Home Tin Nước Úc Mật ong giả đang bán tại các siêu thị Úc gây hại như thế nào cho người sử dụng?
Tin Nước Úc

Mật ong giả đang bán tại các siêu thị Úc gây hại như thế nào cho người sử dụng?

Báo Alo Úc – Người tiêu dùng Úc đang giận dữ trước những cáo buộc công ty Capilano bán mật ong giả. Vậy mật ong giả gây hại như thế nào cho người sử dụng?

Mật ong Capilano bị phát hiện ‘tạp nhiễm’, nghĩa là mật ong Úc trộn với mật ong nhập khẩu trong đó có các loại syrup rẻ tiền và một số thành phần không xác định khác. Nhưng Capilano phản pháo, cho rằng phương pháp kiểm tra đó không đáng tin.

Mật ong bao gồm những gì?

Mật ong là hỗn hợp gồm đường, chủ yếu là Fructose và Glucose. Nhưng mật ong có vị đặc trưng nhờ vào thành phần đặc trưng của loại hoa và cách thức tạo ra mật của loài ong.

Mật ong giả thông thường là mật ong trộn với các loại syrup đường khác. Các loại syrup này được làm từ những loại cây như mía, bắp hoặc gạo, có giá thành rẻ hơn và dễ làm hơn mật ong thật.

Có thể những loại syrup này không có hại, nhưng chúng có thành phần dinh dưỡng khác biệt, nồng độ ngọt, chỉ số glycemic (chỉ số đường huyết của thực phẩm) cũng khác và các loại syrup này đã trải qua quá trình xử lý khác.

Do đó, việc bán những loại mật ong pha trộn là không phạm luật, nhưng các loại này cần được dán nhãn để người tiêu dùng biết mình đang mua cái gì.

Đây không phải lần đầu mật ong giả có mặt trên thị trường

Năm 2014, ACCC đã phạt 2 công ty bán sản phẩm “Syrup đường Thổ Nhĩ Kỳ” nhưng lại để nhãn ‘mật ong’. Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Úc – New Zealand (FSANZ) đã nhiều lần nhận thức về những mối quan ngại  liên quan đến mật ong nhập khẩu – được biết những sản phẩm trong vụ Capilano đều chứa các mật ong nhập khẩu – và khuyến cáo các khách hàng lo ngại mình mua phải mật ong giả nên kiểm tra nơi xuất xứ dán nhãn của sản phẩm.

Mật ong giả trước đây từng được phát hiện ở Hoa Kỳ và châu Âu.

Tại sao họ không kiểm tra mật ong về độ tinh khiết?

Phương pháp kiểm nghiệm chính thức ở Úc nhằm kiểm tra độ tinh khiết của mật ong, được gọi là ‘kiểm tra đường C4’.

Đường thực vật ở các nhóm cây sẽ khác nhau, và tùy thuộc vào điều kiện sinh trưởng của cây. Và thông thường, ong hay đi hút mật từ hoa của cây trong ‘nhóm C3’, nhóm này ít hơn rất nhiều so với nhóm cây sản sinh đường C4.

Phương pháp kiểm tra đường C4 tìm ra hầu hết mật ong giả, vì hầu hết syrup rẻ để làm ra mật ong giả thuộc nhóm cây C4, như bắp và mía đường. Nhưng những loại thay thế mới, như gạo, lúa mạch, củ dền, thì lấy từ cây C3, do đó phương pháp này lại không phát hiện.

Phương pháp mới này có gì khác biệt?

Mật ong giả bị phát hiện trong hầu hết các vụ đều bằng phương pháp có tên Phổ Cộng hưởng từ Hạt nhân – NMR. Phương pháp NMR hiệu quả vì mọi tế bào đều được cấu tạo từ nguyên tử, và nguyên tử có hạt nhân. Hạt nhân có điện tích, và nhiều hạt nhân có spin (hạt nhân cũng tự quay quanh trục giống như trái đất).

Điều này có nghĩa là chúng cũng nhạy cảm đối với từ trường và hạt nhân trong mỗi nguyên tử sẽ chuyển động khác nhau. Một cách căn bản, bằng việc đo hạt nhân trong mẫu phản ứng với từ trường, chúng ta có thể biết được thứ gì trong mẫu thử. Điều này không có nghĩa giới hạn chỉ kiểm nghiệm đối với đường C4, mà nó có thể phát hiện những loại đường không làm từ mật ong từ bất cứ nguồn nào. Đó là lý do vì sao một số loại mật ong có thể vượt qua bài kiểm tra tiêu chuẩn nhưng không vượt qua được phương pháp NMR.

NMR là một kỹ thuật chính xác từng được sử dụng trong kỹ nghệ thực phẩm, chẳng hạn kiểm nghiệm nước trái cây và rượu. Trong mật ong, nó có thể phân biệt nhiều loại đường và phát hiện các thành phần khác nhau giúp mật ong có hương vị đặc trưng. Điều này có nghĩa là có thể được sử dụng để định vị được nơi sản xuất loại mật ong đó. Đây không phải là phương pháp chính thức và tiêu chuẩn quốc tế, nhưng không có nghĩa là không có giá trị về mặt khoa học. Đây là phương pháp khá mới có thể được ứng dụng tại các tổ chức trong tương lai.

Một số người có thể cho rằng NMR không lý tưởng vì nó có thể cho kết quả khác nhau tùy vào phòng thí nghiệm. Điều này có thể xảy ra vì những dữ liệu sử dụng khác nhau. Tuy nhiên NMR đã được chứng minh có thể phát hiện ra mật ong nhiễm tạp chất với các loại syrup đường khác trong rất nhiều nghiên cứu, trong đó có syrup gạo và bắp.

Nên làm gì khi mua phải mật ong giả?

Qúy vị không nhất thiết phải vứt mật ong đi. Nó có thể có đường, nhưng vẫn an toàn.

Tuy nhiên vì tất cả sản phẩm mật ong liên quan đến các cáo buộc lần này đều chứa mật ong nhập khẩu trộn với mật ong Úc, do đó, hãy đọc kỹ nhãn hiệu trước khi mua để mua được mật ong có xuất xứ của Úc.

Theo SBS Vietnamese

Related Articles

Nước Mỹ nín thở chờ quay giải độc đắc 565 triệu USD

Giá trị giải độc đắc Mega Millions đã vượt nửa tỷ đô,...

Nhập viện vì nuốt nhầm sinh vật lạ dưới biển ở Úc

Một chàng trai 18 tuổi đã phải nhập viện sau khi nuốt...