Home Tin Nước Úc Du Học Úc Úc: Chủ nhà homestay lợi dụng tiền của sinh viên để tăng thu nhập
Du Học Úc

Úc: Chủ nhà homestay lợi dụng tiền của sinh viên để tăng thu nhập

www.Alouc.com – Các du học sinh quốc tế ở Úc đang bị lợi dụng bởi những người dân địa phương cho ở nhà theo hình thức homestay trong không gian sống chật hẹp với mức trả hàng tháng là 1 ngàn đô la Úc, theo ABC.

Trong vòng 12 tháng qua, nhà cung cấp dịch vụ homestay chính của Úc, Homestay Network, đã ghi nhận 20% tăng thêm số sinh viên nước ngoài muốn ở với các gia đình người Úc để nâng cao trình độ tiếng Anh và có một nền tảng tốt để hòa nhập với nước Úc.

Để đủ điều kiện trở thành chủ nhà, gia đình phải cung cấp cho sinh viên nơi ở mà không mất tiền thuê và có ít nhất 1 phòng riêng có đầy đủ đồ đạc với 1 giường và 1 bàn học. Gia đình phải chuẩn bị ít nhất 2 bữa ăn mỗi ngày và có giấy chứng nhận được quyền làm việc với trẻ em.

Có những du học sinh quốc tế tới Úc du học đang bị trục lợi bởi các gia đình homestay. Ảnh: ABC

Để bù lại, các chủ nhà được nhận khoảng $1.000 mỗi tháng.

Trong khi hầu hết các gia đình đều tuân thủ quy định là không có hơn 2 học sinh cấp 3 hoặc sinh viên đại học đến từ nước ngoài cho mỗi gia đình, thì cũng có một số người muốn vượt hạn mức đó.

Janet (không phải tên thật), một người làm điều phối dịch vụ homestay ở Queensland trong hơn 10 năm qua nói, một số gia chủ nhận sinh viên với mong muốn trả được tiền vay thế chấp ngân hàng đúng hạn.

“Đã có chuyện mà chúng tôi thấy là chủ nhà muốn cho sinh viên ở để giúp họ trả tiền vay thế chấp,” cô nói.

“Có thể có 4 trường trong khu vực mà các gia đình có thể đăng ký. Họ sẽ cố để nhận được 1 sinh viên từ mỗi một trường này.”

Cô cũng kể lại một câu chuyện nghe được mà chủ nhà có tới 6 sinh viên ở cùng một thời điểm, và đó là một cơ hội kiếm tiền tốt.

Giám đốc của Homestay Network, Tina Holland đã làm việc chặt chẽ với các nhà trường để tìm nơi ở cho sinh viên.

Bà nói việc gia đình có hơn 6 sinh viên ở là chưa nghe tới.

“Đương nhiên là tôi đã đi xem các nhà trọ. Chúng tôi đã cử thanh tra viên tới các gia đình này và thấy họ định cho 4 tới 6 sinh viên ở, là lập tức chúng tôi từ chối ngay,” bà nói.

Bà Holland cũng nói trong khi nhiều nhà thật tình mong muốn sự trao đổi văn hóa thì bà cũng thấy có người làm việc này với mong muốn đây là cơ hội để biến nhà mình thành nguồn thu nhập tốt.

“Nó giống như giúp đỡ và được nhận lại một chút, kể cả tiền bạc,” bà nói.

“Hiển nhiên là khi kinh tế thay đổi không được thuận lợi lắm thì các chủ nhà tìm cách để kiếm thêm thu nhập cho gia đình mình, mà lại từ chính nhà của mình chứ không phải đi đâu.”

Phòng kho sau gara và những bữa ăn đạm bạc 

Người phát ngôn của Hội đồng Sinh viên Quốc tế Úc Dorothy Tang nói cô đã từng trải nghiệm sự phân biệt đầu tiên từ chính chủ nhà cô ở 2 năm trước và cô cũng không được cho ăn đầy đủ.

“Ví dụ khi cả nhà ăn pasta, tôi chỉ được một phần. Vào học kỳ đó, tôi bị phân biệt, và tôi đã tìm tới cơ quan homestay và sau đó họ đã giải quyết việc này,” cô nói.

