Home Cộng Đồng Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: Úc thiệt hại 13 tỷ AUD, Việt Nam được hưởng lợi
Cộng Đồng

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: Úc thiệt hại 13 tỷ AUD, Việt Nam được hưởng lợi

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ khiến GDP của Úc giảm 0,07% trong 2 năm, tương đương 13,3 tỷ AUD.

Theo báo cáo đánh giá mới nhất của hãng dịch vụ tài chính JPMorgan, GDP của Úc sẽ giảm 0,04% trong năm nay và 0,03% trong năm 2020, tương đương 13,3 tỷ AUD do các tác động trực tiếp và gián tiếp từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Trong khi đó, cùng thời gian trên, hai nền kinh tế hàng đầu thế giới là Canada và Nhật Bản sẽ chịu thiệt hại lớn hơn 5 lần, với mức giảm 0,2% GDP.

australia thiet hai 13 ty aud trong cuoc chien thuong mai my-trung hinh 1
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ khiến GDP của Úc giảm 0,07% trong 2 năm, tương đương 13,3 tỷ AUD. Ảnh: Clear Search

Kinh tế Úc chịu ảnh hưởng ít hơn so với các nước khác từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung do nước này vẫn sẽ duy trì được nhịp độ xuất khẩu quặng sắt cung cấp cho ngành xây dựng Trung Quốc trong khi sẽ nhập khẩu được các sản phẩm dư thừa của Trung Quốc với giá rẻ hơn.

Nhà kinh tế trưởng của Tập đoàn tài chính Macquarie của Úc Ric Deverell cho rằng, việc Mỹ tiếp tục áp các mức thuế cao hơn đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ buộc nước này phải có các biện pháp kích thích nền kinh tế. Hiện nhu cầu thép của Trung Quốc vẫn ở mức cao để đáp ứng cho ngành xây dựng ổn định. Do vậy, nếu cuộc chiến tiếp tục diễn ra thì lĩnh vực xuất khẩu của Úc càng có nhiều lợi thế.

Trong khi đó, theo nhà kinh tế học Bob Gregory của Đại học Quốc gia Úc, sẽ khó dự báo cụ thể những lợi ích Úc có được từ sự đổ vỡ trong mối quan hệ Mỹ-Trung. Nhưng về nhập khẩu, khi Trung Quốc tìm kiếm thị trường xuất khẩu để tránh bị đánh thuế cao ở Mỹ thì Úc sẽ có được các sản phẩm với giá rẻ hơn từ Trung Quốc.

Tuần trước, Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Úc Philip Lowe và Bộ trưởng Ngân khố nước này Josh Frydenberg cho biết, mặc dù không đưa ra con số cụ thể nhưng cũng đã khẳng định nền kinh tế Úc sẽ tăng trưởng chậm lại nếu chiến tranh thương mại Mỹ-Trung leo thang.

JPMorgan cũng dự báo chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ tạo lực cản đối với kinh tế toàn cầu trong năm nay và năm 2020, khiến các nền kinh tế trên thế giới mất đi 160 tỷ USD, tương đương GDP giảm 0,22%.

Trong khi các nước phát triển chịu tổn thất nặng nề từ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung thì Việt Nam lại là nước được hưởng lợi.

Các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đổ xô vào các khu công nghiệp của Việt Nam trong lúc cuộc chiến mậu dịch giữa Mỹ và Trung Quốc gần bước sang năm thứ hai, theo bài phân tích đăng trên tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) hôm 8/5.

Tác giả bài báo dẫn lời các nhà phân tích cho rằng lời đe dọa của Tổng thống Mỹ Donald Trump leo thang tranh chấp thương mại với Trung Quốc sẽ đẩy nhanh dòng vốn đầu tư vào Việt Nam trong các ngành chế tạo, nhưng các nhà đầu tư chọn cách ‘chờ xem’ có thể đối diện với môi trường cạnh tranh hơn khi các khu công nghiệp bị chiếm hết chỗ.

Nhiều nhà chế tạo ở Trung Quốc, vẫn theo bài báo, đã xem xét chuyển một số hoạt động sản xuất đến đông nam Á sau khi Mỹ và Trung Quốc trả đũa qua lại về thuế quan do lo sợ tác động của mức thuế cao hơn đánh vào hàng chế tạo của Trung Quốc nhập vào thị trường Mỹ.

Lao động Việt Nam hiện rẻ hơn lao động Trung Quốc

Việt Nam đã trở thành một địa điểm được ưa thích của các nhà đầu tư rút khỏi Trung Quốc do giá nhân công tăng cao và nguy cơ hàng Trung Quốc bị đánh thuế.

