Home Tâm Sự - Chia Sẻ Hỏi đáp : Thời gian để vào thường trú ở Úc là bao lâu?
Tâm Sự - Chia SẻVisa Úc

Hỏi đáp : Thời gian để vào thường trú ở Úc là bao lâu?

Báo thông tin Visa Du học, Du lịch, nhập định cư nước Úc
Thông tin mới nhất về diện visa ưu tiên SVP tại Úc

Chào anh Tạ Quang Huy Tôi và anh Hùng quen nhau từ năm 2009 khi còn học cùng nhau. Sau hơn 5 năm gắn bó với nhau thì tháng 6 năm 2014 tôi nộp đơn xin định cư tới Úc theo diện đính hôn và tháng 2 năm 2015 tôi được cấp visa.

Vào đầu tháng 3 năm 2015 tôi đã có mặt tại Úc. Tôi và anh Hùng đã đăng ký kết hôn và nộp hồ sơ tại Úc theo diện vợ chồng từ tháng 4 năm 2015, cho tới nay vẫn chưa có quyết định từ Bộ Di Trú. Hiện tại tôi đang rất lo lắng vì chồng tôi phải làm xa ở tiểu bang khác và không sống chung với tôi được. Tôi viết vài dòng gửi tới anh hỏi ý kiến. Điều tôi muốn biết là liệu khi nào tôi có thể được vào thường trú?

Thu Hiền, Perth

Tạ Quang Huy trả lời 

Chào bạn Thu Hiền, Cảm ơn bạn đã quan tâm mục Tâm Sự Di Trú và chào mừng bạn tới xứ sở Kangaroo. Khi một người đàn ông và một người phụ nữ quyết định làm thủ tục đăng ký kết hôn thì điều này chỉ chứng minh được tình trạng hôn nhân là chồng là vợ của nhau. Và không nói lên được điều gì khác như họ có hạnh phúc hay thành thật với nhau hay không. Bất cứ hồ sơ nào xin định cư theo diện đính hôn / vợ chồng hay phối ngẫu thì điều quan trọng nhất là chứng minh mối quan hệ thành thật. Chứng minh quan hệ thành thật ở đây không hẳn phải có con với nhau vì có con cũng chỉ chứng minh được 2 người có quan hệ với nhau vào một thời điểm nhất định, cũng không hẳn phải có nhiều tiền, cũng không hẳn phải có sự ủng hộ của gia đình đôi bên và cũng không hẳn phải có những hình ảnh thân mật… Câu hỏi này cũng có rất nhiều người hỏi tôi từ khi mới vào nghề đến nay. Câu trả lời đơn giản nhất là phải tổng hợp được mọi yếu tố nếu trên tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của 2 người và làm sao cho hồ sơ có tính thuyết phục. Tôi cho rằng hồ sơ định cư theo diện này là tương đối phức tạp vì cho tới nay định nghĩa của mối quan hệ thành thật cũng chưa được luật định rõ ràng và chỉ làm việc theo chính sách của Bộ Di Trú, rất tiếc chính sách thì không phải là luật.

Có những cặp vợ chồng sống gần gũi đậm đà với nhau nhưng vẫn chia tay sau một thời gian ngắn và cũng có cặp vợ chồng tình yêu vẫn tồn tại mặc dù có khoảng cách địa lý. Căn cứ theo điều 5F(2)(d)(ii) của Luật Di Trú ban hành năm 1958 công nhận rằng hai người không được sống riêng và xa nhau cố định. Điều này cũng có nghĩa rằng hai người có thể sống riêng và xa nhau nếu chỉ là tạm thời và có lý do, ví dụ như người chồng phải đi làm xa như trường hợp của bạn. Điều bạn nên cân nhắc ở đây là Bộ Di Trú có thể yêu cầu bạn cung cấp bằng chứng hai người có duy trì liên lạc trong thời gian không chung sống với nhau. (điện thoại, email, tin nhắn, viber, facebook, các chuyến đi lại thăm nhau, quà cáp, thư từ gửi qua lại..v.v.)

THỜI GIAN ĐỂ ĐƯỢC DUYỆT THƯỜNG TRÚ

Hồ sơ theo diện đính hôn tới thường trú gồm 3 giai đoạn, chứ không phải 2 giai đoạn như nhiều người nghĩ. Giai đoạn thứ nhất là khi bạn xin đơn định cư từ Việt Nam tới Úc (visa 300). Nhận xét một cách tổng quát thì giai đoạn này là khó nhất để thuyết phục. Giai đoạn thứ hai là sau khi được cấp visa và tới Úc thì 2 người phải đăng ký kết hôn và nộp hồ sơ với Bộ Di Trú theo diện vợ chồng (visa 820). Giai đoạn thứ 3 là hai năm kể từ ngày nộp hồ sơ theo diện vợ chồng (visa 820) thì Bộ Di Trú sẽ gửi hồ sơ cho đương đơn và yêu cầu chứng minh mối quan hệ trong thời gian kể từ khi được cấp visa 820. Giai đoạn thứ 3 này còn được gọi là visa 801. Lưu ý: Giai đoạn 3 vẫn phải nộp hồ sơ với Bộ Di Trú mặc dù chính phủ không thu phí.

 

Tạ Quang Huy hiểu rằng trường hợp của bạn đã có yêu nhau từ năm 2009 nhưng rất tiếc Bộ Di Trú chỉ tính thời gian kể từ khi nộp hồ sơ theo diện vợ chồng. Không phải từ khi có hôn thú, không phải kể từ khi đám cưới hay bắt đầu ăn ở với nhau như vợ chồng. Để cho chính xác hơn áp dụng vào trường hợp của bạn thì phải tới tháng 4 năm 2017 thì bạn mới đủ tiêu chuẩn xin vào thường trú. Điều này không có nghĩa bạn tự động được vào đâu mà còn phải chứng minh cho Bộ Di Trú mối quan hệ vẫn duy trì trong thời gian từ đây đến lúc đó.

Thời gian xét duyệt hồ sơ thường trú này có thể kéo dài hơn nửa năm thậm chí lâu hơn. Nếu mối quan hệ đổ vỡ trong thời gian xét duyệt visa 801 này thì Bộ Di Trú cũng sẽ từ chối hồ sơ, mặc dù mối quan hệ đã tồn tại trên 2 năm. Bởi vậy nhiều người cho rằng chỉ cần 2 năm để được duyệt thường trú cũng là sai, mà có thể phải lâu hơn nữa. Nói đúng hơn thì 2 năm đó là thời gian tối thiểu chứ không phải tối đa để được xét duyệt. Nhiều người cho rằng Bộ Di Trú xét duyệt hồ sơ vợ chồng trong vòng thời gian 2 năm là lâu, vậy thì mối quan hệ vợ chồng thành thật chỉ có tồn tại cho 2 năm thôi sao? Tạ Quang Huy chúc bạn một cuộc sống tốt đẹp tại Australia.

Tạ Quang Huy 

Mọi bài viết thắc mắc, bạn đọc vui lòng gửi về theo địa chỉ : [email protected]

Các Bài Viết Liên Quan Đến Tạ Quang Huy 

–  Tâm sự : Người ở lậu tại Úc

–  Tâm sự: Visa Cấp rồi…. Được Nhập Cảnh Không? (P1)

 Người đồng tính tại Úc có được những quyền lợi gì ?

–  Các Chiêu Siêu Lừa Đảo Của Di Trú tại Úc

1 Comment

Comments are closed.