Home Tin Nước Úc Úc: “Truy quét” hàng ngàn sạc pin điện thoại cổng USB nhập lậu
Tin Nước Úc

Úc: “Truy quét” hàng ngàn sạc pin điện thoại cổng USB nhập lậu

www.Alouc.com – Ông Rod Stowe, thành viên của Ủy Ban Công bằng Thương mại NSW cho biết, Ủy Ban đã tiến hành “công kích” và bắt trọn hàng ngàn mặt hàng giả và nhập lậu vào thị trường Úc.

Tại một cơ sở kinh doanh, 4.573 sản phẩm đã được tìm thấy và bị tịch thu. Các mẫu sản phẩm được mang đi kiểm tra và xác định đây là hàng không giấy phép ẩn chứa khả năng gây nguy hiểm cho người sử dụng trong đó có các sạc điện thoại cổng USB, bao gồm các sản phẩm nhái thương hiệu nổi tiếng như Apple, LG, Samsung, Huawei và Motorola. Một số bộ sạc bị tịch thu không có nhãn hiệu nhưng mẫu mã, hình dáng được thiết kế giống với các sản phẩm có thương hiệu.

sạc lậu

Nhiều sản phẩm còn được dán số cấp phép giả. Và cũng tại cơ sở kinh doanh trên, ngoài các thiết bị điện tử, 6.657 món hàng có nhãn hiệu gồm cả các pin cho thiết bị di động, dây dẫn và các phụ tùng  không rõ nguồn gốc cũng bị tịch thu.

Thực hiện lệnh khám xét tại một cơ sở kinh doanh khác, Ủy Ban Công bằng Thương mại cũng đã thu giữ hàng trăm bộ sạc, dây cáp, adapter và các pin cho thiết bị di động không rõ nguồn gốc. Những bộ pin này được dán logo của hãng Samsung và Apple.

Điều đáng quan tâm là những bộ pin không rõ nguồn gốc này đều có nguy cơ gây cháy rất cao do chất lượng sản xuất kém. Ngoài ra, những phụ tùng cho các điện thoại di động không rõ xuất xứ như màn hình và vỏ điện thoại, nếu được xử dụng  sẽ không được  bảo hành từ các nhà sản xuất, và chỉ làm cho người tiêu dùng “rỗng túi”.

160414 - Charger Labelling - with appropriated approval number copy_resize
Ảnh: NSW Fair Trading

Ủy viên Rod Stowe nói rằng, trong khi nhiệm vụ bảo vệ công chúng khỏi những sản phẩm nhập lậu rẻ tiền vẫn còn là một thách thức đối với các cơ quan chức năng, thì kết quả đạt được của cuộc “giăng bẫy” lần này là bằng chứng cụ thể cho thấy Ủy Ban Công bằng Thương mại có thể thực hiện tốt vai trò quan trọng của mình.

Các cuộc “truy quét” hàng giả, hàng lậu được khởi xướng sau khi lực lượng Biên giới Úc (ABF) chặn một lô hàng nhái sạc điện thoại cổng USB vào đầu năm nay và chuyển giao cho Ủy Ban Công bằng Thương mại NSW kiểm tra các tiêu chuẩn an toàn sử dụng điện của lô hàng trên.

Nhà nhập khẩu từ bỏ  lô hàng và đang bị Ủy Ban Công bằng Thương mại điều tra.

Ông Stowe nói, Đạo luật về điện lực NSW (An toàn của người tiêu dùng) năm 2004 yêu cầu phải kiểm tra, phê duyệt và đánh dấu các đồ điện  trước khi bán.

Ông cho biết, “Một số bộ sạc trong lô hàng bị giữ lại có mã số cấp phép giả; số khác thì có linh kiện và bo mạch kém chất lượng”.

Thế nên, “Mọi người cần thận trọng hơn vì sự an toàn của mình và luôn kiểm tra những dấu hiệu cấp phép trên sạc điện thoại cổng USB. Mọi người có thể kiểm tra dấu hiệu này tại website www.fairtrading.nsw.gov.au

“Và bất cứ ai khi có bất kỳ nghi vấn nào về tính xác thực của số cấp phép hoặc nhãn kiểm định trên sản phẩm, hãy gọi ngay về Ủy Ban Công bằng Thương mại qua số điện thoại 13 32 20 để được giúp đỡ.

Ông cũng khuyên, “Các nhà bán lẻ không nên bán các sản phẩm không được cấp phép lưu hành và người tiêu dùng nên cẩn thận hơn trong việc mua hàng để tránh mua nhầm những sản phẩm trên.

160414 - Charger Components copy_resize
Ảnh: NSW Fair Trading

“Tránh xa những chào mời với giá rẻ vì luôn có lý do cho mức giá rẻ đó. Các sản phẩm điện  rẻ  và lưu hành không có phép đặt ra một mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với sức khỏe và là nguy cơ làm suy sụp một nền kinh tế”, ông Stowe khẳng định.

Tất cả các sản phẩm sử dụng điện bán ở NSW phải tuân thủ theo đạo luật và các quy định của nó để đảm bảo chúng được thiết kế và sản xuất đúng theo các tiêu chuẩn của Úc.

Ủy Ban Công bằng Thương mại có thể buộc các cơ sở kinh doanh ngưng bán những mặt hàng nguy hiểm này, đồng thời tịch thu sản phẩm và mang đi kiểm tra và thử nghiệm nếu có nghi ngờ.

Theo điều 16 của Luật Điện lực (An toàn của người tiêu dùng) năm 2004, bán một sản phẩm điện không được cấp phép là vi phạm pháp luật.

Hình phạt cho vi phạm này là bị truy tố và nộp phạt mức tối đa lên đến $55,000 hoặc 2 năm tù giam đối với mỗi cá nhân vi phạm và phạt $550,000 đối với một công ty vi phạm.

Theo điều 151 của Luật Người tiêu dùng Úc (Đạo luật Cạnh tranh và Người tiêu dùng) năm 2010, việc tạo ra thông tin giả về nguồn bảo trợ, giấy phép, đặc điểm về hiệu suất, cách sử dụng hay lợi ích của các đồ phụ tùng là vi phạm pháp luật.

Và theo điều 194 cũng của Luật Người tiêu dùng Úc (Đạo luật Cạnh tranh và Người tiêu dùng) năm 2010, việc cung cấp hàng hóa tiêu dùng mà không tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn là vi phạm pháp luật.

160414 - USB copy_resize
Ảnh: NSW Fair Trading

Hình phạt cho cả hai hình thức vi phạm trên là bị truy tố với mức phạt tối đa là $1.100.000 đối với một công ty vi phạm và $ 220,000 đối với cá nhân vi phạm.

Ông Stowe nói, các đợt thanh tra tại các chợ và cửa hàng sẽ được tiếp tục và ông kêu gọi mọi người hãy tự bảo vệ mình bằng cách giúp các cơ quan chức năng phát hiện ra các sản phẩm không tuân thủ quy định.

“Bất cứ ai có thông tin về việc mua, bán các sản phẩm không được cấp phép và không tuân thủ các quy định, hãy liên hệ ngay với Ủy Ban Công bằng Thương mại qua số điện thoại 13 32 20”, ông nói.

Các cơ quan truyền thông xin liên lạc: 0438 108 797

Related Articles

Nước Mỹ nín thở chờ quay giải độc đắc 565 triệu USD

Giá trị giải độc đắc Mega Millions đã vượt nửa tỷ đô,...

Nhập viện vì nuốt nhầm sinh vật lạ dưới biển ở Úc

Một chàng trai 18 tuổi đã phải nhập viện sau khi nuốt...