Home Tin Nước Úc Người Úc cho rằng “con buôn” Trung Quốc là nguyên nhân khiến sữa bột trẻ em khan hiếm
Tin Nước Úc

Người Úc cho rằng “con buôn” Trung Quốc là nguyên nhân khiến sữa bột trẻ em khan hiếm

Tin Nước Úc – Việc khách hàng “vơ vét” sữa bột trẻ em để bán lại vào Trung Quốc đã khiến nhiều bà mẹ Úc tức giận – nhưng lỗi thực sự có phải do loại hình dịch vụ này?

Số lượng daigou – hay người bán hàng cá nhân – đã bùng nổ kể từ 2014 với khoảng 80.000 người. Trong số họ có những người kiếm được đến 100.000 USD một năm bằng việc thu gom hàng của các thương hiệu nổi tiếng và bán lại cho khách hàng Trung Quốc thông qua những ứng dụng xã hội như WeChat.

Dù một số thương hiệu đã bán trực tiếp vào Trung Quốc thông qua các hãng bán lẻ và thương mại điện tử, nhưng những daigou này vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Theo news.com.au, một trong những lý do là giá bán các mặt hàng này ở Trung Quốc quá cao, đến gấp 3 lần giá ở Úc.

Ông Lau, chủ một cửa hàng bán sản phẩm cho trẻ em ở Thượng Hải cho biết, các nhà sản xuất Úc đưa ra giá tại thị trường Trung Quốc quá cao nên nếu mua qua những người bán hàng cá nhân thì khách hàng vẫn được giá rẻ hơn. “Nếu những cửa hàng hợp pháp ở Trung Quốc được hãng phân phối hàng trực tiếp và những hãng bán buôn liên tục đẩy giá lên đến mức nực cười như vậy thì làm sao những người khác có thể không tận dụng cơ hội trục lợi?”

Ông Lau cho rằng thật “không công bằng” cho người Trung Quốc khi bị nói là những “quái vật” khi đã vơ vét hết hàng hóa của người địa phương để những người khác không có hàng để mua. “Khách hàng địa phương không biết rằng những công ty như A2 đang tạo nên sự khan hiếm này vì họ muốn làm tăng lợi nhuận ở thị trường nước ngoài”.

Dù vậy, sữa A2 lại chỉ ra rằng giá bán sản phẩm của họ ở phần lớn các trang thương mại điện tử ở Trung Quốc rẻ hơn trong ảnh (chụp ở cửa hàng) rất nhiều.

Một đại diện của a2 Milk, Peter Nathan cho biết: “Có vẻ như có một sự biến động giá đáng kể trong thị trường Trung Quốc.” Ông Peter Nathan cũng cho biết việc giả định tất cả sản phẩm cho trẻ sơ sinh của một số thương hiệu đều về tay những daigou là không đúng. “Chúng tôi sẽ luôn đảm bảo rằng những bà mẹ ở địa phương có thể tiếp cận sản phẩm của mình thông qua đường dây nóng và sẽ trực tiếp gửi đến nhà đối với những khách hàng không thể mua ở cửa hàng bán lẻ”.

Một đại diện khác của hãng sản xuất Aptamil thì cho biết dù nhà cung cấp có thể đề nhị giá bán lẻ nhưng đơn vị bán lẻ mới là người trực tiếp quyết định giá bán. “Ở Trung Quốc cũng vậy” – bà nói.

Người đại diện cho biết các doanh nghiệp Úc không bán hàng trực tiếp cho nhà bán lẻ mà có một doanh nghiệp chuyên phân phối hàng của họ ở Trung Quốc sẽ phân phối cho các nhà bán lẻ này. Đôi khi khách hàng Trung Quốc muốn có sản phẩm nguồn gốc trực tiếp từ Úc hoặc châu Âu.

Bà cho rằng việc thiếu hàng là do sản phẩm được yêu thích nhiều hơn là do giá. Bà cũng cho biết nhà sản xuất đang cố gắng duy trì nguồn cung cấp và khuyến khích các gia đình mua sản phẩm của Aptamil và Nutricia trên trang web online.

Một người phát ngôn của Belamy cũng cho biết công ty bán hàng cho các nhà bán lẻ lớn tại Úc và một số nhà phân phối ở Úc và Trung quốc, chứ không quyết định giá bán lẻ, dù là online hay offline ở cả hai thị trường.

Theo Phương Anh/VIETMAGAZINE

Related Articles

Nước Mỹ nín thở chờ quay giải độc đắc 565 triệu USD

Giá trị giải độc đắc Mega Millions đã vượt nửa tỷ đô,...

Nhập viện vì nuốt nhầm sinh vật lạ dưới biển ở Úc

Một chàng trai 18 tuổi đã phải nhập viện sau khi nuốt...