Home Cộng Đồng Không phải Mỹ, nước Úc mới là chính phủ tiên phong chống Huawei
Cộng Đồng

Không phải Mỹ, nước Úc mới là chính phủ tiên phong chống Huawei

People walk past a Huawei store in Beijing on December 10, 2018. - China on December 10 protested Canada's "inhumane" treatment of an executive of telecom giant Huawei who is being held on a US extradition bid, following reports she was not getting sufficient medical care. (Photo by GREG BAKER / AFP) (Photo credit should read GREG BAKER/AFP/Getty Images)

Báo Alo Úc  – Huawei – Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc được coi là nhân tố gây nguy cơ an ninh mạng trong mắt của chính quyền tổng thống Trump. Tuy nhiên, từ lâu trước khi Mỹ quan tâm vấn đề này, các cơ quan tình báo Úc đã vận động đồng minh hành động về cái mà nước này xem là nguy cơ từ mạng 5G của Huawei.

Chiến dịch chống Huawei, tập đoàn viễn thông và điện thoại di động Trung Quốc đã được Mỹ triển khai tiến hành trong nhiều tháng qua.

Mỹ đã cấm sử dụng thiết bị của Huawei trong hệ thống mạng của Mỹ, và thúc dục các quốc gia khác trừng phạt Huawei.

Nhưng Mỹ không phải là chính quyền tiên phong chống lại Huawei. Nước Úc mới là chính nước đầu tiên cảnh báo về Huawei và mạng 5G.

Úc đã dành nhiều thời gian tập trung tìm hiểu những rủi ro an ninh của mạng 5G.

Từ 2018, Úc đã thúc dục Washington hành động về nguy cơ của mạng 5G nằm trong tay Huawei .

Cơ quan tình báo Úc cho rằng việc để Huawei và ZTE tham gia xây dựng mạng 5G ở nước này sẽ gây nguy cơ lớn về an ninh.

Các cơ sở hạ tầng quan trọng của Úc như lưới điện, nguồn nước và bệnh viện có khả năng không được bảo vệ toàn diện nếu các tập đoàn viễn thông Trung Quốc như Huawei và ZTE được quyền tham gia triển khai mạng 5G tại nước này, Mike Burgess, người đứng đầu Cục Tín hiệu Úc (ASD), hôm nay cảnh báo.

“Lời khuyên của tôi là loại bỏ các nhà thầu này khỏi dự án phát triển mạng 5G”, Burgess phát biểu. Các cơ quan an ninh của Úc bảo vệ các thông tin nhạy cảm và chức năng thuộc “phần lõi” của mạng viễn thông nước này bằng cách chỉ cho phép các nhà thầu có mức rủi ro cao tham gia lắp đặt thiết bị cho “phần rìa” của hệ thống mạng.

“Tuy nhiên hệ thống mạng 5G không có sự khác biệt giữa ‘phần lõi’ và ‘phần rìa’, nghĩa là mối nguy hiểm nằm ở bất cứ đâu trong hệ thống mạng đều đe dọa đến toàn bộ hệ thống”, Burgess nói và nhận định mạng viễn thông 5G sẽ đứng đầu danh sách các cơ sở hạ tầng tối quan trọng của mỗi quốc gia.

“Công nghệ 5G sẽ củng cố các phương thức thông tin liên lạc mà người dân Úc sử dụng mỗi ngày, từ hệ thống y tế và ứng dụng trong hoạt động phẫu thuật từ xa cho đến sinh hoạt hàng ngày như lái xe, cung cấp điện nước”, Burgess giải thích. Theo kế hoạch, mạng 5G sẽ được đưa vào khai thác thương mại tại Úc vào năm 2019.

Huawei bị cấm tham gia đấu thầu mạng băng thông rộng của Úc từ năm 2011, chính phủ một số quốc gia cũng cân nhắc kỹ lưỡng các hợp đồng với công ty này. Huawei do một cựu sĩ quan quân đội Trung Quốc thành lập năm 1987, hiện là nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và được cho có mối quan hệ thân thiết với chính phủ Trung Quốc.

Năm 2012, một báo cáo của quốc hội Mỹ nhận định Huawei là mối đe dọa đối với bảo mật thông tin và cảnh báo các công ty viễn thông không mua hàng của Huawei. Đại diện của Huawei khẳng định họ không bao giờ cung cấp dữ liệu khách hàng, trong đó có các khách hàng Úc, cho các cơ quan tình báo của Trung Quốc.

ASD được thành lập năm 1947 với tên gọi ban đầu là Cục Phòng thủ Tín hiệu (DSD). Từ tháng 7 năm nay, ASD trở thành cơ quan pháp lý độc lập với hồ sơ công khai hơn trước, chịu trách nhiệm xử lý tín hiệu tình báo nước ngoài, hỗ trợ các chiến dịch quân sự, chiến tranh mạng và bảo mật thông tin cho chính phủ Úc.

>>> Tiếp sau Google, hàng loạt ‘ông lớn’ công nghệ Mỹ ‘nghỉ chơi’ Huawei

Báo Alo Úc tổng hợp.

1 Comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *