Home Tin Nước Úc Úc: Gian lận hàng tỷ đô la tại các quầy tự thanh toán ở siêu thị
Tin Nước Úc

Úc: Gian lận hàng tỷ đô la tại các quầy tự thanh toán ở siêu thị

www.Alouc.com – Nhiều người mua cherry nhưng lại tính tiền với giá của cà rốt, bỏ gừng vào giỏ hàng nhưng lại chọn khoai tây hoặc “quên” tính tiền nhưng vẫn bỏ hàng vào giỏ, với lý do không hiểu tiếng Anh, máy tính tiền bị hư hoặc đã scan rồi nhưng máy không nhận ra…

Một hình thức giảm nhân công

Việc tồn tại các quầy tự tính tiền “self-service checkouts”  tại các siêu thị như Coles, Woolworth, Kmart đã tạo điều kiện cho nạn trộm cắp phát triển.

Trung tâm mua sắm

Nghiên cứu mới đây từ Anh cho thấy những người trộm cắp sử dụng rất nhiều lý do khách quan để biện minh cho hành vi của mình, thậm chí dù có bắt tận tay thì rất khó để kết luận đó là tội trộm cắp. Vì họ có thể đổ lỗi cho máy bị sai, ấn nhầm, scan sản phẩm rồi nhưng máy lại không báo hiệu…

Giáo sư Larry Neale, giảng dạy tại khoa kinh tế học trường Đại học Công nghệ Queensland cho biết tâm lý của người mua hàng khi sử dụng các quầy tự thanh toán dễ dẫn đến hành vi trộm cắp hơn. Vì việc này cách ly người tiêu dùng với doanh nghiệp.

“Những khách hàng khác không thể chỉ vào một người nào đó và nói là họ đang ăn cắp”, giáo sư Neale cho biết.

Giáo sư Neale cũng cho biết nhiều siêu thị cảm thấy phẫn nộ khi một số khách hàng “bấm nhầm” mã số sản phẩm hoặc bỏ sản phẩm vào túi mặc dù chưa tính tiền.

Nhiều người tiêu thụ tiết lộ với đài ABC rằng việc không trả đúng giá cho các sản phẩm hoặc ăn cắp tại các quay tự tính tiền rất phổ biến.

Sebastian cho ABC biết anh luôn đến các quầy tính tiến có nhân viên phục vụ, đặc biệt là khi mua các món hàng đắt tiền vì muốn tránh những ánh mắt soi mói.

Trong khi một người tiêu thụ khác là Mike cho biết: “Nếu các siêu thị không bỏ tiền ra để thuê thêm nhân viên tính tiền, thì việc họ bị mất cắp cũng là trừ hao cho khoản tiền đó thôi”.

Mua sắm

Tiền lỗ ăn cắp vẫn ít hơn tiền lương

Caller Frank cho biết ông thường xuyên chọn chọn các mặt hàng rẻ tiền để tính tiền thay cho những món hàng đắt tiền như một cách biểu tình chống lại hệ thống tự thanh toán tại các siêu thị “self-service checkouts”.

“Nếu các siêu thị để cho khách hàng tự phục vụ và giảm đi nhân công, tức là có nhiều người trẻ đang mất việc. Tôi sẽ mua hạnh nhân và nấm với giá của khoai tây để phản đối chuyện này”.

“Tôi chẳng cảm thấy tội lỗi gì về việc này mà chỉ thấy mình đang có được một món hời”.

Frank cho biết ông cũng là một trong số các cổ đông của Coles và Woolworths, nhưng ông không thấy khó chịu vì các chi phí khấu trừ cho hành vi trộm cắp, đang ảnh hưởng doanh nghiệp.

“Việc họ làm khiến nhiều người thất nghiệp, tôi thấy ghê tởm chuyện này”, ông nói.

Giáo sư Neale cho biết ước tính tổng chi phí cho hành vi trộm cắp tại các siêu thị tại Úc lên đến hàng tỷ đô la mỗi năm.

Ông đề nghị rằng thay vì sử dụng thêm nhân viên, các nhà bán lẻ có thể chuyển sang công nghệ thông minh hơn, để người mua sắm khó có thể lừa đảo trong tương lai.

“Rồi sẽ có lúc chúng ta chỉ cần scan toàn bộ túi hàng mà không cần lấy từng món hàng ra để tính tiền. Lúc đó thì hành vi gian lận, ăn cắp này có thể chấm dứt”.

Related Articles

Nước Mỹ nín thở chờ quay giải độc đắc 565 triệu USD

Giá trị giải độc đắc Mega Millions đã vượt nửa tỷ đô,...

Nhập viện vì nuốt nhầm sinh vật lạ dưới biển ở Úc

Một chàng trai 18 tuổi đã phải nhập viện sau khi nuốt...