“Sau đó tôi nói chuyện với gia đình tôi, và sau 2 tháng chúng tôi đi du lịch road trip cùng nhau và sau thì sống như một gia đình.”

homestay1
Sinh viên Dorothy Tang chịu sự phân biệt từ nhà trọ homestay của mình trong thời gian đầu. Ảnh nhân vật cung cấp/ABC

Một sinh viên học về tâm lý và marketing người Nepal, Lok Wong, thì phải ở trong tầng trệt của một nhà trọ quảng cáo là homestay cùng với 4 sinh viên quốc tế khác.

“Phòng tôi ở không giống như một phòng bình thường, mà giống như nhà kho sau gara. Tôi còn chẳng thể mở nổi cửa sổ,” anh kể về thời gian sống trong một căn nhà đông đúc ở Melbourne vào năm học thứ 2.

Anh Wong cũng nói bữa ăn thì không lấy gì làm ngon và điều kiện sống tồi tàn khiến anh tin rằng cặp vợ chồng cao niên chủ nhà cố gắng tận dụng tiền thuê $1.000 mỗi tháng bằng việc cắt giảm chi tiêu.

“Tôi cho rằng đó là cách mà mọi người làm – tức là các homestay khác. Họ tiết kiệm tiền bằng cách tiêu ít cho sinh viên,” anh nói.

Anh ở đó 6 tháng cho tới khi cha mẹ anh tới thăm và thấy nơi ăn ở quá kinh khủng và yêu cầu anh chuyển nhà ngay lập tức.

Sinh viên bị dụ dỗ để học Kinh thánh 

Một số sinh viên nước ngoài bị buộc phải tham gia vào các bài giảng kinh thánh và các buổi lễ nhà thờ vào sáng Chủ nhật.

Điều phối viên homestay của trường high school, Janet nói một số chủ nhà xem việc cho sinh viên nước ngoài ở là cơ hội để thay đổi lối suy nghĩ của họ.

“Một việc phải làm với điều phối viên homestay là bạn phải nhận thức được có những người muốn tuyển người vì các niềm tin tôn giáo của họ,” cô nói.

“Có thể đã có một trường hợp tôi nghĩ là chủ nhà muốn sinh viên học kinh thánh và sử dụng nó như là một bài học dạy tiếng Anh.

“Cũng có những trường hợp họ muốn đưa sinh viên đi nhà thờ cùng mình, và sinh viên bị buộc phải đi.”

Khó để tìm hiểu nguồn gốc của chủ nhà 

Đơn vị gọi là Australian Government Schools International (AGSI) đưa ra các quy định và điều lệ về tiêu chuẩn nhà ở và trách nhiệm của điều phối viên và các gia đình nhà chủ mà các trường phải tuân theo.

Tuy nhiên, nếu các trường quyết định nhờ nhà cung cấp homestay thương mại để tìm nhà cho sinh viên quốc tế, thì các nhà cung cấp này không có nghĩa vụ phải tuân thủ quy định của AGSI.

Home Stay

Bà Holland kêu gọi nên bắt buộc có giấy chứng nhận của cảnh sát (police check) cho các chủ nhà vì các công ty homestay hiện nay rất lúng túng trong việc tìm hiểu về nguồn gốc, thân thế của chủ nhà.

“Tôi nghĩ vấn đề nảy sinh vì không có một cơ quan nào quản lý dịch vụ homestay ở Úc. Và cũng không có quy định nào cả,” bà nói.

Sở giáo dục của các bang Victoria và Queensland đều trả lời theo thư là họ chưa nhận được lời kêu ca chính thức nào về dịch vụ homestay.

Sở giáo dục Queensland nói có một số vấn đề nhỏ ở cấp trường đã được giải quyết

Related Articles

Quán quân Olympia 2019: Không đi du học Úc, không muốn bị coi là “nhân tài”

Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 19 Trần Thế Trung...

Hội sinh viên Việt Nam tại Úc – Ngôi nhà của các thanh niên, du học sinh

Ngày 6/8, Hội sinh viên Việt Nam tại Úc đã tổ chức...

Ngày hội Việc làm 2022 của du học sinh Việt tại bang New South Wales, Úc

Ngày 30/7, tổ chức phi lợi nhuận đại diện cho cộng đồng...