Home Tin Nước Úc Úc: Đề xuất xử phạt người giao dịch tiền mặt mà không có hóa đơn?
Tin Nước Úc

Úc: Đề xuất xử phạt người giao dịch tiền mặt mà không có hóa đơn?

(www.Alouc.com) – Một kế hoạch đề xuất sẽ không cung cấp cho người tiêu dùng sự bảo vệ pháp lý nếu họ tiến hành giao dịch tiền mặt mà không có hóa đơn đã bị các nhóm vận động hàng đầu chỉ trích là “hoàn toàn bất công”.

Đề xuất nói trên là một trong số 35 khuyến nghị được đưa ra trong báo cáo tạm thời của Ủy ban chuyên trách về Kinh tế Phi chính chức (Black Economy Taskforce), với lập luận rằng cần có những “hành động tập trung vào khách hàng” để đẩy lùi tình trạng thanh toán tiền mặt.

Theo Chủ tịch Ủy ban Michael Andrew, cựu giám đốc toàn cầu của công ty kế toán KPMG và chủ tịch hiện tại của Hội đồng Thuế, các luật chống kinh tế đen (black economy) hiện tại chủ yếu tập trung vào doanh nghiệp, nhưng người tiêu dùng cũng là “một phần của vấn đề”.

“Chúng tôi dự định sẽ kiểm tra tính đúng đắn của các biện pháp chế tài tập trung vào người dùng, bao gồm mất quyền bảo vệ người tiêu dùng, bảo hành và các quyền pháp lý đối với những người thanh toán tiền mặt mà không có hóa đơn có hiệu lực,” ông Andrew viết. “Đây không chỉ đơn thuần là vấn đề áp dụng hình phạt mới, mà là một phần của chương trình thay đổi văn hóa lớn hơn.”

Nhưng ông cũng cho rằng các luật xử phạt mới “nên được hiệu chỉnh cẩn thận”.

Trong một bản đệ trình chung cho khảo sát vào 31/7, Trung tâm Luật Người tiêu dùng (Consumer Action Law Centre), nhóm Lựa chọn và Tư vấn Tài chính Úc (Choice and Financial counselling Australia) đã phản đối mạnh mẽ các đề xuất xử phạt, cho rằng luật này có thể “gây thiệt hại đáng kể cho người tiêu dùng”, để lại “hậu quả kinh tế nghiêm trọng”, không những thế lại không có tác dụng gì đối với kinh tế phi chính thức.

Những luật này còn có thể tạo điều kiện quá nhiều cho những doanh nghiệp hoạt động bằng tiền mặt khi tước đi quyền của người tiêu dùng. Hơn nữa hành vi của người tiêu dùng có thực sự thay đổi vì bị phạt hay không cũng cần phải xem xét lại, vì có rất nhiều người không nhận thức được quyền của mình.

Những người đệ trình cũng cho rằng chưa có nghiên cứu nào chứng minh tính hiệu quả của đề xuất trong việc đẩy lùi thị trường kinh tế đen. Ngược lại, đã có nghiên cứu cho thấy những phương pháp như vây sẽ làm giảm tỉ lệ tuân thủ về thuế nói chung.

Một gợi ý được đưa ra là “khuyến khích người tiêu dùng” bằng các biện pháp như “sổ xố hóa đơn” – đã từng được Chính phủ Bồ Đào Nha giới thiệu vào năm 2014, trong đó bao gồm các giải thưởng như ô tô hoặc phiếu giảm giá (coupon) dựa vào giá trị của hóa đơn.

“Phương pháp này nhằm khiến người tiêu dùng quen với việc yêu cầu hóa đơn tài chính. Tuy nhiên nó có hiệu quả trong việc chống lại kinh tế đen hay không thì vẫn chưa rõ ràng.”

Bản đệ trình cũng nêu những lo ngại về đề xuất cho phép “toàn bộ chính phủ” sử dụng dữ liệu để “thực hiện các phân tích kĩ càng hơn (bao gồm cả dữ liệu lớn), có thể kết nối dữ liệu từ trợ cấp, nhập cư, chính sách và thuế.”

“Có vẻ như chúng ta vẫn chưa có khả năng mở rộng sử dụng dữ liệu cho ‘toàn bộ chính phủ’, và nếu làm điều đó khi chưa có các biện pháp và hệ thống bảo vệ phù hợp, việc dữ liệu của mọi người bị sử dụng sai mục đích rất có thể xảy ra.”

Theo ước tính, quy mô của “nền kinh tế đen” tại Úc dao động từ 23 đến 50 triệu đô la. Chính phủ cho rằng việc trốn thuế thông qua thanh toán tiền mặt đã làm hụt doanh thu ngân sách lên đến 10 tỉ đô la, số tiền đáng nhẽ phải được sử dụng vào các quỹ trợ cấp và dịch vụ khác.

Trong kế hoạch Ngân sách Liên bang tháng 5, ATO (văn phòng thuế) đã được nhận thêm 32 triệu đô la cho Ủy ban chuyên trách về Kinh tế phi chính thức, để tạo ra báo cáo cuối cùng vào tháng 10. Ngày hết hạn đệ trình khảo sát đã được kéo dài đến 14/8.

Theo Phương Anh/VIETMAGAZINE

Related Articles

Nước Mỹ nín thở chờ quay giải độc đắc 565 triệu USD

Giá trị giải độc đắc Mega Millions đã vượt nửa tỷ đô,...

Nhập viện vì nuốt nhầm sinh vật lạ dưới biển ở Úc

Một chàng trai 18 tuổi đã phải nhập viện sau khi nuốt...