Home Cộng Đồng Úc cần ‘thế trận phòng thủ mới’ trước Trung Quốc ở biển Đông
Cộng Đồng

Úc cần ‘thế trận phòng thủ mới’ trước Trung Quốc ở biển Đông

Tin Nước Úc – Úc nhận thấy rằng họ nên hợp tác với Nhật Bản ở Đông Nam Á để giữ cho quân đội Trung Quốc càng xa bờ biển Úc càng tốt.

Kênh News Corp của Úc cho hay, Viện Chính sách chiến lược Úc đã kêu gọi việc thay đổi thế trận phòng thủ trên biển từ trước đến nay của Úc. Đơn vị này còn cho rằng các nhà hoạch định quốc phòng nên chủ động triển khai hoạt động đến các căn cứ ở Nhật Bản, đảo Guam và Papua New Guinea.

Biển Đông: Úc cần 'thế trận phòng thủ mới' trước Trung Quốc - ảnh 1

Tàu ngầm của Úc hoạt động trên vùng biển Nam Thái Bình Dương. Ảnh: NEWS.COM.AU

Đồng thời, báo cáo cũng nhấn mạnh năng lực vốn có của Úc trong việc kiểm soát vùng biển và vùng trời phía bắc đã lỗi thời. Điều đó khiến nước này trở nên dễ bị tổn thương trước sự hiện diện của quân đội Trung Quốc vốn trải rộng từ các căn cứ quân sự ở Biển Đông đến Nam Thái Bình Dương.

Tiến sĩ Malcolm Davis, tác giả của báo cáo, cảnh báo rằng vũ khí Trung Quốc đang phát triển tinh vi với máy bay ném bom tầm xa và sự xuất hiện của các công nghệ như tên lửa siêu thanh cho thấy Bắc Kinh đang mở rộng phạm vi chiến lược của mình.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc là một thách thức quan trọng hàng đầu đối với các nhà hoạch định chiến lược của Úc.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình quyết tâm thiết lập sự thống lĩnh của Trung Quốc trên khắp vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương nhằm thay thế trật tự dựa trên các quy tắc do Mỹ dẫn đầu, dù điều này về thực tế so sánh lực lượng giữa Trung Quốc với Mỹ thì không hề dễ dàng.

Bên cạnh đó, ông Davis cũng lưu ý rằng hành vi quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đôngcũng là bằng chứng cho thấy Lực lượng Quốc phòng Úc nên áp dụng một thế trận phòng thủ mới. Giải pháp này nhằm đảm bảo rằng Úc có thể nhanh chóng tiếp cận vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương để đối phó với mối đe dọa từ các chính sách và động thái của Trung Quốc tại khu vực.

Báo cáo cho biết việc xây dựng một liên minh phòng thủ ba bên chính thức giữa Washington, Tokyo và Canberra sẽ giúp Nhật Bản trở thành con mắt thứ sáu trong nhóm Five Eyes, vốn bao gồm các thành viên Úc, Mỹ, Anh, canada và New Zealand.

Bên cạnh Úc, Để đối phó các hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông, nhiều quốc gia Đông Nam Á đang tăng cường năng lực của lực lượng cảnh sát biển.

Theo tờ South China Morning Post, để ngăn chặn các cuộc chạm trán trên biển với Trung Quốc có thể leo thang thành các cuộc xung đột quân sự, các nước ASEAN đã chuyển lực lượng an ninh như hải quân sang lực lượng cảnh sát biển, Viện Chính sách chiến lược Úc cho biết trong một báo cáo được công bố hôm 5-6.

“Lực lượng cảnh sát biển đã trở thành vùng đệm chiến lược quan trọng giữa hải quân ở ASEAN”, báo cáo cho hay.

Ngoài các mối đe dọa như cướp biển, khủng bố, tội phạm có tổ chức và đánh bắt cá bất hợp pháp, lý do chính khiến các quốc gia gia tăng lực lượng bảo vệ bờ biển của họ là chiến lược biển hung hăng của Trung Quốc, bao gồm xây dựng các tiền đồn quân sự và tiến hành hoạt động đánh bắt xa trong vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác.

Việc sử dụng hình thức thực thi pháp luật cho phép các quốc gia duy trì sự hiện diện và bảo vệ các yêu sách chủ quyền trên biển mà không làm leo thang căng thẳng khi đụng độ với Trung Quốc.

Trong số 45 sự cố lớn ở Biển Đông trong giai đoạn 2010-2016, có 32 vụ liên quan đến ít nhất một lực lượng vũ trang trên biển của Trung Quốc.

Biển Đông: Nhiều nước gia tăng lực lượng cảnh sát biển - ảnh 1

Tàu Cảnh sát biển của Trung Quốc. Ảnh: SCMP

Theo báo cáo của Úc, Philippines đã bổ sung 14 tàu thuyền và hai máy bay vận tải vào lực lượng bảo vệ bờ biển vào năm 2013, và thêm 14 tàu ba năm sau đó. Tương tự, Malaysia tăng cường lực lượng tuần tra ven biển với việc bổ sung 105 tàu mới trong giai đoạn 2013-2014.

Trong khi đó, từ năm 2005 đến năm 2016, Indonesia đã tăng lực lượng bảo vệ bờ biển từ chín tàu lên 34 tàu, báo cáo cho biết.

Cuối cùng, báo cáo đề xuất rằng các nước ASEAN nên thúc đẩy hợp tác giữa các lực lượng bảo vệ bờ biển trong khu vực. Tuy nhiên, ý tưởng này rất khó thực hiện vì Trung Quốc vẫn giữ lập trường bất hợp tác trong các vấn đề Biển Đông.

Theo Plo

2 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *