Home Tin Nước Úc Melbourne Úc: Cặp đôi kiếm được 2,5 triệu đô nhờ kinh doanh hàng “sang chảnh” của Mỹ
MelbourneTin Nước Úc

Úc: Cặp đôi kiếm được 2,5 triệu đô nhờ kinh doanh hàng “sang chảnh” của Mỹ

(www.Alouc.com) – Mua sắm không biên giới vẫn bị coi là một ý nghĩ viển vông nhưng 2 người Úc đang sống tại New York đã chứng minh điều ngược lại.

Phillis Chan và bạn trai của mình, Ben Chaung, là những luật sư đến từ Melbourne, đã chuyển tới Mỹ 4 năm trước. Sau một thời gian ở Chicago, họ tới New York, Chan phát hiện ra một cơ hội dù khá muộn màng đó là tạo lập một doanh nghiệp tận dụng sự chậm trễ về thời gian khi các sản phẩm được giới thiệu tại Mỹ tới lúc nó có mặt ở những nơi khác trên thế giới.

cap-doi-uc-kiem-bon-tien-nho-ban-hang-sang-chanh-cuamy

“Vì vậy, nhiều người trong số bạn bè đã hỏi chúng tôi về những thứ họ không có được tại Úc, thế là ý tưởng kinh doanh này đã trở nên khá rõ ràng”, Chan nói.

Big Apple Buddy đã được hình thành và hiện giờ thu 2,5 triệu USD mỗi năm dựa vào việc bán các sản phẩm công nghệ của Mỹ theo nhu cầu của phần còn lại của thế giới. Giờ đây, công ty này đang chuyển sang những lĩnh vực mới như mỹ phẩm và dụng cụ ngoài trời.

Úc là thị trường hàng đầu của Big Apple Buddy – chúng tôi có thể nhận được điện thoại Apple và Androi cùng lúc với Mỹ và các thị trường lớn khác, nhưng đó là nơi nó kết thúc.

Chan nói qua về một số sản phẩm đã được ra mắt ở Mỹ, đã không chính thức đổ bộ vào các bờ biển Úc. Chúng bao gồm những bộ ống nghe thực tế ảo và tăng cường như Oculus Rift, HTC Vive và Microsoft HoloLens.

Thị trường cho những sản phẩm này không chỉ là các game thủ mà còn cả những công ty cần phát triển phần mềm vào lúc các sản phẩm chính thức đến. Họ là những nhà sản xuất game, các trường đại học và các cơ quan bất động sản – sau này có nhu cầu sử dụng chúng cho các tour du lịch bất động sản thực tế ảo.

Sau đó, có những sản phẩm cho nhà ở “smart voice” mà hầu như không được biết đến ở đây – phổ biến nhất là Amazon Echo (được phát hành vào tháng 11/2014) và được phát hành gần đây là Google Home.

Kết quả hình ảnh cho Big Apple Buddy

Những sản phẩm này bật đèn, khóa và mở khóa cửa và có thể thay đổi nhiệt độ phòng, các kênh ti vi và âm nhạc bằng hiệu lệnh giọng nói. Chan thừa nhận có một yếu tố uy tín ở đây. “Hầu hết người mua ở nước ngoài muốn là người đầu tiên trong số bạn bè họ có được sản phẩm”, cô nói.

Để mua Google Home, một khách hàng sẽ phải trả giá bán lẻ ở Mỹ là 129 USD (giá bán lẻ Amazon Echo khoảng 180 USD), cộng thêm 9% thuế bán hàng New York. Việc giao hàng sẽ tốn khoảng 30 USD, và như Chan nói, hàng sẽ đến nơi trong vòng 2-4 ngày. Fairfax đã mua một mặt hàng từ Big Apple Buddy sau đó đã nhận được hàng trong vòng 5 ngày.

Big Apple Buddy tính phí 50 USD cho mặt hàng đầu tiên và 15 USD cho từng mặt hàng tiếp theo. Chan nói giá tổng của họ có lẽ ngang bằng với giá trung bình của các đối thủ chính – những nhà giao hàng theo tiêu chuẩn Mỹ, chuyên giao hàn cho các địa chỉ ảo ở Mỹ cho người nước ngoài.

Những đơn vị giao hàng này phục vụ cho các công ty không chấp nhận thẻ tín dụng không phải của Mỹ hoặc chuyển hàng cho các khách hàng quốc tế.

Cần nhớ rằng hàng hóa có giá trị trên 1.000 đô phải được khai báo và sẽ thu hút GST và thuế nhập khẩu.
Big Apple Buddy bán dịch vụ khách hàng chứ không phải giá cả.

Như họ nói thì “chăm sóc khách hàng của bạn về công nghệ mới nhất”. Sự suy yếu tương đối của đồng đô Úc so với đô Mỹ có sự khác biệt rất ít đối với người mua. “Khách hàng của chúng tôi không quan tâm đến giá cả, họ chỉ muốn sảm phẩm mới nhất của Mỹ”, Chan nói.

“Tôi nghĩ họ thích chúng tôi bởi chúng tôi là người đang làm theo đơn đặt hàng của họ. Chúng tôi trả lời mọi email và họ nhanh chóng nói cho chúng tôi biết về gia đình và những chuyến đi của họ. Chúng tôi cố gắng để trở thành một người bạn thân hơn chỉ là một hộp thư ảo”.

Kết quả hình ảnh cho Big Apple Buddy

Chan và Chaung nói họ sẽ tăng gấp đôi thông qua việc sử dụng tích cực mạng xã hội trong năm 2017. Facebook và Twitter là hình thức chủ yếu họ dùng để xúc tiến. Họ sử dụng Google Adwords để cải thiện sự nổi bật trực tuyến.

Họ dự định sẽ bổ sung thêm 3 nhân viên vào năm 2017 và nâng cao nỗ lực marketing. Thêm nhân viên sẽ không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của công ty, Chan nói. “Chúng tôi đã tạo ra lợi nhuận trong một năm rưỡi vừa qua”.
Úc vẫn là thị trường lớn nhất của Big Apple Buddy, chiếm khoảng 15% tổng doanh thu.

Nhưng Anh, Singapore, Đức và UAE cũng là đối tác lớn. “Trung Đông có nhu cầu lớn đối với công nghệ Mỹ. Như Úc, khu vực này thường bị tụt hậu khi nói đến các sản phẩm mới nhất”, Chan nói.

Phần lớn các doanh nghiệp dựa vào tình báo thương hiệu tốt và tốc độ đối với thị trường. Công ty luôn phải vượt trước các nhà nhập khẩu địa phương và các đại lý bán hàng.

Một ví dụ điển hình là trong đấu trường mỹ phẩm. Big Apple Buddy biết là Sephora, một nhà cung cấp các sản phẩm làm đẹp và mỹ phẩm nổi tiếng, đã có mặt tại Úc nhưng không phải tất cả các sản phẩm của họ đều đến từ Mỹ. “Các sản phẩm ở Mỹ nhiều hơn. Đó là điểm mà chúng tôi tạo ra sự khác biệt”, Chan nói.

Related Articles

Nước Mỹ nín thở chờ quay giải độc đắc 565 triệu USD

Giá trị giải độc đắc Mega Millions đã vượt nửa tỷ đô,...

Nhập viện vì nuốt nhầm sinh vật lạ dưới biển ở Úc

Một chàng trai 18 tuổi đã phải nhập viện sau khi nuốt...