Home Tin Nước Úc Sydney Sydney: Mất 40 ngàn đô la chỉ vì thợ sửa nhà không bằng cấp & vô trách nhiệm
SydneyTin Nước Úc

Sydney: Mất 40 ngàn đô la chỉ vì thợ sửa nhà không bằng cấp & vô trách nhiệm

(www.Alouc.com) – Nạn nhân tố cáo với ACCC rằng thợ sửa chữa (Handyman) tên Sam Robinson nhận tiền mà không làm việc, trốn việc và vô trách nhiệm gây thiệt hại hàng chục ngàn đô la, nên cẩn trọng khi thuê thợ sửa chữa nhà cửa để tránh “tiền mất tật mang”.

Việc sửa chữa nhà cửa từ những chỗ hỏng đơn giản cho đến việc sửa chữa toàn bộ căn nhà là chuyện rất thường tại Úc.

Mọi người có thể dễ dàng gọi cho những Handyman để hỏi chi tiết về giá cả rồi chia sẻ kế hoạch sửa nhà theo đúng ý của mình.

Thế nhưng, có bao giờ quý vị gặp phải trường hợp, đó là không hề hài lòng với sản phẩm sau khi sửa nhà xong không?

Với một số người thì đây có thể là cơn ác mộng, mất thời gian quá dài và phẩm chất sửa chữa không như mong muốn.

Theo báo The Age, trên thị trường sửa chữa nhà cửa hiện nay, xuất hiện những tay thợ sửa nhà không hề đạt phẩm chất và không qua đào tạo.

Hậu quả là khách hàng chịu thiệt thòi khi họ phải chấp nhận những công trình không hề đạt tiêu chuẩn xây cất và sửa chữa.

Nạn nhân ở Sydney công khai tố cáo bị Handyman lừa dối

Trường hợp đó là bà Carol Nicol, bà cho The Age biết đã chót tin tưởng vào một thợ xây dựng, mà cô thuê để cải tạo nhà của mình.

Ban đầu bà cho phép người thợ xây, lột bỏ những thứ cũ kỹ ra khỏi căn nhà và không gặp vấn đề gì.

Thế nhưng, điều khiến bà đau xót và nổi giận là những bước kế tiếp mà người thợ xây có tên là Sam Robinson thực hiện với căn nhà yêu quý của bà.

Ông ta đã tháo bỏ vách ngăn trên trần nhà tắm và chính điều này khiến căn nhà của bà Nicol bị thay đổi không đúng theo hợp đồng bảo hiểm nhà của bà.

Người thợ xây cũng không thay thế tay nắm cửa, khiến bà bị mắc kẹt bên ngoài.

Thậm chí, ông ta không thèm trả tiền theo đúng hợp đồng cho nhà cung cấp các miếng đá để xây lại lò sưởi trong nhà, khiến cho bà bị buộc phải trả tiền cho khoản đó.

Thiếu giám sát thợ sửa chữa?

Câu hỏi là làm thế nào mà người thợ sửa chữa nhà cửa này lại làm được chuyện đó?

Theo bà Nicol kể, mẹ bà thường xuyên đưa con bà là Tony đến bệnh viện vì cháu bị mắc một bệnh mãn tính.

Ông Robinson đã lợi dụng điều đó, ông ta không làm bất kỳ công việc nào mà chủ nhà trả tiền cho ông ta để làm.

“Mỗi lần tôi hỏi anh ta, anh ta đều đưa ra lý do, nghe rất vớ vẩn, lúc thì vì ai đó bị ốm, lúc thì anh ta bị đau tim, rồi có lúc thì vì cửa hàng bán đồ sửa chữa đóng cửa.” bà Nicol ở Hinchinbrook, phía Tây Nam Sydney kể.

Chính từ tố cáo của bà Nicol mà NSW Fair Trading hiện đang kêu gọi công chúng không nên thuê mướn ông Robinson, người thợ xây còn có tên là Bassam Marouche.

Lý do là ông này có thể đang hành nghề mà trong lĩnh vực việc xây dựng mà không có giấy phép.

Ông này có sở hữu có hai công ty: ATS Group (NSW) Pty Ltd và BMF Building Consultants Pty Ltd.

Cơ quan Giám sát Cạnh tranh và Tiêu thụ (ACCC) đã phát hành thông báo hình phạt với ông Robinson vào năm 2014. Vào năm 2015 và 2016, thậm chí họ đã truy tố ông ta ra tòa.

Vào tháng 8, ông bị buộc phải trả 28,800 đô la tiền phạt và các chi phí khác, đồng thời Tòa án địa phương Parramatta đã buộc ông này phải trả đến 28,000 đô la cho người chủ nhà đã thuê ông ta sửa chữa.

