về những căng thẳng về tài chính, căng thẳng trong gia đình và những áp lực kinh tế đè nặng trên các gia đình nông gia và cá nhân cũng như cộng đồng, vốn cũng có những hậu quả lên cộng đồng nữa”, Susie Burke.
“Với dân số gia tăng tại mỗi trung tâm, chúng tôi quan ngại mọi người sẽ đối diện với những sự việc như vậy nhiều hơn và cuộc sống sẽ luôn gặp nguy hiểm”, Frank Pagano.
Bà cho biết, thay đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và tình trạng về mặt tâm lý của con người, không chỉ vì chúng ta trực tiếp trải qua việc thay đổi khí hậu, mà còn do chúng ta chứng kiến hay nghe biết, những người khác bị ảnh hưởng trong chuyện nầy.
Tiến sĩ Burke nói rằng, càng ngày bà càng hiểu biết rằng hậu quả của khí hậu thay đổi ảnh hưởng lên nhiều người.
“Trong công việc của tôi, chắc chắn tôi ngày càng nhận được nhiều ý kiến của nhiều người, với những lo lắng về khí hậu thay đổi và những đau khổ do khí hậu thay đổi mà ra”.
“Có một số lý do tại sao xảy ra chuyện nầy, trong đó một chuyện xảy ra mỗi năm về các hành động thiếu sót trên khắp thế giới, khiến chúng ta ngày càng gia tăng mức độ đe dọa qua việc thay đổi khí hậu và các hậu quả tàn phá khủng khiếp từ đó”, Susie Burke.
Còn ông Frank Pagano cho biết, ông và những người trong nhóm ký tên vào một bản thông cáo với hy vọng rằng, những năm tháng kinh nghiệm của họ sẽ đủ cho chính phủ suy nghĩ sâu xa hơn, về sự đáp ứng với các đe dọa của khí hậu thay đổi.
“Chúng tôi đến cùng nhau và mục tiêu là có cùng một tiếng nói và theo tôi, chúng tôi góp tiếng nói với một ít thẩm quyền liên quan đến kinh nghiệm của chúng tôi”.
“Giữa chúng tôi có kinh nghiệm của hơn 600 năm qua, vì vậy chúng tôi quan sát và có kinh nghiệm về mọi việc trong suốt cuộc đời, cũng như qua nghề nghiệp của chúng tôi, có thể mang lại thông tin dồi dào cho chính phủ”, Frank Pagano.
Nhóm nầy cũng muốn Thủ tướng, gặp gỡ một phái đoàn gồm các người đứng đầu cũ của dịch vụ khẩn cấp, để thảo luận về những rủi ro gia tăng về thay đổi khí hậu, hầu đáp ứng với cuộc điều tra của Quốc hội về việc, liệu các dịch vụ khẩn cấp của Úc, có tài nguyên đầy đủ hay không, cũng như xem xét các thỏa ước hiện tại và sự hữu hiệu của chúng, cũng như đề ra một ngân quỹ thích hợp, để tài trợ cho việc quản lý tài nguyên khẩn cấp trên cả nước.
Nhóm nầy cho biết, họ đưa ra lời kêu gọi phải hành động bởi vì thay đổi khí hậu rất nguy hiểm, do sự an toàn và thịnh vượng của người dân Úc, là chuyện không cần đưa ra thảo luận.
“Nếu chẳng làm gì cả, chúng ta sẽ nhận được thêm nhiều những hậu quả mà lẽ ra chúng ta không phải nhận lãnh, nay càng có nhiều người tận mắt thấy được sự tàn phá của các trận hỏa hoạn, hơn bất cứ bao giờ hết”.
“Với dân số gia tăng tại mỗi trung tâm, chúng tôi quan ngại mọi người sẽ đối diện với những sự việc như vậy nhiều hơn và cuộc sống sẽ luôn gặp nguy hiểm”, Frank Pagano.
Nhóm nầy cho biết, họ không thể làm ngơ vấn đề thay đổi khí hậu và các nhà lãnh đạo nước Úc cũng vậy.
Theo sbs.com.au
Leave a comment