Home Tin Nước Úc 5 thay đổi đối với visa định cư Úc do doanh nghiệp bảo lãnh
Tin Nước ÚcVisa Úc

5 thay đổi đối với visa định cư Úc do doanh nghiệp bảo lãnh

Tin Nước Úc – Một số thay đổi đã được đưa ra đối với các loại visa định cư do doanh nghiệp bảo lãnh, bao gồm yêu cầu về thời gian cư trú và giai đoạn chuyển tiếp.

Bộ Di trú và Bảo vệ Biên giới Úc (DIBP) đã làm rõ những thay đổi đối với chương trình định cư tay nghề do doanh nghiệp bảo lãnh, vốn được thông báo vào ngày 18/4/2017.

Đặc biệt, giai đoạn chuyển tiếp sẽ được áp dụng đối với những người vốn đang giữ visa 457 hoặc đã nộp hồ sơ xin visa 457 vào ngày 18/4/2017, nhằm cho phép họ tiếp cận một số quyền lợi của diện visa chuyển tiếp sang thuường trú (Temporary Residence Transition – TRT). 

Đối chiếu dữ liệu và mất quyền bảo lãnh 

Từ ngày 31/12/2017, Bộ Di trú sẽ bắt đầu thu thập mã số thuế (TFN) của những người giữ visa thường trú do doanh nghiệp bảo lãnh, và đối chiếu với kho dữ liệu của Sở Thuế (ATO), nhằm bảo đảm rằng họ nhận được đúng mức lương của ngành nghề được đề cử. 

Việc vi phạm những yêu cầu trong quá trình bảo lãnh có thể dẫn đến việc mất quyền bảo lãnh (sponsor sanctions). Bộ Di trú có quyền áp dụng một số biện pháp trừng phạt dựa trên mức độ nghiêm trọng của vi phạm, và số lượng vi phạm.

Những thay đổi đối với chương trình định cư tay nghề do doanh nghiệp bảo lãnh

Những thay đổi sau đối với chương trình định cư tay nghề do chủ nhân bảo lãnh (ENS) hoặc bảo lãnh theo vùng miền (RSMS) sẽ được áp dụng từ ngày 1/3/2018: 

  • Danh sách tay nghề: Chỉ những nghề nghiệp nằm trong Danh sách Tay nghề Chiến lược Trung và Dài hạn (MLTSSL) mới được áp dụng cho diện Định cư Trực tiếp (Direct Entry) thuộc chương trình ENS và RSMS, với một số nghề nghiệp bổ sung dành cho RSMS nhằm hỗ trợ cho các chủ doanh nghiệp miền quê.
  • Thời gian cư trú: Thời gian chuyển tiếp từ tạm trú sang thường trú (TRT) sẽ kéo dài từ 2 năm lên 3 năm, trừ khi có các thoả thuận chuyển tiếp khác.
  • Độ tuổi: Đương đơn phải dưới 45 tuổi vào thời điểm nộp hồ sơ (thay vì 50 tuổi như trước đây), trừ khi có các thoả thuận chuyển tiếp khác.
  • Đào tạo chuyên môn: Các doanh nghiệp bảo lãnh nhân viên theo diện ENS hoặc RSMS sẽ phải đóng một khoản tiền cho quỹ Skilling Australians Fund (SAF), thay cho các yêu cầu hiện tại về việc đào tạo chuyên môn. Số tiền này là $3,000 đối với các doanh nghiệp nhỏ (có doanh thu hàng năm dưới 10 triệu đô la) và $5,000 đối với các doanh nghiệp khác.
  • Kinh nghiệm làm việc: Yêu cầu ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc liên quan đến nghề nghiệp được đề cử.
  • Mức lương tối thiểu: Nhân viên phải được trả lương theo tiêu chuẩn của thị trường lao động Úc và cao hơn Ngưỡng Thu nhập Dành cho Di dân Tay nghề (tức $53,900 tính từ ngày 12/4/2016)

Đối với diện chuyển tiếp từ visa 457 (TRT) 

Những người hiện giữ visa 457 hoặc đã nộp hồ sơn xin visa 457 vào ngày 18/4/2017 sẽ được cung cấp những quyền lợi sau: 

  • Yêu cầu về nghề nghiệp vẫn được giữ nguyên (tức không bị giới hạn về nghề nghiệp, miễn là đương đơn tiếp tục làm việc với vị trí tương tự cho cùng một chủ doanh nghiệp trong thời gian giữ visa 457)
  • Yêu cầu về tuổi tác vẫn là dưới 50 tuổi.
  • Thời gian làm việc trước khi nộp hồ sơ xin thường trú vẫn là 2 năm.

Các chủ doanh nghiệp và người lao động được khuyên nên tham vấn với các đại diện di trú về những thay đổi trên nhằm tuân theo đúng các quy định.

Theo SBS Viet Nam

Related Articles

Nước Mỹ nín thở chờ quay giải độc đắc 565 triệu USD

Giá trị giải độc đắc Mega Millions đã vượt nửa tỷ đô,...

Nhập viện vì nuốt nhầm sinh vật lạ dưới biển ở Úc

Một chàng trai 18 tuổi đã phải nhập viện sau khi nuốt...