Home Tin Nước Úc Trung Quốc cấm nhập khẩu rác: Úc lo lắng cho việc xây dựng hệ thống tái chế rác thải
Tin Nước Úc

Trung Quốc cấm nhập khẩu rác: Úc lo lắng cho việc xây dựng hệ thống tái chế rác thải

Tin Tức Nước Úc – Ngành tái chế chất thải Úc đã rơi vào khủng hoảng trầm trọng khi đối mặt với lệnh cấm nhập khẩu rác của Trung Quốc.

Điều này cũng tác động lớn đến các ngành công nghiệp rác thải Úc, đòi hỏi chính phủ Úc phải xây dựng nền kinh tế “tuần hoàn”. Theo đó, các hoạt động thiết kế, sản xuất và dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất, và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường

Nếu chính phủ không có chính sách cụ thể, tỷ lệ tái chế sẽ giảm xuống, lượng lớn chất thải được đổ ra các bãi rác sẽ gây ra những tác động nghiêm trọng đến môi trường.

Hàng triệu tấn rác đã từng được xuất khẩu

Theo dữ liệu gần đây, Úc đã xuất khẩu 1,2 triệu tấn rác, chiếm khoảng 30% tổng lượng rác thải tái chế đến Trung Quốc trong năm 2016-2017.

Tim Youe, Giám đốc điều hành Hội đồng xử lý chất thải Nam Metropolitan tại Perth đánh giá đó chỉ là giải pháp tức thời.

Ông nhận định: “Các doanh nghiệp ưu tiên dùng nguyên liệu thô để đạt lợi nhuận cao mà không đầu tư vào cơ sở hạ tầng tái xử lý chất thải”

Gayle Sloan, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Quản lý Rác thải Úc, đang nỗ lực tìm kiếm sự hỗ trợ của chính phủ trong việc đẩy mạnh quá trình xử lý rác thải trong nước.

Bà cho rằng, việc này không những tạo công ăn việc làm cho ngành tái chế rác thải, mà còn góp phần cải thiện môi trường.

“Đây là một ngành đầu tư lớn, có thể lên đến hàng triệu đô la”.

Biến chai cũ thành chai mới

Cơ sở của Tim Youe ở Perth xuất khẩu tất cả rác thải tái chế bao gồm giấy, bìa cứng và nhựa sang các thị trường châu Á.

Trên thực tế, hầu hết rác thải tái chế Tây Úc, ngoại trừ thủy tinh, đều được vận chuyển ra nước ngoài.

Ông Youe cho rằng việc tái chế rác là rất hợp lý: “Ví dụ, bạn có thể biến chai nhựa, giống như một chai Coke, thành một viên PET và tạo ra một chai Coke mới”

Ngay tại Úc, hãng tái chế Visy đã xây dựng một nhà máy sản xuất chai nhựa từ 100% nhựa tái chế.

Siêu thị Coles cũng sử dụng chai nhựa tái chế cho sản phẩm nước đóng chai mang thương hiệu của mình.

Đây là nhãn hiệu tư nhân duy nhất trong nước sử dụng chai nhựa tái chế 100%.

Coles Martine Alpins, đại diện của Coles nói: “Chúng tôi nhận được phản ứng tốt từ khách hàng. Ai cũng muốn bảo vệ môi trường.”

Năm ngoái, Coles bán 233 triệu chai từ nguyên liệu tái chế, tiết kiệm được 3.000 tấn nhựa mới.

Giám đốc điều hành của Hội đồng Nước uống Geoff Parker cho biết ngành công nghiệp của ông cũng muốn tận dụng nguồn tái chế, nhưng phải tuân theo những quy luật thị trường.

“Vấn đề chính là giá nhựa PET tái chế khá cao, khi mà quá trình sản xuất bị phụ thuộc bởi giá dầu và giá điện”.

Cần thiết yêu cầu các nhà sản xuất sử dụng nguyên liệu tái chế

Chính phủ liên bang và tiểu bang khuyến khích việc tự nguyện sử dụng sản phẩm tái chế. Bà Gayle Sloan cho rằng ngay cả khi các mặt hàng được dãn nhãn có thể tái chế, thì khả năng chúng trở thành nguyên liệu tái chế cũng không cao.

Bà nói: “Các sản phẩm tái chế được phân loại trong thùng rác, nhưng phần lớn chúng không được tận dụng”.

Nghịch lý là hầu hết các nguyên liệu tái chế sử dụng tại Úc lại được nhập khẩu từ các nước mua rác thải của Úc.