Theo báo The Age, ông Robinson sẽ sớm phải ra hầu tòa lần nữa để nghe phán quyết cuối cùng liên quan đến hành vi phạm tội theo Đạo luật về Tội phạm.

Thợ sửa chữa thuộc danh sách đen nhưng vẫn hành nghề gây hại

Cũng về vụ này, Ủy viên NSW Fair Trading, ông Rod Stowe cho biết về quá khứ không trong sạch của người thợ sửa chữa Sam Robinson.

“Người thợ xây này từng có hồ sơ về những lỗi trong công việc xây cất.”

“Đó là ông ta không thực hiện công việc và không trả lại tiền, và bất cứ ai giao dịch với ông ta cũng có thể phải trả thêm tiền trong việc sửa chữa.”

Carol Nicol, one of Sam Robinson's victims, lost nearly $40,000.

“Chúng tôi muốn mọi người không tiếp tục sử dụng dịch vụ của ông ta.”

“Chúng tôi đã có 9 lần gửi cảnh cáo cho ông ta trong vòng 5 năm vừa qua,” ông Stowe nói.

Trở lại với Bà Nicol, bà này đã 21 thanh toán cho ông Robinson với tổng số tiền lên đến 39,000 đô la, tức là nhiều hơn 30% so với báo giá ban đầu trong khoảng thời gian từ giữa tháng 11 đến tháng 3 năm nay.

Công việc chính của ông là cải tạo hai phòng tắm. Thế nhưng sau 4 tháng sửa chữa, chủ nhà vẫn không thể sử dụng được phòng tắm như bình thường, lúc thì vòi nước bị rớt, bồn cầu bị rò rỉ và điện chập chờn.

Bà Nicol bị thiệt hại cả tiền bạc và thời gian, bây giờ bà này đang phải kiếm thêm 40,000 đô la khác để sửa chữa lại, với mong muốn có được một căn nhà sửa chữa theo mong ước của mình.

“Tôi đã cạn lời với người này, làm thế nào mà một con người lại có thể hành xử như thế?”

“Làm thế nào mà ban đêm ông ta có thể ngủ ngon được?”

“Vậy mà ông ta đã từng làm chuyện này trước đây rồi, ông ta đâu có e ngại từ những lần bị phạt trước đâu?”

“Điều tồi tệ hơn là ông ta biết tôi thường xuyên đưa con trai tôi đến bệnh viện nhi đồng, vì vậy ông ta biết tôi sẽ không về nhà, và ông ta nói dối về việc ông ta làm,” bà Nicol nói.

Chỉ thuê thợ sửa chữa có bằng cấp và không thuộc danh sách đen

Thợ sửa chữa vô trách nhiệm và không có bằng cấp trong lĩnh vực này là vấn đề gây đau đầu cho khách hàng và người quản lý.

Chỉ trong năm ngoái 2016, cơ quan hữu trách đã phải thực hiện hành động cưỡng chế 200 bị cáo, những người thợ thiếu trách nhiệm này bị phạt vì vi phạm 463 tội danh khách nhau.

Số tiền phạt là 1,4 triệu đô la theo Đạo luật Xây dựng Nhà cửa. Con số này ngày càng tăng so với mức 1 triệu đô la của năm trước đó, tức 2015.

Ông Stowe từ NSW Fair Trading nhắc nhở công chúng, chỉ nên thuê mướn những người làm xây dựng đã được cấp phép.

Người tiêu dùng có thể truy cập trang web của Fair Trading để kiểm tra giấy phép của nhà xây dựng, xem loại công việc họ được ủy quyền để thực hiện và xem hồ sơ của họ.

Theo ông Stowe, các dấu hiệu cần chú ý và có vấn đề mà chúng ta nên lưu ý đó là:

+Thợ yêu cầu phải đặt cọc số tiền cao hơn mức quy định trong Luật xây dựng,

+Thợ yêu cầu tiếp tục thanh toán tiền trong khi công việc thì chưa bắt đầu làm.

+Thợ lấy lý do nào đó vô lý khi không làm việc.

+Bất cứ ai gặp rắc rối trong giao dịch với những người thợ đáng nghi vấn thì nên liên lạc với Fair Trading.

Theo SBS

Related Articles

Nước Mỹ nín thở chờ quay giải độc đắc 565 triệu USD

Giá trị giải độc đắc Mega Millions đã vượt nửa tỷ đô,...

Nhập viện vì nuốt nhầm sinh vật lạ dưới biển ở Úc

Một chàng trai 18 tuổi đã phải nhập viện sau khi nuốt...