“Cuộc chiến thương mại đang thúc đẩy một xu hướng đã diễn ra lâu nay – chuyển các nhà máy ra khỏi Trung Quốc vốn đan ngày càng đắt đỏ,” bài báo dẫn lời ông Adam McCarty, kinh tế gia trưởng của Mekong Economics ở Hà Nội, cho biết.

“Khó mà biết được sẽ có bao nhiêu xí nghiệp mới sẽ chuyển đến Việt Nam nếu không có chiến tranh thương mại.”

Đầu tư vào Việt Nam, nhất là trong các ngành công nghiệp chế tạo nhẹ và thâm dụng lao động, đã bùng nổ kể từ năm ngoái.

Các khoản đầu tư mới được đăng ký ở Việt Nam đã tăng 81% và nguồn vốn xây dựng các cơ sở sản xuất mới đã tăng 215%, theo số liệu của chính phủ từ tháng Tư.

Xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ cũng tăng 28,8% trong năm 2019 so với năm ngoái.

Xu thế này dự kiến sẽ có thêm xung lực trong quý ba và quý tư năm nay khi các xí nghiệp vừa được xây dựng đi vào hoạt động, ông Maxfield Brown, chuyên viên cấp cao tại hãng Dezan Shira & Associates ở Sài Gòn, được tác giả bài phân tích trích dẫn.

Tuy nhiên sự tăng trưởng đầu tư cũng gây ra một số hậu quả vốn được dự đoán sẽ thêm xấu đi trong tương lai gần, nhưng những nhà đầu tư nào không chuyển đi sớm sẽ gặp khó khăn hơn nhiều sau này.

“Những ai có thái độ chờ xem trong năm 2018 đang đối mặt với sức ép ngày càng tăng từ các đối thủ cạnh tranh vốn đã dời sản xuất đi nơi khác. Có khả năng cao hơn họ sẽ làm theo nếu chiến tranh thương mại tiếp tục kéo dài,” ông Brown nói.

Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo rằng mạng lưới cơ sở hạ tầng của Việt Nam, lực lượng lao động và các nhà cung cấp tại chỗ tất cả đều ‘bị đẩy đến giới hạn’ khi đầu tư tiếp tục tăng cao ở những trung tâm chế tạo truyền thống xung quanh Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Mỹ nói sẽ tăng mức thuế quan từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc – hành động leo thang sau nhiều tháng không xảy ra đánh thuế qua lại giữa hai nước, gây ra quan ngại rằng cuộc chiến thương mại mà đến gần đây còn được cho là sắp kết thúc sẽ kéo dài.

Nếu chiến tranh thương mại tiếp diễn, Việt Nam sẽ tiếp tục hưởng lợi, mặc dù một số hoạt động giao thương với Trung Quốc có thể bị ảnh hưởng, theo ông Carty.

“Ngoại lệ là những công ty Việt Nam được phía Trung Quốc thuê để làm nhà cung cấp cho dây chuyền lắp ráp ở Trung Quốc. Họ sẽ chịu thiệt hại.”

Bài phân tích trên SCMP dẫn lời ông Lê Anh Tuấn, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu ở Quỹ đầu tư Dragon Capital ở Hà Nội, nói rằng mặc dù đầu tư tiếp tục chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam, quy mô dân số Việt Nam – chưa tới 100 dân – gần tương đương với dân số tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc – sẽ hạn chế năng lực hấp thu dòng đầu tư này.”

“Cần phải nói rõ: Trung Quốc đã và sẽ tiếp tục là trung tâm chế tạo lớn nhất thế giới – không nghi ngờ gì về điều đó.”

“Nhưng tôi vẫn nghĩ rằng việc lan tỏa từ Trung Quốc sang các nước khác, nhất là Việt Nam, đang tăng lên,” ông Tuấn nói thêm.

Ông Tuấn cho rằng các con số chính thức về đầu tư nước ngoài ở Việt Nam có thể bình ổn lại hay thậm chí là thu gọn lại so với sự tăng trưởng nhanh chóng vốn đầu tư nước ngoài trong các ngành thâm dụng tư bản trong những năm trước nay.

Theo tác giả bài báo, nếu bỏ qua chiến tranh thương mại thì Việt Nam đã có thể thu hút đầu tư trong những ngành chế tạo điện thoại di động, chất bán dẫn và màn hình phẳng từ những hãng điện tử như Samsung.

Kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ 7% trong năm 2018 – tốc độ nhanh nhất trong hơn một thập kỷ – mà chủ yếu nhờ vào 19 tỷ đô la đầu tư nước ngoài trực tiếp.

“Vào lúc này chúng tôi nhận được nhiều hoạt động chế tạo chuyển hướng sang từ Trung Quốc vốn không thâm dụng tư bản cho lắm cho nên chúng tôi có thể sử dụng lao động nhiều hơn, nhưng trong tương lại gần anh sẽ không thấy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh,” ông Tuấn nhận định.

Tổng hợp

Leave a comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *