Home Tin Nước Úc Trung quốc đang mua dần hết nước Úc
Tin Nước Úc

Trung quốc đang mua dần hết nước Úc

Chuyện “nước ngoài mua nước Úc” đã được nêu lên từ lâu và sẽ không có gì đáng nói nếu từ “nước ngoài” bắt người Úc phải nghĩ đến không phải là Trung Quốc.

 

Vấn đề này đã được hâm nóng trở lại khi một phụ nữ đứng tuổi đứng lên chất vấn cả Thủ tướng Kevin Rudd lẫn Lãnh tụ đối lập Tony Abbott, khiến cả hai đều lúng túng và sơ sẩy khi trả lời.

Trong cuộc tranh luận giữa hai người vào tối 28.8.2013 tại Rooty Hill RSL Club ở miền Tây Sydney, một phụ nữ đứng tuổi đã nêu ra câu hỏi về tình trạng nước ngoài bỏ tiền ra mua đất đai của Úc quá nhiều và chất vấn hai lãnh tụ của hai đảng rằng họ sẽ làm những gì để bảo đảm rằng khi con cháu chúng ta lớn lên thì “đất nước Úc này vẫn còn là của người Úc”.

 

Trong khi ông Abbott giải thích chung chung, sơ lược thì ông Rudd giải thích căn cơ hơn, cặn kẽ hơn, thế nhưng để lấy lòng cử tri tại chỗ thì cách trả lời của ông bị chỉ trích là có xu hướng bài ngoại, cách trả lời được cả nữ chính khác bài ngoại Pauline Hanson đưa cả hai tay để tán thành.

Sự việc bắt đầu khi trả lời câu hỏi của vị cử tri đó, ông Rudd cho biết ông cũng cảm thấy “bồn chồn” (anxious) trước tình trạng sở hữu nước ngoài và nhấn mạnh rằng vì không đủ vốn đầu tư vào những vùng xa xôi, Úc vẫn cần đầu tư nước ngoài, vấn đề là phải kiển soát chặt chẽ việc đầu tư này.

 

Quả thực, nước Úc có tiềm năng lớn về canh nông nhưng không đủ vốn đầu tư, nhất là những vùng xa xôi, rất cần tiền vốn lớn để xây dựng hạ tầng cơ sở, đặc biệt là hệ thống dẫn thủy nhập điền. Quả thực, nước Úc có tiềm năng lớn về canh nông nhưng không đủ vốn đầu tư, nhất là những vùng xa xôi, rất cần tiền vốn lớn để xây dựng hạ tầng cơ sở, đặc biệt là hệ thống dẫn thủy nhập điền.

An ninh thực phẩm và tình trạng mất đất

Úc là nước có diện tích canh tác dồi dào và kỹ thuật làm canh nông ở trình độ cao, đang trở thành mục tiêu đối với nhiều công ty canh nông lớn trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc.

Mạng tin trực tuyến “Sky News” cho biết trong thời gian qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã chi hàng chục tỷ Úc kim để làm chủ nguồn đất canh tác và các nhà máy sản xuất thuộc khu vực nông thôn của Úc. Một kết quả điều tra cho thấy xu hướng trên sẽ còn tiếp tục và số tiền đầu tư sẽ còn gia tăng mạnh. Mặc dù việc bán đất với giá cao được coi là tín hiệu tích cực đối với những gia đình nông dân khó khăn về kinh tế, nhưng làn sóng trên đang rung lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với chính phủ Úc với nhiều lý do khác nhau.

Lo ngại lớn nhất đó là nguồn đầu tư không được kiểm chứng, đòi hỏi cần có sự minh bạch hơn nhằm bảo đảm mục tiêu an ninh lương thực đối với Úc trong tương lai. Theo số liệu của Chính phủ, 99% đất canh nông vẫn nằm trong tay các gia đình nông gia, nhưng nhiều ý kiến nhận xét các quy định hiện hành đối với nguồn đầu tư nước ngoài tại Úc là hết sức “lỏng lẻo”, bởi cho tới thời điểm này không một cơ quan chức năng nào nắm bắt được số lượng đất canh nông cụ thể đã được bán cho các nhà đầu tư.

 

Hiện không có số liệu thống kê đầy đủ về số lượng đất canh tác tại Úc đã bị nước ngoài sở hữu. Tuy nhiên, theo số liệu do các công ty bất động sản báo cáo, nhu cầu của các công ty nước ngoài đối với đất canh tác ở Úc đang ở mức cao nhất trong vòng 10 năm qua.

 

Ngày 2.6.2013 thì chính quyền tiểu bang Nam Úc công bố bản phúc trình… thú tội, xác nhận là họ không biết tiểu bang đã bán cho nước ngoài bao nhiêu đất.

Thông báo của Bộ Kế hoạch tiểu bang (Department of Planning) Nam Úc thú nhận:“Không có cách thức bảo đảm nào để nhận diện vùng đất nào của Nam Úc đang thuộc quyền sở hữu nước ngoài.”

Ngay lập tức Thượng nghị sĩ Nick Xenophon đã lên tiếng so sánh tình trạng với phim “Không đầu mối” (Clueless) mà Hollywood sản xuất năm 1995. Ông phát biểu: “Chuyện này nhắc tôi về phim Clueless và đây là chuyện tốt nhất mà họ có thể làm được. Hoàn toàn không có một ý chí chính trị để giải quyết chuyện này.” Theo ông thì việc này sẽ gây ảnh hưởng đến an ninh lương thực cho Úc trong tương lai.

Trên thực tế thì không chỉ tại Nam Úc mà trên toàn nước Úc. Từ lâu giới quan tâm đã bày tỏ quan ngại về tình trạng sở hữu nước ngoài đang gia tăng đối với đất canh tác nông nghiệp và kiến nghị chính phủ liên bang phải đưa ra các biện pháp kiểm sóat.

Phúc trình do Cục thống kê Úc (ABS) công bố vào tháng Chín năm 2011 cho thấy 11 phần trăm quỹ đất canh tác đã thuộc quyền sở hữu nước ngoài, nhiều nhất là ở khu vực Bắc Úc và Tây Úc, thấp nhất tại Victoria với 1 phần trăm đầu tư nước ngoài. Cũng theo ABS, 89 phần trăm trong số 353 triệu héc-ta đất nông nghiệp do người dân Úc sở hữu. Bên cạnh đó, người dân cũng tham gia vào 99 phần trăm trong số 133,600 các hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.

 

Ông Brent Finlay – Chủ tịch AgForce, một nhóm vận động hành lang về đất canh nông tại bang Queensland, thừa nhận rằng ông và rất nhiều người nông dân Úc ngạc nhiên khi biết các công ty nước ngoài chỉ chiếm 11 phần trăm các hoạt động sản xuất và kinh doanh canh nông. Ông cho rằng con số đó còn phải cao hơn nữa. Ông Finlay cho biết những người hoạt động trong lĩnh vực canh nông hiện đang rất muốn nắm con số thực tế để có được những cuộc tranh luận tốt nhằm đưa ra các chính sách phù hợp hơn.

Hiệp hội Nông dân bang Tây Úc (WAFF) cũng nhận định số liệu của ABS là thiếu chuẩn xác. Theo WAFF, thống kê của ABS vẫn chưa thể hiện xu hướng gia tăng sở hữu đất canh nông của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như những thay đổi trong lĩnh vực canh nông Úc trong tương lai. Chủ tịch WAFF Mike Norton cho biết dù con số 11 phần trăm là nhỏ nhưng nếu quy ra diện tích thực tế, số hec-ta đất canh nông Úc nằm trong tay nước ngoài là tương đối lớn.

Ông Brent Finlay cho biết phần lớn các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến việc nuôi gia súc, cừu và trồng lúa mì tại Úc. Tuy nhiên điều ông muốn báo động là vấn đề ‘đầu tư chủ quyền’ của nước ngoài. Đó là việc chính phủ nước ngoài sở hữu bất động sản hoặc các hoạt động kinh doanh tại Úc.

Tuy nhiên lúc đó ông Abbott tỏ vẻ như ủng hộ thỏa thuận này. Theo ông nếu FIRB đã xem xét kỹ thỏa thuận, có lẽ việc mua bán này sẽ mang lại lợi ích cho nước Úc.

 

Tại sao nông gia bán đất?

Một nông gia tên Peter cho biết sở dĩ nhiều người Úc muốn bán các trang trại của mình là do các nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng trả giá cao hơn khoảng 20 phần trăm so với giá trị thị trường của mảnh đất.

Ngoài việc trả giá cao, các nông gia hay công ty canh nông phải bán đất vì làm ăn không ra, lâm cảnh vỡ nợ.

Cuối tháng Tám năm ngoái (31,8,2912 nguyên Tổng trưởng kinh tế Wayne Swan tuyên bố chấp thuận việc bán nông trại bông Cubbie cho Tổ hợp dệt RuYi có trụ sở ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, một thương vụ mà tin cho biết giá cả lên đến 240 triệu Úc kim.

Nông trại bông Cubbie rộng 96,000 héc ta, nằm về phía Tây Nam tiểu bang Queensland, là nông trại có hệ thống dẫn thuỷ nhập điền lớn nhất nước Úc, nắm giữ trong tay 50 giấy phép khai thác nước với dung lượng 500 tỷ lít nước mỗi năm, một lượng nước có thể lấp tràn cảng Sydney Harbour. Nông trại này còn hiện đại nhất với có hệ thống nhà ở cho nhân công, có phi trường để di chuyển cùng các tiện nghi khác như một thị trấn độc lập và do đó đã trở thành một biểu tượng đầy tự hào của ngành canh nông Úc.

Cubbie phải tự bán mình vì việc kinh doanh của công ty này đã gặp khó khăn mà chính phủ không thể giải quyết, đó là các vụ kiện tụng tranh giành nguồn nước từ sông Murray của các nông trại ở NSW.

Các nông trại của Cubbie nằm tại biên giới NSW – Qeensland và các nông gia NSW cho rằng Cubbie đã tước đọat nguồn nước của mình bằng các hệ thống đập hay trạm bơm. Ngoài ra, các khu vực ngập nước kiểu rừng tràm có tên trong danh sách di sản thiên nhiên cần bảo tồn cũng kiện tụng vì các đập nước của Cubbie gây khô kiệt.

Tình cảnh này cùng với giá bông hạ thấp đã khiến nông trại này đã lâm cảnh lao đao về tài chính với số nợ lên đến 300 triệu Úc kim. Vì nợ không trả nổi, nông trại bị giao cho nhà trọng tài do tòa án chỉ định để điều hành trong khi chờ giải quyết.

Không chỉ một mình Cubbie lâm cảnh vỡ nợ mà có nhiều tổ hợp canh nông hay nông trại khác. Hiện Tòa án Liên bang đang xem xét việc công ty Wilmott Forests muốn bán 56,000 mẫu đất, kể cả những cánh rừng ở Đông Bắc tiểu bang Victoria, cho nước ngoài sau khi công ty bị vỡ nợ năm 2010.

Như thế vấn đề ở đây không phải là xem xét và ấn định các điều kiện đầu tư mà là chính phủ phải làm gì để giúp các nông gia Úc nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng thị trường, hay nói rộng hơn là kích thích sức mạnh của ngành nông nghiệp Úc.

 

Sự khôn lỏi của Trung Quốc?

Sau khi ông Swan tuyên bố chấp thuận việc bán nông trại bông Cubbie nói trên cho Tổ hợp dệt RuYi thì TNS Barnaby Joyce lên tiếng chỉ trích rằng Chính phủ Lao Động đã tỏ ra ngu xuẩn trước các trò “khôn lỏi” của Trung Quốc.

Chất vấn quyết định này, TNS Barnaby Joyce đòi hỏi ông Swan phải tiết lộ danh sách các cổ đông trong công ty Trung Quốc vì lẽ tổ hợp Ru Yi chỉ là một “cánh tay của chính quyền Trung Quốc”. Ông Joyxe phát biểu: “Tôi cực lực phản đối việc này. Tôi không có trở ngại nào với trò khôn lỏi của Trung Quốc. Tôi không chấp nhận sự thể là chính phủ của chúng ta ngu quá”.

Vậy là tám mươi phần trăm cổ phiếu công ty này được bán cho RuYi, hai mươi phần trăm còn lại thuộc về Lempriere, một công ty len thuộc quyền sở hữu của một thương gia Trung Quốc định cư tại Úc.

Xem như bề nào cũng là Trung Quốc và khi bị chất vấn ông Swan giải thích là ông chỉ đồng ý sau khi nhận được ý kiến tán thành của FIRB.

Vấn đề là làm sao để tránh tình trạng “Hán hoá” công ty này? Lúc đó FIRB ấn định các điều kiện:

– Việc quản trị các nông trại của Cubbie sẽ được giao cho công ty Lempriere, trên danh nghĩa là công ty Úc.

– Trong vòng ba năm công ty Ru Yi phải bán bớt cổ phần và chỉ được giữ tối đa 51 phần trăm.

Nhưng trong trường hợp đó thì Ru Yi cũng có quyền quyết định với số cổ phần quá bán, mặt khác nếu họ hô giá quá cao, không có ai mua, chính phủ Úc cũng chẳng làm gì được họ. Chính vì vậy nên TNS Joyce cho rằng FIRB đang “trở thành một đống rối ren” và không hứng thú gì với việc bảo vệ lợi ích quốc gia.

 

 

Trung Quốc mua hết đất

Sau vụ Cubbie, chỉ hai tháng sau, đầu tháng 11 năm 2012 xảy ra thương vụ vụ bán các cánh đồng lúa mì rộng 23,336 héc ta tại vùng tây nam tiểu bang Tây Úc lúa mì với 29 triệu Úc kim. Người mua cũng là Trung Quốc, đứng tên tổ hợ Heilongjiang Feng.

Các cánh đồng này từng thuộc về một trong những dòng họ trồng lúa mì nổi tiếng nhất tại Úc và thương vụ đã được tiến hành sau vụ tranh chấp chua chát giữa ngân hàng National Australia Bank, nhà quản trị McGrathNicol với gia đình Dennis Joyce cùng các công ty liên quan.

Việc bán nông trại lúa mì của Joynce này cũng giống trường hợp của nông trại bông Cubbie: các nông gia kinh doanh thua lỗ nên mắc nợ ngân hàng. Nông trại của Joyce bị NAB xiết nợ và sau đó bán cho Trung Quốc để thu hồi nợ.

 

Tuy nhiên Trung Quốc không chỉ mua đất mà còn mua mỏ Úc. Tháng Bảy năm 2011 nguyên lãnh tụ Đảng Xanh Bob Brown, đã lên tiếng yêu cầu tái duyệt các quy định đầu tư nước ngoài. Theo ông thì người Úc đã không nhận thức được tốc độ thâu tóm nhanh chóng của nước ngoài trong ngành khai thác tài nguyên:

Theo báo động của Đảng Xanh lúc đó thì có tới 83% ngành kỹ nghệ khai thác mỏ của nước này thuộc sở hữu của nước ngoài. Theo đà này thì tới năm 2016 sẽ có đến 52 tỷ Úc kim doanh thu của khai thác mỏ tại Úc chảy ra nước ngoài.

Sự việc này diễn ra sau một đợt bán đất cho người nước ngoài với giá rẻ do sự sụp đổ của một số công ty lâm nghiệp.

 

Làm sao để ngăn chặn?

Trên thực tế thì chính quyền đảng nào cũng cần tiền, cần đầu tư nước ngoài và do đó luôn hân hoan chào đón đầu tư Trung Quốc như là “nguồn lợi” cho nước Úc.

Năm ngoái, khi Lao Động cho bán nông trại bông Cubie cho Trung Quốc chỉ mỗi một mình ông Joyce, phó lãnh tụ đảng Quốc gia phản đối. Còn ông ông Abbott thì hoàn toàn đồng ý vì cho rằng nếu Ủy ban tái duyệt đầu tư nước ngoài (Foreign Investment Review Board: FIRB) đã xem xét kỹ thỏa thuận thì “có lẽ việc mua bán này sẽ mang lại lợi ích cho nước Úc.”

Theo quy định của Úc, những giao dịch sang nhượng đất đai cho nước ngoài vượt quá tổng giá trị 244 triệu Úc kim đều phải được sự chấp thuận của Hội đồng Duyệt xét Đầu tư Nước ngoài. Khi duyệt xét, Hội đồng sẽ tìm hiểu việc đầu tư đó có xâm phạm quyền lợi quốc gia hay không.

 

Tuy nhiên theo ông Andrew Board, Chủ tịch Hiệp hội Nông gia Victoria (VFF), lại nghĩ khác. Trong khi thừa nhận nhu cầu của việc khuyến khích đầu tư nước ngoài vì đóng góp cho sự phát triển đất nước, ông nhấn mạnh rằng việc “sở hữu nước ngoài lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Nếu đầu tư nước ngoài đem lại lợi ích cho người dân Úc thì chuyện “sở hữu nước ngoài” lại là khai thác tài nguyên của Úc để phục vụ lợi ích của nước khác là chính, để sản xuất và xuất cảng sản phẩm sang các nước và mang lợi nhuận về nước khác.

Ông Board nhấn mạnh rằng Úc cần bảo vệ nguồn đất canh nông của mình và chất vấntại sao chính phủ Úc lại bán đất nông nghiệp cho các nước đang gặp vấn đề về an ninh lương thực trong khi Úc hoàn toàn có thể xuất cảng các loại nông sản để đáp ứng nhu cầu đó mà không cần phải hy sinh việc sở hữu đất canh nông của mình?

Trong vấn đề kinh tế nông nghiệp, từ 40 tới 60% các kỹ nghệ sản xuất lúa mì, sữa, đường và chế biến thịt đỏ như thịt bò nằm trong tay các công ty nước ngoài. Do đó chính phủ cần thắt chặt việc quản lý mua bán đất canh nông đối với nhà đầu tư nước ngoài và việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu quỹ đất canh tác với tổng giá trị lên đến 244 triệu Úc kim là quá nhiều và con số này cần phải được điều chỉnh giảm xuống dưới 20 triệu Úc kim.

 

Chủ tịch Liên đoàn nông gia Victoria (VFF), ông Andrew Broad, cho rằng đất đai và các quyền sử dụng nguồn nước đi kèm lẽ ra nên được bán cho các nông dân địa phương hơn là bán cho người nước ngoài.

Trước những phản ứng này, năm ngoái chính phủ Julia Gillard đã công bố việc thiết lập hệ thống đăng bộ nông trại thuộc quyền sở hữu của giới đầu tư nước ngoài để “giúp công chúng nhìn thấy một bức tranh toàn diện với đầy đủ chi tiết về tầm cỡ và địa điểm người nước ngoài sở hữu đất canh tác của Úc”.

Hoan nghênh việc thành lập hệ thống đăng bộ này, Chủ tịch Liên đoàn Nông gia Toàn quốc Jock Laurie phát biểu: “Người ta cần có được các thông tin khi họ tranh luận. Tôi cho rằng việc đăng bộ này sẽ cho cộng đồng những thông tin đó và cộng đồng sẽ cảm thấy an tâm”.

Theo số liệu hiện tại thì tầm mức người nước ngoài sở hữu đất nông nghiệp của Úc vẫn gần giống như tầm mức cách nay 30 năm. Trước đây trong năm nay, một bản nghiên cứu do chính quyền Úc thuê để thực hiện cho thấy người nước ngoài sở hữu khoảng 11% đất nông nghiệp tại Úc.

 

Bài học

Trên thực tế, một số nước trên thế giới đã tiến hành tốt việc quản lý đầu tư nước ngoài, kể cả một số nước Châu Phi khi chấm dứt tình trạng các công ty Trung Quốc mua đất nông nghiệp với diện tích lớn. Láng giềng Úc là New Zealand cũng từ chối nguyện vọng của Trung Quốc trong việc đầu tư đất canh nông tại nước này nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia.

Theo Tổ chức Nông gia Liên bang (NFF) cũng cho biết một vấn đề quan trọng là Úc cần hiểu rõ hơn các loại nông sản của mình được bán như thế nào ở các nước để từ đó nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

 

Thượng Nghị sĩ Barnaby Joyce thuộc đảng Quốc gia nói mặc dù ông hoan nghênh việc đăng bộ đất đai, nhưng ông cho rằng người ta còn phải làm nhiều hơn nữa trong lĩnh vực canh nông. Theo ông Joyce thì cần phải có một cơ chế kiểm soát thích hợp hơn đối với những sản phẩm canh nông kể từ lúc chúng rời các nông trại Úc cho tới khi được đưa ra các thị trường quốc tế.

Tuy nhiên cho tới lúc này chính phủ vẫn chưa công bố chi tiết về thời gian cũng như hình thức hệ thống đăng bộ sở hữu chủ nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp.

 

Tin liên quan

Related Articles

Nước Mỹ nín thở chờ quay giải độc đắc 565 triệu USD

Giá trị giải độc đắc Mega Millions đã vượt nửa tỷ đô,...

Nhập viện vì nuốt nhầm sinh vật lạ dưới biển ở Úc

Một chàng trai 18 tuổi đã phải nhập viện sau khi nuốt...