Home Cộng Đồng Người dân Indonesia biểu tình đòi Úc mang rác thải về nước!
Cộng Đồng

Người dân Indonesia biểu tình đòi Úc mang rác thải về nước!

Tin Úc – Việc Trung Quốc cấm nhập khẩu phế liệu năm 2018, thì các quốc gia ở khu vực ASEAN đã trở thành điểm nóng nhập rác thải từ Úc và các quốc gia phát triển khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe người dân.

Mỗi năm, Úc có khoảng 67 triệu tấn chất thải; trong đó, khoảng 620,000 tấn rác thải được chuyển đến Trung Quốc tái chế hằng năm.

Nhưng vào tháng 1 năm 2018, Trung Quốc đã ban lệnh cấm nhập khẩu đối với 24 loại vật liệu có thể tái chế, khiến ngành công nghiệp tái chế Úc rơi vào khủng hoảng.

Nhưng với việc tái chế ngày càng ồ ạt trên bờ biển Úc, rủi ro về hỏa hoạn và an toàn công cộng là vô cùng lớn.

Hai trong số các cơ sở tại Victoria của SKM đã bị cấm nhận rác thải, khiến nhiều cơ quan nhà nước không có nơi nào để đẩy rác thải đi ngoài các bãi rác.

Và sự việc còn trở nên nghiêm trọng hơn khi nối tiếp Trung Quốc thì Ấn Độ cũng ban hành cấm nhập khẩu rác thải nhựa.

Ấn Độ là điểm đến lớn thứ tư cho nguồn rác thải của Úc, nhập 13% tổng số lượng rác thải từ nước này trong năm ngoái.

Hội đồng tái chế và xử lý rác Úc ngày 30.3 cảnh báo tình trạng nhiều nước châu Á đang đóng cửa, ngành tái chế rác “đang gặp mối đe dọa lớn”.

Các quốc gia Đông Nam Á đang đối mặt với việc phế liệu từ các quốc gia phát triển ồ ạt đổ về khu vực. Theo Rosa Vivien Ratnawati, lãnh đạo ban quan lý rác thải tại Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia, Đông Nam Á đã nhận hơn 352.000 tấn rác nhựa năm ngoái.Ở những núi rác nhựa cao hơn 4m tỏa ra mùi hóa chất dưới cái nóng 37 độ C, có thể dễ dàng nhìn thấy tem giảm giá của chuỗi cửa hàng Mỹ hay bao bì sản phẩm Mỹ. Chúng có thể đã đi qua hành trình 16.000 km để đến bãi rác tự phát ở khu công nghiệp tại Ipoh, tây bắc Malaysia.

“Rác thải nhựa từ các nước phát triển đang nhấn chìm các cộng đồng ở Đông Nam Á, biến những nơi từng sạch và có tiềm năng phát triển thành bãi rác độc hại”, Cameron Von Hernandez, từ liên minh các nhóm phi chính phủ Break Free from Plastic, nói vào tháng trước. “Thật là bất công khi các quốc gia và cộng đồng có ít khả năng và nguồn lực xử lý ô nhiễm lại bị biến thành nơi thải nhựa của các nước phát triển”.

Giọt nước tràn ly, các quốc gia như Malaysia và Philippines đã và đang chuyển trả những container chứa phế thải và rác không thể tái chế về cho Tây Ban Nha, Hàn Quốc và Canada.

Người dân Indonesia biểu tình trước Lãnh sự quán Úc đòi Úc mang rác thải về nước.
Dân Indonesia cũng đang ngao ngán với rác thải nhập từ Úc. Tháng 4-2019, những nhà môi trường đã biểu tình trước Lãnh sự quán Úc ở Surabaya, Đông Java với các biểu ngữ: “Indonesia không phải là thùng rác của nước Úc” hay “Hãy đem của nợ của các người khỏi Indonesia”. Năm 2018, nhập khẩu rác vào Đông Java từ Úc đã tăng 250% so với năm 2014.

Phong Linh/ Báo Alo Úc biên tập

Xem thêm: Đông Nam Á ‘ngập’ trong rác từ các nước phát triển

Leave a comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *