Home Tin Nước Úc Sydney Kinh tế nước Úc sẽ ra sao sau khi đóng cánh cửa nhập cư ?
SydneyTin Nước Úc

Kinh tế nước Úc sẽ ra sao sau khi đóng cánh cửa nhập cư ?

(www.Alouc.com) – Đối với một quốc gia được xây dựng phần lớn dựa trên những người nhập cư, việc thường xuyên xảy ra tranh cãi và những vấn đề nóng là khó tránh khỏi.

Những phản đối và nghi ngại công khai đối với bất cứ thứ gì “ngoại quốc” đã trở thành một phần của xã hội Úc từ 70 năm trước, và ở một mức độ nào đó cũng được đặt trong hệ thống chính trị thông qua chính sách The White Australia (tạm dịch: nước Úc da trắng).

Khi đó sau chiến tranh, làn sóng nhập cư chứng kiến sự bùng nổ những người tị nạn châu Âu đến Úc mong muốn tìm đến một cuộc sống tốt đẹp hơn sau khi chạy trốn khỏi nơi quê hương đã bị tàn phá.

Kết quả hình ảnh cho australian economy

Những người mới đến khát khao những điều tốt đẹp này, cũng như những người nhập cư châu Á tị nạn từ các xung đột những năm 1970, đã thay đổi nước Úc mãi mãi.

Nhưng dù các lãnh đạo Úc tuyên bố đất nước họ là một cộng đồng bao dung sẵn sàng tiếp nhận đa dạng văn hóa, thì sự thiếu niềm tin bén rễ từ lâu trong những người Úc vẫn chưa bao giờ thực sự được xóa nhòa. Điều đó được minh chứng qua thái độ thù hằn đối với những người mới đến từ Trung Đông.

Những quan tâm quá dữ dội khiến người Úc gần như không thể có được một cuộc tranh luận ôn hòa về mức độ nhập cư hợp lý và liệu nhập cư có ích cho môi trường lục địa cũng như tác động đến nền kinh tế hay không, trong khi những người nêu ra lo ngại chính đáng lại thường bị buộc tội là phân biệt chủng tộc.

Nhưng ngược lại, lí do kinh tế và bảo vệ môi trường đã trở thành tấm bình phong cho những người muốn khắc sâu định kiến.

Người Úc và GDP vàng

Có lẽ trong vài tuần tới, khắp các cơ quan ở Canberra sẽ vô cùng hân hoan khi Úc được dự đoán phá kỉ lục thế giới cho quốc gia đứng ngoài suy thoái trong thời gian lâu nhất.

Những con số về GDP trong quý tháng Ba của Úc được dự đoán nằm trong chuỗi 104 quý liên tiếp không có sự suy giảm nào, vượt qua kỉ lục hiện tại là 103 thuộc về Hà Lan.

Nếu hỏi ý kiến các chuyên gia chính trị, họ gần như luôn tuyên bố rằng phần lớn thành quả đó là nhờ cơ chế quản lý kinh tế hiệu quả, một ngân hàng trung tâm độc lập đã đưa ra quyết sách đúng đắn vào những thời điểm then chốt, một nền kinh tế linh hoạt có thể ứng phó với dòng chảy lên xuống toàn cầu thông qua một đồng tiền tự do.

Tất cả những điều đó đều đúng, nhưng chỉ ở một mức độ nào đó.

Thực tế, một thành phần cơ bản trong thành quả kinh tế diệu kì trên đến từ nhập cư và đặc biệt hơn là sự đẩy mạnh chương trình này đã diễn ra trong suốt 15 năm qua.

Từ khoảng 90.000 vào lúc chuyển giao hai thế kỉ, số lượng Úc nhận nhập cư đã tăng lên khoảng 200.000 người mỗi năm.

Nhập cư cũng khiến cho tỉ lệ dân số tăng trưởng nhanh chóng, lên mức 1,8% trong vòng 15 năm, cao hơn mức trung bình của các nước OECD là 0,7%.

Từ bình diện con người, nhập cư cho phép nước Úc ngẩng đầu trước thế giới với vị thế của một mảnh đất đầy nhân đạo.

Dù vậy, từ quan điểm kinh tế, nó khiến cho các nhà lãnh đạo của Úc có thể thuận tiện che giấu các lỗi lầm tài chính và trốn tránh những quyết định khó khăn.

Nhập cư thúc đẩy GDP như thế nào?

Mối quan hệ đơn giản giữa nhập cư và tăng trưởng kinh tế có thể hiểu như thế này: Càng có nhiều người hơn, nền kinh tế càng lớn hơn. Nhiều người hơn sẽ mua nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn.

Vốn không có gì sai trái với việc tăng trưởng kinh tế qua nhập cư cả.

Nhưng cái tội của chính phủ Úc trong 20 năm qua nằm ở chỗ, dù vui vẻ đón nhận danh tiếng khi kinh tế tăng trưởng, họ hoàn toàn không sẵn sàng chi những khoản tiền cần thiết để nền kinh tế có thể cáng đáng được một dòng người khổng lồ đang đổ về.

Hay về bản chất, họ đã không thực sự làm được như những gì họ tuyên bố.

Hậu quả là, nhiều thành phố lớn đang nghẹt thở. Cơ sở hạ tầng trở nên lạc hậu. Các tiện ích chật vật. Điều đó, quay trở lại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất làm việc và dẫn đến nhiều bất cập hơn trong cách tài sản được phân phối.

Ảo tưởng về nền kinh tế – của quốc gia tưởng chừng như đang cung cấp và hỗ trợ cho thế giới – lại có thể hiện rõ rành rành chỉ với một bước nhỏ ra ngoài số liệu GDP đơn thuần.

Chỉ cần bạn chia tỉ lệ tăng trưởng kinh tế cho số người Úc, sẽ thấy ngay tăng trưởng hiện có thực sự không phải điều gì to tát.

Xét trên cơ sở hàng năm, tăng trưởng GDP trên đầu người của Úc chưa bao giờ vượt qua 2% là mấy kể từ lần suy giảm 25 năm trước, và đó cũng chỉ là trong vài năm đầu của thiên niên kỉ mới. Còn lại, phần lớn thời gian tỉ lệ này chỉ khoảng 1,5% và gần đây hơn là 1%.

Đó có thể là lí do vì sao trong những năm gần đây, nền kinh tế Úc luôn “có vẻ” đi xuống. Thực ra, vào 2009, nền kinh tế khi đo bằng tăng trưởng bình quân đầu người cũng đã đi theo chiều ngược lại.

Một khi nhiều tài sản hơn đem chia cho nhiều người hơn, bùng nổ nhập cư đã trở thành quá tải.

Thêm nhiều người, lương ít đi, cơ sở hạ tầng như cũ

skd273191sdc
Những người mới đến đó phải sống ở đâu đó và vì vậy áp lực dồn lên thị trường nhà.

 

Phần lớn những người mới đến sẽ tìm đến nơi có công việc. Điều đó có nghĩa là đa số dân nhập cư đều hướng về các thành phố lớn như Sydney và Melbourne. Từ khoảng 2003, dân số Melbourne đã tăng “phồng” lên gần 1 triệu, và Sydney cũng không mấy kém cạnh.

Những người mới đến đó phải sống ở đâu đó và vì vậy áp lực dồn lên thị trường nhà.

Dù quan niệm sai lầm phổ biến là người nhập cư đến Úc vì những lợi ích an sinh xã hội, thực tế phần lớn lại đều vì khát khao công việc. Điều đó dồn áp lực lên tiền lương.

Từ đó chẳng mấy ngạc nhiên khi trong thập kỉ vừa qua, giá nhà, đặc biệt ở các trung tâm lớn đã tăng đáng kể trong khi tăng trưởng tiền lương lại đang ở mức thấp nhất từ đợt suy thoái trước đó.

Đây chưa bao giờ là một cuộc tranh luận đơn giản và một chiều. Dù sao thì những người nhập cư, bằng cách thích nghi đáng nể của họ đã bắt đầu những cơ ngơi riêng, tạo ra công ăn việc làm.

Và tỉ lệ lãi suất thấp cùng với các ưu đãi thuế đã khiến nhà ở trở thành một lĩnh vực đầu tư hấp dẫn, là yếu tố chính thúc đẩy bong bóng bất động sản ở phía đông.

Nhưng cũng không thể phủ nhận thất bại của nhiều tổ chức chính phủ trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, tạo ra nhà ở mới, từ đó giảm nhẹ nguy cơ của bong bóng và duy trì năng suất nền kinh tế.

Hạn chế nhập cư – tăng trưởng giờ dựa vào đâu?

Trong thời gian vừa qua, Chính phủ Liên bang đã có một sự thay đổi rõ ràng trong suy nghĩ.

Đóng lại chương trình visa 457 (khi nó đã hư hỏng rõ ràng), và thắt chặt quy định tư cách công dân (citizenship) có vẻ như là một cách tiếp cận mới đối với nhập cư.

Dù vậy một lần nữa, động cơ dường như lại mang màu chính trị nhiều hơn là thực sự xuất phát từ lợi ích kinh tế hay môi trường.

Đặt chính trị sang một bên thì có vẻ như Canberra đang vô tình khiến mình gặp phải một vấn đề lớn hơn.

Nếu không có lợi ích từ nhập cư, điều gì sẽ đưa kinh tế Úc tiến tới tương lai?

Kết quả hình ảnh cho australian economy

Phần lớn dự báo tăng trưởng kinh tế của nước Úc hiện tại đều dựa vào tỉ lệ tăng trưởng dân số khoảng 400.000 một năm, tương đương với dân số của một thành phố mới.

Khi khai thác mỏ đang dần chạm đỉnh, giá tài nguyên giảm và cơn sốt nhà phía đông cũng đang dần vào giai đoạn nước rút, một động thái kìm hãm nhập cư – vũ khí bí mật của nền kinh tế – sẽ khiến các lãnh đạo không còn nơi nào để trốn tránh.

Phức tạp hơn, nếu năng suất lao động cần được đẩy mạnh, sẽ cần chi nhiều hơn cho cơ sở hạ tầng – số tiền đáng lý nên được chi để đáp ứng dòng chảy nhập cư.

Có lẽ lúc đó họ sẽ bắt buộc phải đối mặt với những vấn đề kinh tế nghiêm trọng nếu muốn kiểm soát được thâm hụt ngân sách thay vì chỉ dựa vào nguồn nhập cư vô hạn để làm giàu cho thuế và nền kinh tế như trước.

Có lẽ họ sẽ xem xét nghiêm túc đến một khoản thuế tài nguyên, thay vì chỉ đứng im nhàn nhã nhìn tài sản quốc gia mang về những lợi nhỏ trước mắt.

Việc cắt giảm thuế cho các công ty nước ngoài có thể phải lùi lại thực thi luật thuế đối với các công ty. Và thậm chí phải tự hỏi liệu chúng ta có thể trả khoản giảm thuế khổng lồ cho quỹ hưu bổng và đầu tư bất động sản của những người giàu có.

Related Articles

Nước Mỹ nín thở chờ quay giải độc đắc 565 triệu USD

Giá trị giải độc đắc Mega Millions đã vượt nửa tỷ đô,...

Nhập viện vì nuốt nhầm sinh vật lạ dưới biển ở Úc

Một chàng trai 18 tuổi đã phải nhập viện sau khi nuốt...