Ngay tại Châu Âu, nơi có quy định khắt khe hơn, ngày càng nhiều nhà sản xuất sử dụng nguyên liệu tái chế.

Định hướng người tiêu dùng bằng nhãn “hàng tái chế”

Nhận thức của người tiêu dùng đối với hàng tái chế sẽ giúp thúc đẩy việc sử dụng nhiều nguyên liệu tái chế.

Một hệ thống ghi nhãn rõ ràng góp phần giúp người tiêu dùng xác định đâu là mặt hàng có thể tái chế và hàng từ nguồn tái chế.

Bà Sloan nói: “Chúng ta cần phải phát triển thị trường cho các sản phẩm tái chế, để tránh lãng phí”

Tổ chức Cán đóng bao bì Úc (APCO) đang xây dựng quy định in mức độ tái chế của sản phẩm trên bao bì. Theo đó, hệ thống dán nhãn ARL nhằm giúp người tiêu dùng hiểu rõ mặt hàng họ mua được tái chế nhiều hay ít.

Giám đốc điều hành APCO Brooke Donnelly cho rằng, điều đó cũng đem lại lợi ích cho các nhà kinh doanh.

Bà nói: “Đây cũng là một cách thiết kế bao bì thu hút khách hàng mua sản phẩm tái chế”.

Chi phí thu gom rác tái chế tăng lên bởi lệnh cấm nhập khẩu của Trung Quốc

Lệnh cấm nhập khẩu rác của Trung Quốc đã khiến ngành công nghiệp rác thải Úc bị ảnh hưởng nặng nề.

Rất nhiều đầu mối thu gom rác tái chế xuất khẩu cho Trung Quốc đối mặt với nguy cơ phá sản.

Trước thực trạng trên, NSW và Victoria đã tung ra các gói cứu trợ để thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế.

Tuy nhiên, động thái của Trung Quốc cũng đã khiến chi phí rác thải thay đổi.

Hội đồng thành phố phải chi trả chi phí thu gom rác, thay vì nhận được khoản tiền từ việc bán rác như trước đây.

Trong khi đó, hỗ trợ của chính phủ chỉ có thể kéo dài cho đến cuối năm tài chính.

Vì vậy, một số hội đồng sẽ phải thương lượng lại các hợp đồng thu mua.

“Mức phí chỉ có 1 đô la mỗi tuần, và sẽ rất tốt nếu như việc tái chế được tiếp diễn”, Sloan nói.

Trong vòng 12 tháng, giá rác tái chế đã giảm 30%, ông Youe nhận định:

“Mức giá giảm dẫn người dân không có động lực để vứt rác đúng theo chủng loại nữa, vậy nên chính phủ cần thiết phải thúc đẩy ngành tái chế rác thải”.

Chỉ thị của chính phủ trong vấn đề tái chế

Các bên liên quan tuyên bố rằng ngành công nghiệp tái chế trong tương lai bị đe doạ nếu không có sự tham gia của chính phủ.

Ông Youe nói: “Đây là thời điểm thích hợp để chúng ta có hành động cụ thể lẽ phải diễn ra cách đây 5 – 10 năm”

Ông cũng cho rằng chính phủ cần có chỉ thị về sử dụng hàng hóa tái chế.

“Các chính sách phát triển của chính phủ tiểu bang và liên bang cần phải gắn với kết quả bền vững”

Bà Sloan cho biết thêm: “Bởi chúng ta không đặt ra tiêu chuẩn khắt khe như Châu Âu, vậy nên thực tế ngành công nghiệp rác thải với Trung Quốc đã chỉ ra rằng việc sử dụng nguyên liệu tái chế của chúng ta ở trong vòng luẩn quẩn”.

“Chúng ta thực sự cần đề ra quy định để giải quyết thực trạng đó.”

Vấn đề rác thải cũng sẽ được đưa ra thảo luận tại cuộc họp của Các Bộ trưởng Môi trường tiểu bang sẽ họp vào ngày 27/4 tới.

Hà Vy – Báo Alo Úc

Related Articles

Nước Mỹ nín thở chờ quay giải độc đắc 565 triệu USD

Giá trị giải độc đắc Mega Millions đã vượt nửa tỷ đô,...

Nhập viện vì nuốt nhầm sinh vật lạ dưới biển ở Úc

Một chàng trai 18 tuổi đã phải nhập viện sau khi nuốt...