Home Tin Nước Úc Nhiều gia đình rơi vào cảnh khó khăn khi chính phủ Úc siết chặt visa với người tị nạn
Tin Nước Úc

Nhiều gia đình rơi vào cảnh khó khăn khi chính phủ Úc siết chặt visa với người tị nạn

Tin Nước Úc – Giống như hầu hết những đứa trẻ sinh ra ở Úc, bé Samuel là một đứa trẻ khỏe mạnh và vui vẻ, yêu động vật và thích đi thăm vườn thú. Tuy nhiên, quyết định cắt giảm gần như tất cả hỗ trợ cho hàng chục người xin tị nạn tại Úc của Chính phủ liên bang có thể sẽ thay đổi tương lai của cậu bé.

Samuel sinh ra ở Úc sau khi bố mẹ cậu bé – cùng với 370 người xin tị nạn khác bị ảnh hưởng do chế độ thắt chặt visa mới – được chuyển từ các trung tâm giam giữ ngoài khơi để điều trị y tế.

Tin tức về quyết định cắt giảm thu nhập và hỗ trợ chỗ ở của Chính phủ Turnbull đối với lên tới 100 người đã khiến cha mẹ của Samuel rơi vào tình trạng hỗn loạn.

Các nhóm gia đình không phải là một phần trong số những người xin tị nạn đầu tiên bị nhắm mục tiêu vào trong đợt cắt giảm visa, tuy nhiên cô Naomi nói rằng cô cảm thấy gia đình mình có thể bị gửi đến Nauru trong vòng 6 tháng. Samuel, được minh họa ở trên, được công khai lần đầu tiên vào đầu năm 2016 như là một phần của chiến dịch quảng cáo có khuôn mặt của nhiều trẻ sơ sinh xin tị nạn sinh ra ở Úc nhưng muốn chính phủ quay trở lại cùng gia đình của họ tới Nauru.

Viễn cảnh về việc mất đi khoản hỗ trợ thu nhập và chỗ ở ít ỏi đã khiến cô Naomi tuyệt vọng về tương lai của gia đình mình, và đặc biệt là những gì mà Samuel sắp đánh mất. Lãnh đạo phe đối lập Bill Shorten đã đả kích gay gắt kế hoạch chấm dứt hỗ trợ về thu nhập và chỗ ở, đồng thời mô tả động thái này như là “bước đi yếu nhất của Thủ tướng Malcolm Turnbull”.

Ông Shorten nói rằng việc đuổi người khác ra đường mà không có sự hỗ trợ là “tàn nhẫn một cách vô ích và thực sự ngu ngốc.” Ông nói: “Nó sẽ không khắc phục được bất cứ điều gì, chỉ gây hại đến những người bệnh tật và dễ bị tổn thương.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Dịch vụ Con người, ông Alan Tudge đã lên tiếng bảo vệ động thái này, và tuyên bố rằng những người xin tị nạn sẽ không nhận được sự hỗ trợ của người đóng thuế nữa.

Ông Tudge nói rằng những người xin tị nạn đang phải đối mặt với những điều kiện mới đã được điều trị tại Úc và “do đó bây giờ họ phải trở lại Nauru, hoặc Papua New Guinea, hoặc về quê nhà của mình”.

Đảng Xanh đã cam kết sẽ cố gắng và đệ trình lên Quốc hội để ngăn chặn động thái này của Chính phủ. Lãnh đạo Richard Di Natale cho biết họ đang xem xét xem liệu việc sử dụng Bridging E Visa mới – dự kiến sẽ được cấp cho người xin tị nạn từ hôm nay – có thể bị lật lại khi Thượng viện họp trở lại hay không.

Các luật sư về quyền con người tin rằng có khoảng 370 người, trong đó có hơn 50 trẻ được sinh ra ở Úc và 66 trẻ em sinh ra ở nước ngoài, có thể bị ảnh hưởng vì quyết định đưa ra các điều kiện bridging visa mới của Chính phủ. Nhóm này cũng bao gồm 83 người đàn ông độc thân và 14 phụ nữ độc thân.

Hơn 20 phụ nữ xin tị nạn đã bị xâm hại tình dục hoặc cưỡng hiếp trong quá khứ. Những người xin tị nạn bị ảnh hưởng bởi điều kiện visa này đều là những người đã tới Úc bằng thuyền. Phần lớn trong số họ là người Iran, Syria và Afghanistan từ các nguồn gốc thiểu số. Người Tamil ở Sri Lanka và những người thuộc nhóm thiểu số Miến Điện Rohingya cũng nằm trong nhóm này.

Trong khi những người xin tị nạn là người lớn sống ở Úc trên cơ sở điều trị y tế đã bị ngăn không được làm việc, thì trẻ em đã vẫn có thể đến trường. Theo điều kiện visa mới, trẻ em vẫn có thể đến trường cho đến khi 18 tuổi, còn những người trên 18 tuổi sẽ bị từ chối bất kỳ cơ hội giáo dục nào.

Những người được cấp visa mới sẽ được cấp các quyền lao động để họ có thể kiếm được thu nhập chi trả tiền ăn ở và các chi phí khác trong thời gian ở lại Úc. Họ cũng sẽ có một số hỗ trợ y tế và được tiếp cận với một viên chức đặc trách. Động thái này của Chính phủ dự kiến sẽ tăng thêm nhiều gánh nặng cho các nhà thờ và các tổ chức từ thiện.

Khi Naomi và nhiều bà mẹ xin tị nạn khác đang phải đối mặt với sự không chắc chắn trước mắt, cô đang đặt niềm tin vào người Úc để giúp con trai mình được sống cuộc sống an toàn và hiệu quả nhất.

Cô nói: “Mọi người có thể sử dụng tiếng nói của mình để giúp Chính phủ thay đổi ý định về cách đang họ đối xử với chúng tôi.”

Bạn nên xemTìm hiểu về visa tị nạn Úc – Nên hay không nên chuyển sang visa tị nạn Úc

Theo Báo Úc

Related Articles

Nước Mỹ nín thở chờ quay giải độc đắc 565 triệu USD

Giá trị giải độc đắc Mega Millions đã vượt nửa tỷ đô,...

Nhập viện vì nuốt nhầm sinh vật lạ dưới biển ở Úc

Một chàng trai 18 tuổi đã phải nhập viện sau khi nuốt...