Home Tin Nước Úc Nhiều loài động vật ở Úc đứng trên bờ vực bị “xóa sổ hoàn toàn”
Tin Nước Úc

Nhiều loài động vật ở Úc đứng trên bờ vực bị “xóa sổ hoàn toàn”

Báo cáo quốc tế mới đến từ Nền tảng Chính sách Khoa học Liên chính phủ về Đa dạng sinh học và Các dịch vụ Hệ sinh thái, được công bố trên tờ 9 News hôm 13/5, đưa ra cảnh báo rằng tình trạng suy giảm hệ đa dạng sinh học có thể sẽ là mối đe dọa lớn hơn đối với nhân loại so với biến đổi khí hậu.

Theo bản báo cáo, một triệu loài động vật và thực vật trên toàn cầu đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, điều chưa từng xảy ra trong lịch sử nhân loại.

Theo đó, tại Úc, ba loài động vật bản địa đã tuyệt chủng trong vòng một thập kỷ qua và các nhà khoa học cho biết 17 loài khác có thể sẽ bị xóa sổ trong vòng 20 năm tới.

Photo: 9 News

Cách đây 30 năm, koala xuất hiện khắp nơi trong các khu vườn sau nhà ở thành phố Brisbane. Tuy nhiên, hiện nay loài vật này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trên khắp khu vực phía Đông Nam của Queensland, phần lớn là do môi trường sống của chúng ngày càng bị mất đi.

>>> Xem thêm: Gấu Koala – Báu vật quốc gia Úc chính thức “tuyệt chủng về chức năng”

Ngoài ra, theo ước tính, chim vẹt Coxen, một trong những loài chim có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất Úc, chỉ còn lại 200 con trên năm quần thể kéo dài từ Bundaberge ở Queensland cho đến sông Hastings ở NSW.

Bản báo cáo, dựa trên 15,000 nguồn tài liệu khoa học và chính phủ, là kết quả sau ba năm nghiên cứu của 145 chuyên gia, được xây dựng dựa trên một nghiên cứu vào năm 2005 cùng cập nhật về những thay đổi về môi trường trên toàn cầu trong hơn 50 năm qua.

Theo bản báo cáo, nguyên nhân lớn nhất khiến môi trường suy giảm đến từ những thay đổi trong cách sử dụng nguồn đất và biển, hoạt động khai thác quá mức các loài sinh vật, biến đổi khí hậu, ô nhiễm và sự xuất hiện của các loài xâm lấn. Các số liệu cho thấy ô nhiễm rác thải nhựa đã tăng gấp 10 lần kể từ năm 1980.

Mỗi năm có đến 400 triệu tấn rác thải công nghiệp bị đẩy ra các vùng biển. Có đến 400 “vùng biển chết” được hình thành do các chất thải phân bón bị đổ dồn ra các hệ sinh thái biển.

Báo cáo còn chỉ ra rằng hằng năm có tổng cộng 60 tỉ tấn tài nguyên bị khai thác, gần gấp đôi số lượng bị khai thác năm 1980.

Đứng trước thực trạng này, Quỹ bảo tồn Úc Basha Stasak mong muốn chính phủ liên bang thực hiện mục tiêu bảo vệ 30% diện tích đất và nước của Trái Đất đến năm 2030.

Theo Vtimes

Leave a comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Related Articles

Nước Mỹ nín thở chờ quay giải độc đắc 565 triệu USD

Giá trị giải độc đắc Mega Millions đã vượt nửa tỷ đô,...

Nhập viện vì nuốt nhầm sinh vật lạ dưới biển ở Úc

Một chàng trai 18 tuổi đã phải nhập viện sau khi nuốt...